[2025] Tổng Hợp 7+ Loại Vải Bền Vững, Thân Thiện Với Môi Trường
Trong năm 2025, thời trang bền vững không còn là xu hướng mà là tuyên ngôn. Các chất liệu nổi bật da không nhựa MIRUM đến vải chuối BANANA TEX hay các loại vải thân thiện với môi trường đang thay đổi cách giới thời trang thiết kế và tiếp cận khách hàng.
Thế nhưng, nguyên liệu, vật liệu “xanh” này có thực sự bền vững hay chỉ là chiêu bài marketing? Cùng 5S Fashion khám phá ngay 7+ loại vải bền vững nổi bật nhất năm 2025 giúp bạn nhìn rõ sự thật phía sau những chiếc bộ trang phục vừa đẹp mà vừa “xanh” nhé:
Vải bền vững là gì?
Theo định nghĩa từ Ecoalf - một thương hiệu thời trang bền vững nổi tiếng, vải bền vững là "các loại vải được thiết kế để giảm thiểu tác động môi trường và thúc đẩy trách nhiệm xã hội. Các loại vải này được sản xuất từ nguyên liệu tái tạo hoặc tái chế và sản xuất bằng các phương pháp tiết kiệm nước, năng lượng và giảm thiểu hóa chất độc hại"
Tương tự, Greenl - một nền tảng chuyên về bền vững, mô tả vải bền vững là "các vật liệu dệt may có nguồn gốc từ các nguồn tự nhiên hoặc thân thiện với môi trường như cây trồng bền vững, vật liệu tái chế hoặc các vật liệu phân hủy sinh học khác" .
Như vậy, có thể ra định nghĩa của vải bền vững hay chất liệu vải bền vững là loại vải được sản xuất nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và xã hội trong suốt vòng đời của sản phẩm. Điều này bao gồm việc sử dụng nguyên liệu tái tạo hoặc tái chế, quy trình sản xuất tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, cũng như đảm bảo điều kiện làm việc công bằng cho người lao động.
Vải bền vững là gì?
Vì sao chúng ta nên sử dụng vải bền vững trong thời trang?
Việc sử dụng vải bền vững trong thời trang không đơn thuần là một lựa chọn "thời thượng" hay bắt kịp xu hướng mà đây được xem là hành động cần thiết để bảo vệ hành tinh và cuộc sống của chúng ta. Dưới đây là những lý do vì sao chúng ta nên sử dụng vải bền vững trong thời trang:
Giảm tác động xấu đến môi trường
Ngành thời trang đứng thứ hai thế giới về mức độ gây ô nhiễm, chỉ sau ngành dầu khí. Sản xuất sợi vải truyền thống tiêu tốn hàng tỷ lít nước, phát thải khí nhà kính và thải ra lượng lớn vi nhựa, hóa chất độc hại. Vải bền vững, nhờ nguồn gốc từ thực vật hoặc vật liệu tái chế, giúp:
- Tiết kiệm nước (ví dụ: bông hữu cơ tiết kiệm đến 91% nước so với bông thông thường).
- Cắt giảm phát thải CO₂.
- Giảm ô nhiễm vi nhựa (với sợi phân hủy sinh học tự nhiên như vải Tencel, vải Hemp...).
Giảm rác thải thời trang
Theo Liên Hợp Quốc, ngành thời trang thải ra hơn 92 triệu tấn rác mỗi năm, nhất là trong bối cảnh thời trang nhanh vẫn đang dẫn đầu nhiều xu hướng của giới trẻ. Những chiếc áo làm từ sợi tổng hợp có thể mất 200–500 năm để phân hủy. Trong khi đó, các loại vải bền vững thường hướng đến:
- Sản phẩm thời trang lâu bền hơn nhằm giảm nhu cầu mua sắm liên tục.
- Khả năng tái chế hoặc phân hủy sinh học của trang phục làm từ vải bền vững cũng giảm gánh nặng lên bãi rác và đại dương.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ, đổi mới trong sản xuất vải
Sự phát triển của các loại vải như Spider Silk (tơ nhện sinh học), Mirum (da không nhựa) hay BananaTex (vải từ cây chuối) không chỉ nhằm “cứu” lấy môi trường mà còn mở ra kỷ nguyên mới cho việc ứng dụng công nghệ sản xuất mang đến chất liệu vải vừa sở hữu nhiều tính năng ưu việt, vừa có tính thẩm mỹ mà vẫn an toàn với môi trường tự nhiên.
Vì sao chúng ta nên sử dụng vải bền vững?
>> Xem thêm:
- Seamless là gì? Công nghệ không đường may Seamless có gì đặc biệt?
- Cleandye là gì? Lý do để công nghệ nhuộm vải Cleandye được chọn nhiều đến vậy?
- Công nghệ in ép là gì? Những ưu điểm vượt trội của công nghệ in ép trong thời trang
Top 7+ vải bền vững 2025: Liệu thời trang đã thực sự “xanh”?
