Phong cách thời trang nam Việt Nam qua các thời kỳ có gì đặc sắc?

08.10.2023
Mục lục (Hiện)

Thời trang nam Việt Nam đã và đang phát triển không ngừng qua hơn một thế kỷ. Từ những chiếc áo dài truyền thống đến những bộ trang phục thời thượng là cả một quá trình dài và nhiều biến động. Vậy thời trang Việt Nam qua các thời kỳ đã thay đổi như thế nào? có gì ấn tượng? Hãy để 5S FASHION bật mí cho bạn nhé!

Giới thiệu về thời trang nam Việt Nam

Thời trang nam là một mảnh ghép không thể thiếu, một lĩnh vực phát triển không ngừng trong ngành công nghiệp thời trang Việt Nam. Trải qua nhiều sự biến động của văn hóa, xã hội, thời trang Việt Nam qua các thời kỳ đã tiến hóa để phù hợp hơn với thị hiếu phái mạnh. 

Thời trang Việt Nam qua các thời kỳ không ngừng phát triển phù hợp với thị hiếu phái mạnh

Thời trang Việt Nam qua các thời kỳ không ngừng phát triển phù hợp với thị hiếu phái mạnh

Thời trang nam Việt Nam bao gồm đa dạng các loại quần áo, phụ kiện, giày dép được thiết kế dành riêng cho nam giới. Lĩnh vực này có ảnh hưởng quan trọng trong việc định hình phong cách và cá tính mỗi người đàn ông Việt. Vậy tại sao thời trang nam Việt Nam lại có tầm ảnh hưởng quan trọng đến thế? Hãy cùng 5S FASHION tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Phong cách thời trang nam Việt Nam qua các thời kỳ

Thời trang Việt Nam qua các thời kỳ đã luôn không ngừng thay đổi song song với những thăng trầm của lịch sử, văn hóa, xã hội. Cùng điểm qua những sự thay đổi đặc sắc trong lịch sử thời trang Việt Nam ngay sau đây nhé!

Thời trang nam vào cuối thế kỷ XIX

Từ khi người Pháp áp đặt “bảo hộ” lên Việt Nam vào những năm 80 của TK XIX, Âu phục cũng đã từng bước thâm nhập vào đời sống xã hội, văn hóa nước ta. Tại các khu vực thành thị lớn như Sài Gòn, Hà Nội, các thợ may Việt đã nhanh chóng học được kỹ thuật may Âu phục từ những đơn hàng của người Pháp. Từ đó, nghề may Âu phục trong nước được hình thành và dần làm thay đổi cách ăn mặc của đại bộ phận đàn ông Việt Nam có địa vị cao.

Thời trang Việt Nam qua các thời kỳ cuối thế kỷ XIX đón nhận sự du nhập của  u phục

Thời trang Việt Nam qua các thời kỳ cuối thế kỷ XIX đón nhận sự du nhập của Âu phục

Từ Đại Nội, Kinh Thành đến những dinh thự Nam Bộ, từ phố Hàng Ngang, Hàng Đào đến những cánh rừng cao su, trang phục nam giới đã sớm bị Âu hóa. Áo dài - guốc mộc - khăn xếp bắt đầu thay bằng cách ăn mặc bị đánh giá là “kệch cỡm”. Trong đó phải kể đến sự kết hợp áo dài, giày da và nón phớt. Có thể thấy, thời trang Việt Nam qua các thời kỳ cuối thế kỷ XIX đã có nhiều biến động đáng chú ý. 

Thời trang nam Việt Nam đầu thế kỷ XX

Khoảng đầu thế kỷ XX, Âu phục đã trở nên quen thuộc với hầu hết đàn ông thuộc tầng lớp thượng lưu, trung lưu, trí thức và văn nghệ sĩ Việt Nam. Ban đầu, chỉ có một số quan lại, thương nhân, địa chủ làm việc dưới chế độ người Pháp bắt đầu diện âu phục, đồng hồ và giày da. Sau đó, tầng lớp trí thức trưởng thành trong môi trường giáo dục đã chịu ảnh hưởng lớn bởi văn hóa Pháp, tiếp nhận sự tiến bộ của thời đại, trong đó có Âu phục.

 u phục ở nên quen thuộc với những người đàn ông thuộc tầng lớp cao

Âu phục ở nên quen thuộc với những người đàn ông thuộc tầng lớp cao

Những người đàn ông trong giai đoạn này sử dụng Âu phục như một phương tiện giao tiếp hơn là một cách ăn mặc . Đây là thời kỳ trang phục Âu hóa mang tính chất sao chép và mâu thuẫn, chưa thực sự thâm nhập vào lối sống và nhận thức của người Việt. Cũng vì vậy, những cá nhân có tinh thần dân tộc có xu hướng nghiêng về trang phục truyền thống như một sự phản kháng phong hóa. 

