So sánh vải địa kỹ thuật dệt và không dệt có gì khác biệt?
Vải địa kỹ thuật dệt và không dệt là những loại vải đặc biệt thường được ứng dụng trong lĩnh vực trồng trọt và xây dựng. Chúng có tác dụng lớn trong việc củng cố, hỗ trợ công trình xây dựng, tạo đồ bền chắc và tăng khả năng thoát nước của nền đất. Vậy hai loại vải trên khác nhau như thế nào? Cùng 5S FASHION so sánh vải địa kỹ thuật dệt và không dệt để xem chúng có gì khác biệt nhé!
Vải địa kỹ thuật dệt là gì?
Vải địa kỹ thuật dệt là chất liệu được dệt từ hai loại sợi polyester và polypropylen theo các chiều ngang, dọc liền nhau tương tự như cách dệt vải may mặc thông thường. Biến dạng của chất liệu này thường là dọc máy, ngang máy xét theo chiều vải. Tuy nhiên, biến dạng dọc máy luôn ít hơn biến dạng hướng ngang.
Vải địa dệt là loại vải kỹ thuật đầu tiên, là tiền đề cho việc sản xuất những loại vải sau này. Vải thực hiện 3 chức năng cơ bản là gia cường, phân tách và lọc nước. Về thông số kỹ thuật, chất liệu này có cơ lý lớn hơn khoảng 25 - 600KN/m, độ giảm dài nhỏ hơn 25% nên không bền dưới tác động lực và dễ bị dịch chuyển. Đồng thời, khả năng thoát nước cũng không được đánh giá quá cao.
Vải địa kỹ thuật dệt
Tại Việt Nam có 2 loại vải địa dệt chính là vải dệt kỹ thuật PP và vải dệt cường lực cao. Tuy chất lượng không quá tốt nhưng vải dệt lại có giá thành thấp nhất trong các loại vải địa kỹ thuật. Hơn nữa, Việt Nam có thể tự sản xuất chất liệu này nên việc tìm mua chúng tương đối dễ dàng. Ứng dụng dễ thấy nhất của vải địa dệt là sử dụng để hỗ trợ trồng cây tại vườn. Chất liệu giúp nền đất chắc chắn, chống xói mòn và không làm lệch hướng dòng nước chảy.
Vải địa kỹ thuật không dệt là gì?
Vải địa kỹ thuật không dệt là chất liệu được sản xuất bằng cách sử dụng chất dính, nóng hoặc kim dùi để kết nối các sợi vải lại với nhau. Về mặt cơ lý tiêu chuẩn vải địa kỹ thuật không dệt, vải có lực kéo dưới 30KN/m, độ giảm dài trên 40%. Kích thước lỗ trên vải khá đồng đều và khít, có khả năng thoát nước theo chiều ngang, chiều dọc.
Vải địa không dệt có màu xám tro hoặc màu trắng, giá thành thấp, dễ ứng dụng trong nhiều công trình tại Việt Nam. Hiện nay, có 2 loại vải địa kỹ thuật không dệt chính là vải địa kỹ thuật không dệt ART và vải địa kỹ thuật không dệt TS.
Vải địa kỹ thuật không dệt
Vải địa kỹ thuật không dệt ART là sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam. Chất liệu này có chất lượng tốt, giá thành rẻ và khá dễ dàng tìm mua. Một số loại vải địa kỹ thuật ART phổ biến như vải địa kỹ thuật ART12, ART15, ART17, ART20, ART25… Nhìn chung, các công trình xây dựng Việt Nam thường ứng dụng loại vải này để vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo chất lượng.
Vải địa kỹ thuật không dệt TS là sản phẩm được sản xuất tại Hà Lan. So với vải ART thì vải TS cũng có chất lượng tốt không kém, thậm chí có phần nhỉnh hơn. Tuy nhiên, do là vải nhập khẩu nên giá thành của TS cũng đắt đỏ hơn hẳn so với chất liệu sản xuất trong nước.
So sánh vải địa kỹ thuật dệt và không dệt
Điểm giống nhau
Vải địa kỹ thuật dệt và không dệt đều có thành phần hóa học, nguyên liệu chính là các loại sợi PP - Polypropylene hoặc PE - Polyester nguyên sinh. Hiện nay, Việt Nam đã có thể làm chủ công nghệ sản xuất, đảm bảo thành phẩm đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn thế giới.
Ngoài ra, cả hai chất liệu trên đều là vật liệu kỹ thuật, được ứng dụng trong lĩnh vực cầu đường, xử lý nền đất yếu. Đặc biệt, vải địa kỹ thuật dệt và không dệt đều có khả năng gia cường, phân tách nền đất yếu, kháng tia UV và đảm bảo thân thiện với môi trường.