Bên cạnh các loại chất liệu thân thiện với môi trường quen thuộc như bông hữu cơ (vải cotton), vải Hemp, vải Ramie, vải sợi dứa, vải đanh, vải đay, lụa tơ tằm… thì dưới đây là 7+ loại vải bền vững được “hứa hẹn” sẽ định hình các bộ sưu tập các loại vải bền vững năm 2025.
MIRUM – Da không nhựa (Plastic-Free Leather)
Mirum là một vật liệu mô phỏng da, không chứa nhựa, không cần thuộc da. Vì thế Mirum - d da không nhựa được phát triển bởi công ty Natural Fiber Welding (NFW) tại Illinois, Mỹ, được xem là chất liệu thay thế da động vật đầu tiên trên thế giới hoàn toàn không chứa nhựa và có thể sản xuất quy mô lớn.
Thành phần của Mirum bao gồm cao su tự nhiên, sáp thực vật, dầu thực vật, bột than sinh học và chất màu từ khoáng chất. Đặc biệt, tất cả các chất kể trên đều có nguồn gốc tự nhiên và không sử dụng nhựa hay hóa chất tổng hợp.
Trong năm 2025, Mirum - da không nhựa được đánh giá là một trong những loại chất liệu bền vững nổi bật. TUy nhiên, người ta cũng đặt ra câu hỏi rằng: quá trình sản xuất có tiêu tốn nước, năng lượng hay phát thải độc hại không? Và liệu MIRUM có bền như da thật để tránh việc người tiêu dùng phải mua lại sau vài năm?
Hiện nay, đã có một số thương hiệu thời trang cao cấp như Stella McCartney, Another Tomorrow, MCM và Melina Bucher đã tích cực áp dụng MIRUM trong các bộ sưu tập của họ. Cụ thể, Stella McCartney đã ra mắt túi xách Falabella phiên bản MIRUM và đầu tư vào NFW thông qua quỹ SOS Fund để thúc đẩy phát triển vật liệu bền vững này.
MIRUM – Da không nhựa là một trong những chất liệu vải bền vững của năm 2025
BIOSTEEL – Tơ nhện nhân tạo (Spider Silk)
Biosteel được lấy cảm hứng từ tơ nhện, loại vật liệu nhẹ nhưng siêu bền. Tơ nhện nhân tạo được phát triển qua công nghệ sinh học và được đánh giá là loại vải bền vững mới mẻ và an toàn trong năm 2025. Thế nhưng sản xuất hàng loạt liệu có khả thi? Chi phí và quy mô sản xuất cho loại vải này như nào là phù hợp vẫn là câu hỏi lớn cần lời giải.
Dù vậy Biosteel vẫn đang được các thương hiệu thời trang đình đám tích cực ứng dụng trong thực tế. Tơ nhện nhân tạo BIOSTEEL đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực:
- Trong thời trang: Thương hiệu thời trang đình đám Adidas đã hợp tác với AMSilk để tạo ra mẫu giày thể thao Futurecraft Biofabric, sử dụng sợi BIOSTEEL có trọng lượng nhẹ hơn 15% so với sợi tổng hợp thông thường và có thể phân hủy sinh học.
- Y tế: Sợi BIOSTEEL được sử dụng trong các sản phẩm y tế như chỉ khâu, băng vết thương và vật liệu cấy ghép do tính tương thích sinh học cao.
- Lĩnh vực công nghiệp: Airbus và Mercedes-Benz đang nghiên cứu sử dụng BIOSTEEL trong các bộ phận máy bay và ô tô để giảm trọng lượng và tăng độ bền.
BIOSTEEL – Tơ nhện nhân tạo là nguyên vật liệu bền vững của năm 2025
SAVIAN – Lông thú thực vật (Plant-Based Fur)
Trong bối cảnh ngành thời trang đang đối mặt với áp lực giảm thiểu tác động môi trường, SAVIAN nổi lên như một giải pháp thay thế lông thú truyền thống và lông nhân tạo chứa nhựa.
Được phát triển bởi công ty khởi nghiệp BioFluff, SAVIAN là chất liệu lông thú đầu tiên trên thế giới hoàn toàn có nguồn gốc thực vật, không chứa nhựa và có khả năng phân hủy sinh học.
SAVIAN được sản xuất từ các sợi thực vật như cây tầm ma, gai dầu và lanh với khoảng 50% nguyên liệu đến từ phế phẩm nông nghiệp. Quá trình sản xuất không sử dụng GMO, không hóa chất độc hại và không nhựa, giúp giảm lượng khí thải CO₂ từ 40% đến 90% so với lông nhân tạo cao cấp hiện nay.
Hiện nay, SAVIAN đã được Stella McCartney giới thiệu trong bộ sưu tập tại COP28 năm 2023, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc áp dụng chất liệu bền vững vào thời trang cao cấp.
Dù vậy, dấu hỏi lớn xoay quanh chi phí sản xuất và quy mô sản xuất loại vải bền vững này vẫn là câu hỏi lớn trước khi nó được ứng dụng rộng rãi trong đời sống.
SAVIAN – Lông thú thực vật (Plant-Based Fur) là chất liệu bền vững
>> Có thể bạn quan tâm:
- Faux fur là gì? Ứng dụng của vải lông thú giả faux fur trong đời sống
- Fur free là gì? Vì sao xu hướng vải lông nhân tạo fur free lại HOT?
FLWRDWN & FLWRFILL – Vải độn từ hoa (Plant-Based Fabric)
Chất liệu thay thế lông vũ, sử dụng hoa như thành phần chính. Nghe thơ mộng, nhưng đây là một trong những loại vải bền vững hot hit của năm 2025.
FLWRDWN và FLWRFILL – hai chất liệu cách nhiệt từ hoa dại, đang được ca ngợi là những đột phá bền vững đáng chú ý trong ngành thời trang năm 2025. Loại vải bền vững này phát triển bởi công ty khoa học vật liệu PANGAIA, chúng không chỉ thay thế lông vũ động vật mà còn vượt trội hơn về hiệu suất và tác động môi trường.
Hiện nay, PANGAIA đã áp dụng FLWRDWN và FLWRFILL trong các sản phẩm áo khoác và gilets, mang lại sự ấm áp và thoải mái cho người dùng mà không gây hại đến động vật hay môi trường.
FLWRDWN & FLWRFILL – Vải độn từ hoa (Plant-Based Fabric) - Vải bền vững 2025
VEGETABLE CASHMERE – Tơ cashmere từ đậu nành (Soy Protein)
VEGETABLE CASHMERE là một loại sợi dệt được tạo ra từ protein đậu nành, một phụ phẩm của quá trình sản xuất đậu phụ và dầu đậu nành.
Quá trình sản xuất bao gồm việc chiết xuất protein từ bã đậu nành, sau đó kéo thành sợi và dệt thành vải. Chất liệu này được phát triển để thay thế cashmere truyền thống, vốn gây ra nhiều lo ngại về môi trường và đạo đức trong chăn nuôi dê lấy lông.
VEGETABLE CASHMERE đã được áp dụng trong nhiều sản phẩm thời trang như áo len, khăn quàng và đồ lót như quần lót nam, quần lót boxer và quần lót brief…. Thương hiệu KD New York đã giới thiệu dòng sản phẩm sử dụng chất liệu này, mang lại sự mềm mại, thoáng khí và dễ chăm sóc cho người tiêu dùng.
VEGETABLE CASHMERE là loại vải bền vững mới mẻ trong năm 2025
>> Xem thêm: Vải sợi đậu nành là gì? Ưu điểm vượt trội của vải vải sợi đậu nành Soybean fabric
BANANATEX – Vải từ cây chuối Abacá
BANANATEX® là vải từ cây chuối Abacá - đang được ca ngợi là một trong những chất liệu bền vững đáng chú ý trong ngành thời trang năm 2025. Được phát triển bởi thương hiệu Thụy Sĩ QWSTION, Bananatex® là loại vải kỹ thuật đầu tiên trên thế giới được làm hoàn toàn từ sợi cây chuối Abacá - một loại cây bản địa của Philippines.
Ưu điểm nổi bật của vải bền vững BANANATEX được thể hiện qua độ bền cao, nhẹ, linh hoạt cùng khả năng chống nước tự nhiên vượt trội.
Hiện nay, Bananatex® đã được áp dụng trong nhiều sản phẩm như túi xách, ba lô, áo khoác và phụ kiện. Thương hiệu QWSTION đã sử dụng chất liệu này trong các dòng sản phẩm của mình, đồng thời hợp tác với các thương hiệu khác như Stella McCartney để giới thiệu Bananatex® đến thị trường thời trang cao cấp.
BANANATEX® là vải bền vững từ cây chuối Abacá - một loài cây bản địa của Philippin
Lời kết
Thực tế rằng, câu chuyện về việc tìm ra các chất vải bền vững không chỉ dừng lại ở các sợi vải này có nguồn gốc “xanh”, có thân thiện với môi trường không? Thực tế rằng, dù là các chất liệu mang tính đột phá nhưng nếu bị ràng buộc bởi các yếu tố như quy mô sản xuất, chi phí sản xuất hay hiệu ứng “greenwashing” để đánh bóng thương hiệu thì “bền vững” chỉ là khẩu hiệu.
Dù vậy, các loại vải xanh nổi bật nêu trên trong năm 2025 đều là những nguyên vật liệu có tính đột phá lớn trong ngành thời trang nói riêng và chất liệu bền vững nói chung. Điều này đánh dấu bước tìm kiếm và phát triển không ngừng để dần thay thế các nguyên vật liệu “xanh” cho các chất liệu đang ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống của chúng ta.
Hy vọng những thông tin mà 5S Fashion tổng hợp trên đây đã giúp bạn có những góc nhìn mở mẻ hơn về vải bền vững đang dầu đần xu hướng trong năm 2025 này.
5S Fashion - Thời trang cho nam giới!
- Website: https://5sfashion.vn/
- Hệ thống hơn 140+ cửa hàng có mặt trên toàn quốc
- Hotline: 18008118
- Sở hữu các sản phẩm thời trang với chất liệu mới nhẹ, mát và bền đẹp hơn trong BST Xuân Hè True Light 2025 của 5S Fashion
>> Xem thêm: