Haute Couture là gì? Đẳng cấp Haute Couture trong ngành thời trang
Haute Couture là biểu tượng cho sự đẳng cấp, xa hoa và đóng vai trò rất lớn trong ngành công nghiệp thời trang. Vậy thuật ngữ này có nghĩa là gì? Lịch sử và các tiêu chuẩn của Haute Couture ra sao? Để giải đáp mọi thắc mắc trên hãy cùng 5S Fashion tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Haute Couture là gì?
Cụm từ Haute Couture bắt nguồn từ Paris vào năm 1868, khi Chambre Syndicale de la Haute Couture được thành lập bởi Charles Frederick Worth. Công ty này có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thời trang cao cấp. Đến năm 1908, thuật ngữ này chính thức sử dụng và xuất hiện rộng rãi trên khắp quốc tế.
Haute Couture là gì? Cụm từ này bắt nguồn từ Paris vào năm 1868
Haute Couture mang đến cho làng thời trang một nguồn cảm hứng nghệ thuật đỉnh cao. Hơn nữa thuật ngữ này còn dùng để khẳng định uy tín và tầm ảnh hưởng của các nhà thiết kế hàng đầu. Đồng thời góp phần vào việc bảo tồn và phát triển kỹ thuật truyền thống thủ công của nước Pháp.
Các sản phẩm Haute Couture có sự kết hợp hoàn mỹ của nhiều chất liệu cao cấp, quý hiếm. Đồng thời quá trình làm ra những items này thì tốn nhiều thời gian do được nghệ nhân làm hoàn toàn thủ công. Hơn nữa khách hàng có thể đặt ra yêu cầu riêng để sở hữu bộ trang phục “có một không hai”.
Lịch sử của thời trang Haute Couture
Theo dòng lịch sử, thời trang Haute Couture bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ 19. Thời điểm bấy giờ các bộ trang phục của cung đình Pháp được nhiều người biết đến và yêu thích. Những items này có thiết kế vô cùng sang trọng, đảm bảo may đo một cách thủ công, vừa vặn với từng dáng người.
Theo dòng lịch sử, thời trang Haute Couture bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ 19
Sau này Haute Couture chính thức được ra đời bởi Chambre Syndicale de la Haute Couture vào 1968. Hiệp hội này đã đưa ra nhiều yêu cầu, quy định nghiêm ngặt. Điều này để phân biệt giữa thời trang cao cấp với những ngành thời trang khác.
Tiếp bước đến năm 1966, nhiều thương hiệu Haute Couture đã chính thức được thành lập như YSL. Sau đó là hàng loạt các cửa hàng thời trang cao cấp khác Ted Lapidus, Andre Courreges, Emanuel Ungaro hay Pierre Cardin,…
Đến năm 1966, nhiều thương hiệu Haute Couture đã chính thức được thành lập như YSL
Cho đến năm 1970, sự hưng thịnh của thời trang Haute Couture bị giảm sút khá nhiều, từ 106 nhà mốt xuống chỉ còn 19. Điều này là do Hiệp hội đã thêm nhiều những quy định nghiêm ngặt, đồng thời chi phí tham gia cũng rất lớn. Qua đó mà nhiều thương hiệu đã quyết định từ bỏ.
Tuy trải qua nhiều khủng hoảng và biến cố nhưng Haute Couture vẫn luôn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Cho đến năm 2014, thời trang cao cấp đã thâm nhập vào thị trường phương Đông. Điều này được thể hiện rõ qua khi thành phố Thượng Hải là nơi để nhà mốt Christian Dior trình diễn bộ sưu tập của mình.
Những nhà thiết kế thời trang làm nên tên tuổi cho Haute Couture
Ngoài giải đáp thắc mắc Haute Couture là gì, tiếp theo 5S Fashion sẽ tiếp tục điểm qua 3 nhà thiết kế nổi tiếng. Đây là những “cái tên” góp phần làm nên lịch sử huy hoàng của thời trang cao cấp, sang trọng.
Rose Bertin - Người dẫn đầu trong ngành thời trang Tây phương
Nhà thiết kế Pháp Rose Bertin được coi là người dẫn đầu trong ngành thời trang phương Tây. Cô có công rất lớn khi đưa Haute Couture trở thành trào lưu mới. Hơn nữa chỉ sau một thời gian ngắn xu hướng này đã lan tỏa mạnh mẽ tới khắp Châu Âu.
Nhà thiết kế Pháp Rose Bertin được coi là người dẫn đầu trong ngành thời trang phương Tây
Haute Couture được khởi xướng vào cuối thế kỷ 18 bởi nhà thiết kế Rose Bertin. Trong đó người mẫu tiêu biểu của thời đại này chính là hoàng hậu Marie Antoinette. Những trang phục xa hoa, lộng lẫy của hoàng hậu nước Pháp đã góp phần gây dựng nên thời trang cao cấp.