Sự khác biệt
Dưới đây là bảng so sánh vải địa kỹ thuật dệt và không dệt:
Vải địa kỹ thuật dệt |
Vải địa kỹ thuật không dệt |
|
Cơ lý |
|
|
Công nghệ sản xuất |
Vải địa kỹ thuật được dệt PP và dệt cường lực cao |
|
Màu sắc và hình dạng |
|
|
Ứng dụng |
|
|
Giá thành |
Vải địa kỹ thuật dệt cùng cường lực có giá thành rẻ hơn so với vải địa kỹ thuật không dệt. Tuy nhiên, đa số vải địa dệt được sử dụng là loại vải có mức gia cường từ 100kN/m trở lên nên giá thành cao hoặc ngang bằng với vải địa kỹ thuật không dệt mức cường lực tương đối cao |
Vải địa kỹ thuật không dệt cùng cường lực có giá thành cao hơn so với vải địa kỹ thuật dệt |
Mức độ phổ biến |
Vải địa dệt ít được sử dụng, chủ yếu ứng dụng cho các công trình trọng điểm, đường lớn, cầu cảng hoặc kè quan trọng… Những loại vải địa dệt hiện có tại Việt Nam: Vải địa dệt Hàn quốc, Trung quốc
|
Vải địa không dệt thường được sử dụng phổ biến hơn vì vừa có khả năng gia cường, phân cách lẫn lọc nước. Các loại vải địa kỹ thuật không dệt tại Việt Nam:
|
Báo giá một số loại vải địa kỹ thuật dệt và không dệt phổ biến hiện nay
Báo giá vải địa kỹ thuật dệt
Bảng báo giá một số loại vải địa kỹ thuật dệt phổ biến (vải địa dệt GET)
STT |
Loại vải địa kỹ thuật dệt |
Giá thành (đồng/m2) |
1 |
Vải địa kỹ thuật dệt GET5 (50/50kN/m2) |
12.000 |
2 |
Vải địa kỹ thuật dệt GET10 (100/50kN/m2) |
14.300 |
3 |
Vải địa kỹ thuật dệt GET15 (150/50kN/m2) |
17.100 |
4 |
Vải địa kỹ thuật dệt GET20 (200/50kN/m2) |
20.300 |
5 |
Vải địa kỹ thuật dệt GET25 (250/50kN/m2) |
24.600 |
6 |
Vải địa kỹ thuật dệt GET30 (300/50kN/m2) |
28.000 |
7 |
Vải địa kỹ thuật dệt GET40 (400kN/m2) |
36.300 |
8 |
Vải địa kỹ thuật dệt GET 100/100 |
17.100 |
9 |
Vải địa kỹ thuật dệt GET 150/150 |
24.600 |
10 |
Vải địa kỹ thuật dệt GET 200/200 |
32.600 |
Nội dung tham khảo
Báo giá vải địa kỹ thuật không dệt
Bảng báo giá một số loại vải địa kỹ thuật không dệt phổ biến (vải địa không dệt ART và TS)
STT |
Loại vải địa kỹ thuật không dệt |
Giá thành (đồng/m2) |
1 |
Vải địa kỹ thuật không dệt ART7 |
7.700 |
2 |
Vải địa kỹ thuật không dệt ART9 |
8.200 |
3 |
Vải địa kỹ thuật không dệt ART11 |
8.800 |
4 |
Giá vải địa kỹ thuật không dệt ART12 |
9.000 |
5 |
Vải địa kỹ thuật không dệt ART15 |
12.000 |
6 |
Vải địa kỹ thuật không dệt ART17 |
13.800 |
7 |
Vải địa kỹ thuật không dệt ART20 |
16.200 |
8 |
Vải địa kỹ thuật không dệt ART25 |
19.200 |
9 |
Vải địa kỹ thuật không dệt ART28 |
21.800 |
10 |
Giá vải địa kỹ thuật không dệt TS (7kN-28kN) |
34.000 |
Nội dung tham khảo
Lời kết
Qua bài viết vừa rồi, 5S FASHION đã giúp bạn phân biệt vải địa kỹ thuật dệt và không dệt. Mỗi loại vải đều có những đặc tính, tính năng riêng nhưng sự cần thiết của những chất liệu này là điều không thể bàn cãi. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về nhiều chất liệu khác thì đừng quên follow 5S FASHION nhé!
5S FASHION - Thời trang cho nam giới
>>> Xem thêm