Loại quần áo nào nên giặt khô để luôn giữ được bền lâu

15.02.2024
Mục lục (Hiện)

Bạn yêu thích những trang phục được làm từ những chất liệu như da, dạ, len, lông thú bởi sự thanh lịch, sang trọng và tinh tế. Tuy nhiên, việc giặt giũ những chất liệu này cần sự tỉ mỉ bởi nếu không biết cách xử lý sẽ dẫn đến nguy cơ hư hỏng cao. Ngoài giặt quần áo với nước và hóa chất để làm sạch thì giặt khô là phương pháp phổ biến áp dụng với nhiều loại quần áo có chất vải đặc biệt nhằm làm sạch, giữ được phom dáng, sự bền bỉ. Vậy giặt khô là gì? Dưới đây hãy cùng 5S Fashion tìm hiểu quần áo nào nên giặt khô ngay nhé.

1. Giặt khô là gì? Vì sao phải giặt khô cho quần áo?

Ngoài giặt quần áo với nước và hóa chất để làm sạch thì giặt khô là phương pháp phổ biến áp dụng với nhiều loại quần áo có chất vải đặc biệt nhằm làm sạch, giữ được phom dáng, sự bền bỉ. Vậy giặt khô là gì? Dưới đây hãy cùng tìm hiểu cách giặt khô quần áo tại nhà.

1.1. Giặt khô là gì?

Giặt khô là phương pháp sử dụng dung môi hóa học chuyên biệt để làm sạch quần áo thay vì nước. Phương pháp này mang đến nhiều lợi ích vượt trội nhờ an toàn cho nhiều chất vải “nhạy cảm”, giữ nguyên phom dáng cho quần áo đồng thời vẫn loại bỏ vết bẩn hiệu quả. 

Giặt khô là gì?

Giặt khô là phương pháp phổ biến giúp làm sạch quần áo 

1.2. Vì sao phải giặt khô cho quần áo?

Giặt khô là “vị cứu tinh” hoàn hảo giúp bảo vệ những chất liệu vải nhạy cảm với nước như lụa, len, da, hay các loại vải dệt kim dễ bị co rút hoặc biến dạng khi giặt nước. Những chất vải này không thể chịu được quá trình thường xuyên giặt với nước. Những chất liệu này cần được giặt khô hoặc hạn chế giặt tay với hoá chất nhẹ không chứa xút và các loại chất tẩy.

Ngoài ra việc giặt khô còn hữu ích với những trang phục được nhuộm từ gốc nước (loại thuốc nhuộm mà dung môi chính là nước). Những chất liệu này có đặc tính dễ phai màu trong nước và bám lên những bề mặt vải sáng màu. Tuy nhiên, những chất nhuộm này lại khá bền khi giặt trong dung môi giặt khô và giúp quần áo giặt khô ít bị bạc.

Vì sao phải giặt khô cho quần áo?

Lợi ích khi giặt khô quần áo

Nhiều loại quần áo còn thường bị co rút như lông hoặc sợi gốc động vật như len, tơ tằm,... hoặc những trang phục có thiết kế cầu kỳ do cấu trúc sợi vải nên khi giặt trong nước sẽ dễ bị co, rút hoặc dão và nhăn. Vì vậy, việc giặt khô là quá trình hoàn hảo giúp quần áo bền bỉ. 

Ngoài việc bảo vệ quần áo, giữ form dáng hiệu quả thì việc giặt khô còn giúp loại bỏ vết bẩn như giặt máy hay giặt tay. Giặt khô giúp loại bỏ các vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ, mực, thức ăn,... mà giặt nước thông thường không thể xử lý.

2. Quần áo nào nên giặt khô?

Tủ đồ của bạn có những món đồ thời trang cao cấp như áo khoác da, váy dạ hội sang trọng hay áo len cashmere mềm mại? Việc giặt giũ những loại trang phục này cần được thực hiện cẩn thận để giữ gìn form dáng và chất liệu cao cấp. Giặt khô chính là phương pháp tối ưu giúp bạn bảo vệ những món đồ yêu thích. Hãy cùng khám phá những loại quần áo nào nên giặt khô để giữ gìn vẻ đẹp hoàn hảo cho tủ đồ của bạn.

2.1. Đồ da

Sau một thời gian sử dụng, những vết bẩn, nếp nhăn xuất hiện khiến áo khoác da của bạn trở nên cũ kỹ, mất đi vẻ đẹp vốn có. Tuy nhiên, đồ da lại không thể giặt tay thường xuyên được nếu không sẽ khiến lớp da bị hỏng, rách. 

giặt khô áo khoác da

Đồ da là 1 trong những món đồ ưu tiên giặt khô

Cách giặt khô quần áo tại nhà sẽ là vị cứu tinh giúp làm sạch đồ da 1 cách hiệu quả đồng thời trả lại vẻ sáng bóng và phom dáng hoàn hảo. Khi giặt khô với đồ da sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm bởi việc giặt khô sử dụng dung môi chuyên dụng, an toàn cho chất liệu da. Ngoài ra, việc giặt khô còn giúp cho màu da nguyên vẹn như mới và khử mùi hôi hiệu quả.