Sự biến động của thời trang nam từ thập niên 20

Trong lịch sử ngành thời trang thế giới, thập niên 20 được xem là khởi đầu cho mảng thời trang nam hiện đại. Thời trang Việt Nam qua các thời kỳ của thập niên 20 tập trung vào giản lược và chắt lọc những yếu tố cổ điển. Đồng thời, nó còn kế thừa thành tựu thời kỳ trước và phát triển hơn nữa để thời trang nam đến gần hơn với cách ăn mặc hiện đại. 

Thời trang Việt Nam qua các thời kỳ thập niên 20 chắt lọc những yếu tố cổ điển

Thời trang Việt Nam qua các thời kỳ thập niên 20 chắt lọc những yếu tố cổ điển

Trang phục phổ biến trong thập niên 20 của thế kỷ XX là suit. Đây là lựa chọn hàng đầu và duy nhất cho những sự kiện, hoạt động, tiệc rượu hay công việc. Đối với nam giới thời kỳ này, suit là trang phục tiêu chuẩn. Tuy nhiên, song song với đó, áo dài - khăn rằn vẫn chiếm vị trí quan trọng.

Áo dài vẫn chiếm vị trí quan trọng trong thời trang Việt Nam qua các thời kỳ thập niên 20

Áo dài vẫn chiếm vị trí quan trọng trong thời trang Việt Nam qua các thời kỳ thập niên 20

Về Âu phục tại Việt Nam trong giai đoạn này, có thể thấy single-breasted coat khá phổ biến với chất liệu nhẹ và đa phần là những gam màu sáng. Suit được cắt may một cách vừa vặn và chuẩn form theo dáng người, độ dài quần không phủ cổ chân để lộ tất khi ngồi. Giày âu trắng được giới thương nhân sử dụng khá nhiều. Trong thời kỳ này, Âu phục không chỉ được các chính trị gia, doanh nhân sử dụng mà còn phổ biến khá rộng rãi trong dân chúng. 

Trang phục của nam giới Việt Nam những năm 30, 40

Thời trang Việt Nam qua các thời kỳ thập niên 30, 40 đã có những thay đổi đáng kể. Âu phục trở nên thông dụng tuyệt đối, phổ biến không chỉ trong tầng lớp cao mà cả với tầng lớp bình dân. Tuy nhiên, áo dài vẫn được xem là tiếng nói dân tộc, là trang phục chuẩn mực, uy nghi và xứng đáng nhất trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

Thời trang Việt Nam qua các thời kỳ thập niên 30, 40 xem áo dài là chuẩn mực

Thời trang Việt Nam qua các thời kỳ thập niên 30, 40 xem áo dài là chuẩn mực

Trong giai đoạn cuối những năm 40, xuất hiện khuynh hướng tiết giảm trong giới thời trang. Điển hình là hình dạng chữ nhật của suit jacket với form dáng thẳng gọn, phóng khoáng, hạn chế hao phí vải vào những chi tiết. Phong cách thời trang thời kỳ này có xu hướng “quá cỡ”, dù là diện trong hoạt động thể thao, sự kiện ban ngày hay tiệc tối.

Khuynh hướng suit dạng chữ nhật trong thời trang Việt Nam qua các thời kỳ thập niên 40

Khuynh hướng suit dạng chữ nhật trong thời trang Việt Nam qua các thời kỳ thập niên 40

Zoot suit cũng xuất hiện trong thời kỳ này. Đây là phong cách “rộng thùng thình” với áo jacket dài và quần ống rộng. Mặc dù phong cách này được hưởng ứng nhiều nhất bởi những anh chàng trẻ tuổi nổi loạn nhưng nó cũng phần nào ảnh hưởng đến tỉ lệ phong cách suit của các quý ông trưởng thành. 

Thời trang nam Việt Nam từ giai đoạn thập niên 50 - 70

Thập niên 50 - 70 là thời kỳ xe gắn máy được du nhập vào Việt Nam. Làn sóng này đã gắn kết các quý ông Sài Thành với phong cách “thời trang đường phố”. Cũng vì vậy, thời trang Việt Nam qua các thời kỳ từ thập niên 50 - 70 là xu hướng chạy theo “mốt” - những mẫu thiết kế tân thời đòi hỏi sự sang trọng và hòa nhập với cuộc sống “sành điệu”.

Phong cách phong trần, lãng tử của những thập niên 50-70

Phong cách phong trần, lãng tử của những thập niên 50-70

Trong giai đoạn này, người ta sẽ dễ dàng bắt gặp những chàng trai với phong cách lãng tử, phong trần. Màu trắng được ứng dụng phổ biến trong trang phục nam giới, cụ thể là sơ mi, polo và quần âu, làm toát lên nét phong nhã, lịch lãm của những quý ông. Đặc biệt, những loại giày loafer cũng bắt đầu được ưa chuộng trong thập niên 60 bởi sự tiện dụng của chúng. Các chàng trai có thể diện loại giày này cả đi chơi, dạo phố lẫn dự tiệc.

Phong cách Hippy xuất hiện và trở nên phổ biến trong một bộ phận giới trẻ

Phong cách Hippy xuất hiện và trở nên phổ biến trong một bộ phận giới trẻ

Lịch sử thời trang Việt Nam giai đoạn này đã chứng kiến sự xuất hiện và trở nên phổ biến của phong cách thời trang Hippy. Đường phố Sài Gòn khi ấy xuất hiện nhiều hình ảnh chiếc quần ống loe hoặc hoành tráng hơn là quần đáy chuông với phần ống xòe rộng như chậu cây kiểng. Độ rộng ống quần lúc này trở thành thước đo cho sự sành điệu, cá tính và mức độ sành sỏi về thời trang của giới trẻ. 

Tham khảo: Phong cách thời trang nam thập niên 60 ở Việt Nam

Thời trang nam Việt Nam thập niên 80 - 90

Thời trang Việt Nam qua các thời kỳ thập niên 80, 90 đặc trưng bởi những chiếc áo sơ mi ngắn tay phóng khoáng với chất vải mỏng, thoáng mát. Đặc biệt, họa tiết trong trang phục nam giới rất được chú trọng. Cả màu sắc và kích thước họa tiết đều có phần nổi trội hơn so với màu vải cơ bản. Tuy nhiên, khi đến những địa điểm trang trọng, suit vẫn là trang phục được ưu tiên hàng đầu. 

Thời trang Việt Nam qua các thời kỳ thập niên 80-90 chuộng sơ mi ngắn tay phóng khoáng

Thời trang Việt Nam qua các thời kỳ thập niên 80-90 chuộng sơ mi ngắn tay phóng khoáng

Trong những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, kiểu tóc nam giới chẻ giữa bóng bẩy rất được ưa chuộng. Kiểu tóc này làm nên nét quyến rũ, phong trần cho nam giới. Và ở giai đoạn tiếp theo, kiểu tóc chẻ giữa tiếp tục được ứng dụng và phổ biến hơn nữa nhờ các ca sĩ Lam Trường và Đan Trường. 

Tham khảo: Phong cách thời trang dẫn đầu xu hướng thập niên 80 ở Việt Nam

Thời trang nam giới Việt Nam những năm 2000

Thời trang nam những năm 2000 chịu ảnh hưởng lớn từ những bộ phim Hàn Quốc, Âu Mỹ. Tóc ép dài, quần ống thụng hay những chiếc áo thun nam cắt xén “tự do”... là các xu hướng nổi bật của giới trẻ trong giai đoạn này. Từ các thành phố lớn đến nông thôn, người ta dễ dàng bắt gặp những anh chàng trẻ tuổi diện “mốt” áo phông, quần cạp trễ, đeo băng đô và nhuộm tóc nổi bật.

Quần ống loe là “mốt” của thời trang Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 2000

Quần ống loe là “mốt” của thời trang Việt Nam qua các thời kỳ từ năm 2000

Không chỉ giới trẻ, các quý ông lịch lãm thời kỳ này cũng rất ưa chuộng mốt quần ống loe. Quần ống loe phối hợp cùng áo sơ mi trắng là phong cách quen thuộc tạo nên nét phong trần, lãng tử cho mọi quý ông. 

Và từ thế kỷ XXI trở về sau, thời trang Việt Nam qua các thời kỳ đã ngày càng trở nên đa dạng. Giới thời trang Việt liên tục đón nhận những xu hướng, phong cách mới mang nét hiện đại và có tính ứng dụng cao. Cũng từ đó, các chàng trai ngày càng có thêm nhiều lựa chọn trong việc định hình phong cách cá nhân của bản thân. 

Trên đây là nội dung về thời trang Việt Nam qua các thời kỳ5S FASHION muốn chia sẻ cho bạn. Hãy theo dõi website 5S FASHION để cập nhật thêm nhiều tin tức thú vị về lĩnh vực thời trang nam nhé!

>>>Xem thêm

Biên tập: Lê Vũ Quỳnh Hương
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng