GSM trong vải là gì? Cách tính định lượng vải GSM đúng
GSM trong vải là gì?
GSM trong vải là từ viết tắt của cụm Grams per Square Meter (g/m²), là từ dùng để chỉ số gram trên mỗi mét vuông vải. Khi được thể hiện dạng GSM, người ta sẽ biết 1 tấm vải có kích thước chiều dài x 1 chiều rộng là 1m x 1m có trọng lượng là bao nhiêu khi cân lên.
GSM là thông số kỹ thuật quan trọng trong quá trình sản xuất vải. Chỉ số đảm bảo tạo ra loại vải đúng theo yêu cầu sản xuất của khách hàng và cũng là một trong số những tiêu chuẩn để so sánh các loại vải khác nhau. Không những vậy, số liệu còn giúp các thương hiệu sản xuất trang phục lựa chọn chất liệu phù hợp trong quá trình hoàn thành sản phẩm theo mùa.
Trong quá trình hoàn thành tấm vải, nhà sản xuất đặt ra mục tiêu về GSM dựa trên mục đích sử dụng cho vật liệu, kiểu dệt và chi phí. Khi trải qua quá trình kiểm soát về chất lượng, từ bước trước, trong và sau khi sản xuất, vải đều được cân để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về trọng lượng trong giới hạn cho phép.
Thông thường, dung sai cho phép của đối tượng này là +/-3%. Điều này có nghĩa nếu vải có GSM là 300 (g/m²) thì trọng lượng thực tế có thể dao động trong khoảng 291 - 309 (g/m²).
Tổng quan về GSM trong vải là gì?
Cách tính định lượng vải GSM đúng
Định lượng GSM trong vải được xác định theo công thức sau:
GSM = khối lượng tấm vải (tính bằng gram)/ diện tích tấm vải (tính bằng đơn vị mét vuông)
Trong đó, các yếu tố trong công thức được xác định như sau:
- Diện tích tấm vải được tính bằng cách nhân chiều dài và chiều rộng của tấm vải, đơn vị tính là m2
- Khối lượng tấm vải được xác định bằng cách cân chúng trên loại cân chuyên dụng và được tính bằng đơn vị gram.
Ví dụ đơn giản, bạn cắt một mẫu vải hình vuông có kích thước là 10 cm x 10 cm và khi cân nó nặng 25 gam. Các thông số cần xác định như sau:
- Diện tích miếng vải = 10 cm * 10 cm = 100 cm² = 0.01 m²
- Khối lượng tấm vải là 25gram
Như vậy, GSM = 25 /0,01 = 2500 (g/m²), tức là GSM của mẫu vải là 2500 gram trên mỗi mét vuông và được đánh giá là mẫu vải nặng.
Cách tính GSM trong vải phù hợp
Phân loại GSM của vải
Trong quá trình sản xuất trang phục, việc lựa chọn vải có GSM phù hợp rất quan trọng. Vải có GMS khác nhau sẽ có độ rủ, trọng lượng, kết cấu riêng và ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ ngoài và cảm giác của đồ khi hoàn thiện. Bất kể bạn đang chọn áo sơ mi, quần tây hay áo khoác thì việc hiểu GSM đều sẽ giúp bạn chọn được trang phục có chức năng phù hợp.
Phân loại GSM vải hiện nay có 3 loại là nhẹ, trung bình và nặng. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật trong từng loại:
- Vải siêu nhẹ có GSM dưới 50: là loại vải cực kỳ nhẹ và thoáng khí, hoàn hảo để sử dụng cho đồ thể thao và đồ lót. Một số loại vải nằm trong danh sách này gồm chiffon, vải voan và một số loại vải lưới.
- Vải nhẹ có thông số trong khoảng 50 - 150, phù hợp cho các trang phục cần sự mềm mại và chuyển động linh hoạt như váy, áo dài, áo sơ mi. Vải thường được sử dụng trong mùa hè vì mang đến cảm giác thoáng mát, nhẹ nhàng. Một số loại vải thuộc vải nhẹ gồm poplin cotton, vải lanh và một số loại vải jersey.
- Vải có trọng lượng trung bình có GSM trong khoảng 160 - 250, là lựa chọn phù hợp cho quần dài, quần tây nam, áo khoác gió mùa đông. Loại vải này có độ rủ vừa phải, đủ để form dáng được ổn định mà vẫn giữ được sự thoải mái tối đa. Một số loại chất liệu có trọng lượng trung bình gồm denim (tùy thuộc vào trọng lượng), chambray và vải chéo.
- Vải có trọng lượng nặng có thông số từ 300 - 600, chúng có khả năng giữ ấm tốt, cách nhiệt và độ vền vượt trội. Loại vật liệu thường được dùng để may áo khoác mùa đông, áo choàng dày dặn cần form cứng cáp. Các loại chăn, vải bọc như vải bạt, vải nỉ, rèm chắn sáng thường được sản xuất từ vải có trọng lượng nặng.
Vải có GSM cao và GSM thấp sẽ có một só đặc điểm khác nhau cơ bản. Bạn có thể tham khảo từ bảng so sánh dưới đây:
Tiêu chí |
Vải GSM cao |
Vải GSM thấp |
Độ bền |
Cao hơn |
|
Độ dày |
Cao hơn |
|
Chống nhăn |
Cao hơn |
|
Độ ấm áp |
Cao hơn |
|
Độ che phủ ánh sáng |
Cao hơn |
|
Giá |
Thấp hơn |
|
Khả năng thoáng khí |
Cao hơn |
|
Sự thoải mái |
Cao hơn |
Phân loại GSM của vải hiện nay
Hiểu về độ dày của vải mang đến lợi ích gì?
Nắm bắt được độ dày của vải mang đến nhiều lợi ích cho cả người dùng và người sản xuất. Thông số cho phép họ hiểu về đặc điểm của chất liệu để lựa chọn được loại phù hợp với nhu cầu. Dưới đây là 3 lợi ích chính khiến thông số này được quan tâm đặc biệt.
Nắm bắt được trọng lượng và độ dày của vải
GSM là thông số tiêu chuẩn chung để người dùng và nhà sản xuất so sánh trọng lượng và độ dày của các loại vải khác nhau. Điều này rất quan trọng trong việc lựa chọn vải cho trang phục hoặc dự án có yêu cầu cụ thể, khắt khe về trọng lượng. Ví dụ, vải sử dụng để may rèm cửa cao cấp thường có GSM cao để giữ phom tốt, chắn sáng hiệu quả mà vẫn phải tạo được độ rủ. Trong khi đó, váy, áo thun, áo sơ mi mùa hè thường có GSM thấp để thoáng khí, đảm bảo sự thoáng mát cho người mặc.
Chọn vải phù hợp với ứng dụng
GSM đóng vai trò quan trọng nếu bạn đang lựa chọn loại vải phù hợp cho những nhu cầu khác nhau. Ví dụ, nếu bạn muốn tìm loại vải bọc nội thất thì thường tìm loại có GSM cao để đảm bảo độ bền, kết cấu chặt để bụi bẩn không xuyên qua. Tuy nhiên, với đồ phục vụ hoạt động thể thao thì nên chọn GSM thấp để tăng độ linh hoạt, thoáng khí và bay hơi tốt trong quá trình vận động.
Bạn có thể tham khảo bảng tham khảo về GSM cho từng loại hoạt động thường ngày như sau:
Hoạt động |
GSM được đề xuất |
Chạy bộ |
90-120 GSM |
Đi bộ đường dài |
190-210 GSM |
Yoga |
150-180 GSM |
Bóng rổ |
160-180 GSM |
Quần vợt |
200-225GSM |
Golf |
280-290 GSM |
Bơi lội |
220-240GSM |
GSM giúp lựa chọn loại vải phù hợp với mục tiêu sử dụng
Ước lượng được lượng vải cần sử dụng để sản xuất
GSM giúp nhà sản xuất ước lượng được lượng vải cần sử dụng cho dự án. Với những loại có thông số lớn hơn thì cần ít vải hơn để che phủ được được diện tích mong muốn.
Những yếu tố ảnh hưởng đến GSM trong vải là gì?
GSM trong vải phụ thuộc vào 3 yếu tố chính, bao gồm độ dày của sợi, phương pháp dệt và kết cấu của vải. Thứ nhất, sợ có độ dày lớn thường có GSM cao hơn so với sợi có độ mỏng hơn. Thứ hai phương pháp dệt sẽ có hai loại là dệt thoi và dệt kim. Vải dệt thoi được tạo ra bằng cách đan các sợi theo góc vuông trong khi dệt kim được tạo thành từ các vòng sợi liên kết với nhau. Do cấu trúc dạng vòng nên vải dệt kim thường có GSM cao hơn vải dệt thoi.
Kết cấu vải là loại sợi được sử dụng để tạo nên chất liệu đó. Ví dụ, sợi len cashmere có trọng lượng cao hơn so với cotton poplin thì GSM của vải cashmere sẽ cao hơn so với vải cotton poplin.
Yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số GSM của chất liệu
GSM cao có thể hiện chất lượng vải tốt hơn không?
Dù nhiều công ty sản xuất trang phục cũng như người dùng cho rằng GSM cao tương đương với chất lượng vải càng tốt nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Nếu những yếu tố khác không thay đổi, vải có GSM càng cao nghĩa là chúng càng chứa nhiều sợi microfiber hơn, chúng dày và hấp thụ nhiều nước hơn. Đồng thời, bạn phải biết chất lượng của vải không chỉ phụ thuộc và GSM mà còn phụ thuộc vào chất lượng sợi vải, kiểu dệt, máy móc hỗ trợ dệt vải và quá trình xử lý sợi thực tế.
Một số loại vải kém chất lượng có thể tạo nên vải có GSM cao nhưng lại chứa ít sợi microfiber bằng cách sử dụng lớp polyester dày hơn. Điều này khiến chất liệu trông nặng nhưng lại không chứa nhiều sợi microfiber chất lượng cao.
GSM cao không đóng vai trò quyết định hoàn toàn chất lượng vải
5S Fashion đã giúp bạn trả lời câu hỏi GSM trong vải là gì, công thức tính và những loại GSM của vải phổ biến hiện nay. GSM phản ảnh trọng lượng của vải và một số đặc tính nhưng chúng không đóng vai trò chính trong việc quyết định chất lượng của chất liệu. Bạn hãy tiếp tục theo dõi 5S Fashion để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về thời trang.
Thời trang 5S - Thời trang cho nam giới
>> Xem thêm:
Tổng hợp 23 các loại vải thường dùng trong may mặc
Tổng hợp tên 9 các loại vải cao cấp nhất hiện nay
Vải sheer là gì? Các loại vải sheer được yêu thích nhất hiện nay