Cung điện Versailles có thể nói chính là một sàn diễn thời trang đẳng cấp. Nơi đây có hoàng hậu Marie Antoinette và nhiều nữ quý tộc cùng “trình diễn” những váy áo lộng lẫy do Rose Bertin thiết kế. Sau này các sản phẩm này nhanh chóng bị sao chép bên ngoài và trở thành xu hướng thời trang.
Charles Frederick Worth - “Cha đẻ” của dòng thời trang cao cấp
Rose Bertin là người mở đầu cho ngành thời trang cao cấp. Tuy nhiên phải đến thế kỉ 19, thế giới mới bắt đầu biết đến Haute Couture thông qua những bộ sưu tập của nhà thiết kế nổi tiếng Charles Frederick Worth.
Rose Bertin là người mở đầu cho ngành thời trang cao cấp Haute Couture
Ông được coi là “cha đẻ” của thời trang cao cấp bởi đã tạo ra một hệ thống mới trong ngành thời trang. Điều này bao gồm như việc thiết kế theo yêu cầu khách hàng, sử dụng nhãn hiệu. Hơn nữa Charles Frederick Worth cũng là người thành lập nên Hiệp hội Haute Couture để bảo vệ sản phẩm và thợ may tại Paris.
Charles Frederick Worth khẳng định vị thế của mình như một người nghệ sĩ và áp đặt thị hiếu lên khách hàng. Sau khi người mua chọn loại vải và màu sắc mong muốn, Worth sẽ toàn quyền thiết kế. Qua đó tạo nên nhiều sản phẩm độc đáo, ấn tượng và đảm bảo không bao giờ bị trùng lặp.
Paul Poiret - Người tạo nên những kỹ thuật cắt may hàng đầu
Người thứ ba có công đưa thời trang Haute Couture lên tầm cao mới chính là Paul Poiret (1879-1944). Nhờ những kỹ thuật may tiên tiến, đổi mới trong kiểu dáng mà ông đã trở thành nhà thiết kế nổi bật vào thế kỷ 20.
Paul Poiret là người có công đưa thời trang Haute Couture lên tầm cao mới
Paul Poiret được biết đến là người cách mạng hóa thời trang Haute Couture. Bởi vì đã giúp giải phóng phụ nữ khỏi những bộ trang phục cồng kềnh, gò bó. Đồng thời ông còn là người tiên phong áp dụng nghệ thuật và văn hóa Đông Á vào thời trang phương Tây. Qua đó tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo và ấn tượng.
Haute Couture có phải High Fashion không?
High Fashion là gì? và Haute Couture có phải High Fashion không? đang là những câu hỏi được nhiều bạn trẻ quan tâm. Thực chất High Fashion (thời trang cao cấp) là thuật ngữ tiếng Anh của Haute Couture. Cụm từ này dùng để nhắc đến các sản phẩm đắt đỏ, đem lại giá trị thẩm mỹ cao cho người mặc.
High Fashion (thời trang cao cấp) là thuật ngữ tiếng Anh của Haute Coutur
Hơn nữa trong tiếng Pháp từ “Haute” đồng nghĩa với từ “High” trong tiếng Anh, có nghĩa là sang trọng và thanh lịch. Còn từ “Couture” đồng nghĩa với “Dressmaking” dùng để chỉ hành đồng may vá, thiết kế trang phục. Chính vì thế High Fashion và Haute Couture biểu thị ý nghĩa khác biệt, không hoàn toàn giống nhau.
Những quy chuẩn khắt khe của Haute Couture
Các nhà thiết kế muốn công nhận là Haute Couture phải đáp ứng rất nhiều quy định khắt khe. Những quy chuẩn được đưa ra vào năm 1945 và đến ngày nay vẫn áp dụng. Hãy cùng 5S Fashion tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Thiết kế hoàn toàn bằng tay
Chuẩn mực đầu tiên và cũng là quan trọng nhất của nhà mốt Haute Couture chính là làm thủ công hoàn toàn 100%. Điều này yêu cầu những thợ may phải có tay nghề và kinh nghiệm cao trong lĩnh vực thời trang.
Chuẩn mực đầu tiên của nhà mốt Haute Couture chính là làm thủ công hoàn toàn 100%
Những chi tiết đính hạt, thêu ren đều làm bằng tay mà không được sử dụng công nghệ nào. Do đó mà giá cả của bộ trang phục này vô cùng đắt đỏ. Đồng thời chất liệu sản phẩm phải cao cấp và có nguồn gốc quý hiếm.
Một thiết kế cao cấp mất rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành. Do đó những sản phẩm này sẽ không có mức giá cố định như ready-to-wear. Mỗi chiếc áo sơ mi, quần dài nam Haute Couture đều là duy nhất và được may theo số đo riêng của khách hàng.
Một thiết kế cao cấp mất rất nhiều thời gian và công sức để hoàn thành
Đôi khi nhiều thương hiệu sẽ tạo ra các bộ sưu tập Haute Couture chỉ để trình diễn thay vì bán. Những sản phẩm này được xem như tác phẩm nghệ thuật, thể hiện rõ tài năng sáng tạo không giới hạn của nhà thiết kế.
Khách hàng thuộc tầng lớp thượng lưu
Khách hàng của Haute Couture đều thuộc tầng lớp thượng lưu cao quý. Người mua sẽ được thử và thay đổi trang phục nhiều lần cho đến khi vừa ý. Hơn nữa việc đụng hàng và sao chép là điều cực tối kỵ trong thời trang cao cấp.
Phải có nhà xưởng lớn tại Paris
Để được kết nạp vào Hiệp hội Haute Couture thương hiệu phải có xưởng may riêng tại Paris. Các nhà mốt phải tạo công ăn việc làm tối thiểu cho 20 thợ lành nghề trong thời gian quanh năm.
Để được kết nạp vào Hiệp hội Haute Couture thương hiệu phải có xưởng may riêng tại Paris
Tuy nhiên hiện nay, Hiệp hội Haute Couture cũng kết nạp thêm một số thành viên quốc tế thông qua quy trình kiểm soát gắt gao. Cụ thể như Lebanon; Valentino và Atelier Versace từ Ý, Elie Saab từ Beirut hay Guo Pei từ Trung Quốc.
Trình diễn bộ sưu tập tại tuần lễ thời trang Paris
Hằng năm nhà mốt phải cho ra mắt bộ sưu tập có ít nhất 25 thiết kế bao gồm black tie và white tie. Đồng thời cũng có một số ít là trang phục cho tiệc cocktail. Thông thường hiệp hội Chambre Syndicale de la Haute Couture quyết định tổ chức các buổi trình diễn là vào tháng Giêng và tháng Bảy.
Các thành viên của Haute Couture
Ban đầu số lượng thành viên của La Chambre Syndicale de la Haute Couture khá lớn. Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động thì chỉ còn lại vài thương hiệu do không đáp ứng đủ được các điều kiện.
- Adeline André
- Alexandre Vauthier
- Alexis Mabille
- Bouchra Jarrar
- Chanel
- Christian Dior
- Franck Sorbier
- Giambattista Valli
- Givenchy
- Jean Paul Gaultier
- Julien Fournié
- Maison Margiela
- Maison Rabih Kayrouz
- Maurizio Galante
- Schiaparelli
- Stéphane Rolland
Cách nhận diện sản phẩm Haute Couture
Làm thế nào có thể nhận diện sản phẩm Haute Couture? Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật giúp bạn dễ dàng phân biệt thời trang cao cấp. Do đó hãy cùng 5S Fashion tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Đặc điểm của sản phẩm thời trang Haute Couture
Những trang phục quần áo, phụ kiện Haute Couture được thiết kế vô cùng cầu kỳ và có nhiều họa tiết. Khi nhìn vào các items này, bạn sẽ cảm nhận rõ sự công phu trong từng đường may đến từ người thợ chuyên nghiệp. Hơn nữa sản phẩm đều làm thủ công và chú trọng chất liệu, qua đó giúp tôn dáng người mặc.
Những trang phục Haute Couture được thiết kế vô cùng cầu kỳ và có nhiều họa tiết
Mức giá sản phẩm Haute Couture
Haute Couture đại diện cho thời trang cao cấp nên sở hữu mức chi phí vô cùng đắt đỏ. Một thiết kế thông thường có giá thấp nhất khoảng 10.000 USD (hơn 212 triệu đồng). Còn đối với items dạ tiệc thì giá cao hơn rất nhiều lần, thậm chí đến mức không tưởng.
Thời gian hoàn thành của sản phẩm Haute Couture
Sự tinh tế và tỉ mỉ của một sản phẩm Haute Couture khiến cho thời gian hoàn thành thì lâu hơn rất nhiều. Từ vài tuần cho đến vài tháng hay cả năm cũng là việc bình thường. Hơn nữa điều này còn phụ thuộc vào sự phức tạp của thiết kế cũng như yêu cầu của khách hàng.
Thời gian hoàn thành một sản phẩm Haute Couture thì mất rất nhiều thời gian
Trên đây là những chia sẻ chi tiết và đầy thú vị về thời trang sang trọng, cao cấp. Hy vọng rằng từ bài viết này sẽ giúp bạn có hiểu rõ hơn về Haute Couture và giải đáp được mọi thắc mắc của mình. Ngoài ra đừng quên theo dõi 5S Fashion để cập nhật nhiều điều hữu ích hơn nhé!
5S Fashion - Thời trang cho nam giới
>> Xem thêm:
High fashion là gì? Tips phối đồ chuẩn High Fashion bạn nên biết
Ready to wear là gì? A - Z về xu hướng Ready to wear
Regencycore là gì? Sự trở lại của phong cách Regencycore trong thời hiện đại