2.2. Đồ dạ

Đồ dạ sở hữu vẻ đẹp thanh lịch, sang trọng tuy nhiên cách bảo quản của những bộ cánh này khá khó và phức tạp. Đối với trang phục này, bạn không thể giặt máy hay giặt tay thông thường sẽ khiến trang phục mất form dáng, kém bền. Cách giặt khô quần áo tại nhà sẽ là giải pháp hoàn hảo giúp loại bỏ bụi bẩn và giữ phom dáng chuẩn chỉnh nhờ khả năng bảo vệ chất liệu luôn mềm mại, bền đẹp. 

Giặt khô giúp bảo vệ đồ dạ so với giặt tay

Giặt khô giúp bảo vệ đồ dạ so với giặt tay

2.3. Đồ len

Đồ len là 1 trong những quần áo nào nên giặt khô bởi chất liệu này rất mỏng manh dễ bị xù, giãn, co rút nếu giặt tay hoặc giặt máy thường xuyên. Vì vậy, bạn hãy giặt khô áo len để giúp vải len ít bị mất màu, lâu nhão hơn khi giặt bình thường với nước.

giặt khô quần áo len

Giặt khô đồ len giúp hạn chế tình trạng co rút, xù lông

2.4. Đồ lông thú

Đồ lông thú được làm từ lông các loại động vật và chính vì vậy, đây là chất liệu rất nhạy cảm với nước cũng như yếu tố nhiệt độ. Việc giặt tay hay giặt máy thường xuyên sẽ khiến lông thú dễ bị rụng, co rút, hoặc biến dạng. Vì vậy, đối với áo lông thú bạn nên giặt khô để làm sạch lông thú mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng áo. Ngoài ra cách giặt khô quần áo tại nhà cũng đảm bảo loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, và nấm mốc.

Áo lông thú nên được giặt khô

Áo lông thú nên được giặt khô để “bảo vệ” những sợi lông thú

2.5. Đồ lụa, tơ tằm

Lụa và tơ tằm là những loại vải mỏng manh, dễ bị rách, co rút, phai màu, nhăn khi giặt bằng nước. Việc giặt khô đồ lụa tơ tằm sẽ sử dụng dung môi chuyên dụng để làm sạch vải mà không cần sử dụng nước, giúp bảo vệ chất liệu vải tốt hơn, giữ nguyên form dáng, màu sắc và chất lượng của trang phục.

Giặt khô đồ lụa, tơ tằm

Giặt khô đồ lụa, tơ tằm giúp hạn chế tình trạng rách, nhăn, co rút vải

3. Quy trình giặt khô như thế nào?

Quy trình giặt khô tại nhà diễn ra như thế nào? Dưới đây hãy cùng tìm hiểu cách giặt khô quần áo tại nhà và tại cửa hàng.

3.1. Quy trình giặt khô tại cửa hàng chuyên giặt khô

Quy trình giặt khô quần áo được tiến hành như sau:

  • Bước 1: Phân loại các loại trang phục theo chất liệu, màu sắc và mức độ bẩn để lựa chọn phương pháp giặt phù hợp.

Kiểm tra kỹ lưỡng các túi, tháo rời phụ kiện và ghi chú về các vết bẩn đặc biệt.

Xử lý sơ qua các vết bẩn cứng đầu, khó xử lý bằng dung môi chuyên dụng hoặc các mẹo xử lý vết bẩn tại nhà.

  • Bước 2: Tiến hành giặt khô quần áo.

Cho quần áo đã phân loại và làm sạch sơ vào máy giặt khô chuyên dụng. Máy giặt khô sử dụng dung môi lỏng (thường là Perchloroethylene) để làm sạch quần áo thay vì nước.

Quá trình giặt khô bao gồm các giai đoạn: giặt, xả, sấy và khử mùi. 

Máy giặt khô sẽ tự động điều chỉnh thời gian và lượng dung môi phù hợp với từng loại vải.

  • Bước 3: Kiểm tra và hoàn thiện. Sau khi giặt, nhân viên sẽ kiểm tra kỹ lưỡng quần áo để đảm bảo không còn vết bẩn, quần áo sạch sẽ, thơm tho.
  • Bước 4: Gói và giao hàng cho khách hàng hoặc khách hàng tự đến lấy.

Quy trình giặt khô tại cửa hàng chuyên giặt khô

Quy trình giặt khô tại cửa hàng chuyên giặt khô

3.2. Quy trình giặt khô tại nhà

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về các phương pháp giặt khô tại nhà:

  • Sử dụng bộ dụng cụ giặt khô chuyên dụng.
  • Giặt khô bằng dung môi tự nhiên như giấm, chanh, baking soda.
  • Giặt khô bằng máy giặt có chức năng giặt khô.

Quy trình giặt khô tại nhà

Quy trình giặt khô tại nhà

Việc giặt khô tại nhà có thể không có hiệu quả cao so với việc giặt tại tiệm nhất là đối với quần áo cần xử lý kỹ, cầu kỳ, vết bẩn cứng đầu cũng như nếu không cẩn thận và biết cách giặt sẽ có nguy cơ hư hại quần áo nếu không thực hiện đúng cách.

Việc giặt quần áo bằng phương pháp giặt khô là điều cần thiết để đảm bảo vệ sinh, chất lượng, độ bền của quần áo. Hy vọng những thông tin quần áo nào nên giặt khô được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn bảo quản các loại trang phục tốt, bền, đẹp hơn. Và đừng quên theo dõi chuyên mục Tin Tức của 5S Fashion để cập nhật thêm nhiều thông tin về thời trang nhé!

5S Fashion - Thời trang cho nam giới

> Xem thêm: 

Biên tập: Nguyễn Thị Huyền
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng