Ready to wear là gì? A - Z về xu hướng Ready to wear

31.03.2024
Mục lục (Hiện)

Chất lượng cuộc sống hiện nay ngày càng tăng cao, nhu cầu về may mặc của con người vì thế cũng càng được quan tâm, phát triển hơn. Giống như các lĩnh vực khác, ngành công nghiệp thời trang trong lịch sử phát triển đã có những bước chuyển mình để phù hợp với thời đại. Đó cũng chính là lý do tại sao “Ready to wear” ra đời. Vậy, Ready to wear là gì? Hãy cùng 5S Fashion tìm hiểu về xu hướng này trong bài viết dưới đây.

1. Ready to wear là gì? 

Ready to wear là gì? Thuật ngữ này còn khá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là với những ai không quá quan tâm tới thời trang. Cụm từ “Ready to wear” dùng để chỉ những mặt hàng may sẵn. Chẳng hạn như quần áo, phụ kiện, giày dép được sản xuất theo dây chuyền hàng loạt. 

Trước sự phát triển không ngừng của thời đại, ngành công nghiệp thời trang đã có những bước chuyển mình để bắt kịp xu hướng của người tiêu dùng. Trong hoàn cảnh đó, Ready to wear đã xuất hiện và được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Hiểu một cách đơn giản, ngành này sinh ra là để phục vụ con người khi dân số và nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng cao. 

Ready to wear là gì? 

Ready to wear là gì? 

Đặc trưng của những bộ trang phục Ready to wear là gì? Đó chính là những sản phẩm này sẽ không may theo số đo riêng của từng người mà theo từng size chuẩn chỉnh để ai cũng có thể dùng được, đúng theo tinh thần “sản phẩm công nghiệp”. 

Bên cạnh đó, do được sản xuất theo dây chuyền số lượng lớn nên chi phí của những món đồ Ready to wear này có mức giá rẻ hơn nhiều so với hàng may theo hàng số đo (Haute couture). Vậy nên, mặt hàng này dễ dàng tiếp cận được với nhiều tệp khách hàng. 

2. Nguồn gốc xuất hiện của Ready to wear

Ready to wear là gì’ đã được giải đáp, tiếp theo hãy cùng tìm hiểu xem thuật ngữ này xuất hiện từ khi nào nhé! Có thể bạn chưa biết, thực chất cụm từ “Ready to wear” được bắt nguồn từ một từ tiếng Pháp - “Pre-a-Porter”. 

Mở đầu cho sự xuất hiện của khái niệm này là việc chính quyền Hoa Kỳ quyết định sản xuất “đại trà” số lượng lớn đồng phục cho binh lính quân đội trong các cuộc chiến tranh. Kết quả là một ngành sản xuất thời trang mới đã “vượt qua chiến tranh” để nằm trên các kệ hàng ở những cửa hàng khác nhau. Đây là điều mà không phải mặt hàng nào cũng có thể làm được. 

Nguồn gốc xuất hiện của Ready to wear

Nguồn gốc xuất hiện của Ready to wear

Vào cuối thế kỷ 19, việc mua sắm quần áo Ready to wear ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Làm nên sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp thời trang này còn có sự đóng góp không nhỏ đến từ việc các trung tâm thương mại “mọc lên như nấm”. Điều này xuất phát từ nhu cầu mua sắm thời trang của con người đang ngày một gia tăng. 

Những nhà đầu tư, thương nhân đã “đánh hơi” được tiềm năng phát triển của những sản phẩm này khi được bày bán trong trung tâm thương mại. Vì thế, hàng loạt thương hiệu may quần áo với số lượng lớn đã xuất hiện. 

Ngoài ra, ngành công nghiệp cũng có đóng góp không nhỏ trong việc thay đổi văn hóa may mặc của con người. Năm 1989, máy may điện Isaac Singer được chế tạo thành công đã thúc đẩy năng suất lẫn chất lượng ngành may mặc. Ready to wear từ đó mà càng trở nên phổ hơn trong cuộc sống của con người. 

3. Sự khác biệt giữa Ready to wear và Haute couture 

Nếu không am hiểu về thời trang, bạn có thể sẽ bị nhầm lẫn giữa Ready to wear và Haute couture. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Ready to wear là gì, Haute couture là gì, phân biệt cụ thể hai khái niệm này. 

Khái niệm 

Ready to wear là thuật ngữ dùng để chỉ sản phẩm quần áo may sẵn được sản xuất công nghiệp theo dây chuyển với số lượng lớn, giá thành rẻ. Trong khi đó, Haute couture là khái niệm dùng để chỉ thiết kế được may đo bằng phương pháp thủ công, không có mức giá cố định. 

Sự khác biệt giữa Ready to wear và Haute couture 

Sự khác biệt giữa Ready to wear và Haute couture 

Phương thức sản xuất

Điểm khác biệt tiếp theo là về phương thức sản xuất của Ready to wear và Haute couture. 

  • Haute couture

Có thể bạn chưa biết, Haute couture cũng là thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Pháp. Trong đó, “haute” mang nghĩa là “cao cấp” còn “couture” là may quần áo. Hiểu một cách đơn giản, “Haute couture” là hàng may đo cao cấp. Thông qua cái tên của nó, bạn có thể hình dung được cơ bản cách thức sản xuất của mặt hàng này ra sao rồi đúng không? 

Nếu có nhu cầu may đo trang phục, khách hàng sẽ đến trực tiếp các nhà Haute couture hoặc đặt may từ cửa hàng. Tuy nhiên, việc có được may đo hay không còn dựa vào việc nhà may sẽ xem xét địa vị, mối quan hệ của bạn.
Sau khi nhận được lời chấp nhận, khách hàng sẽ đến trực tiếp nhà may để gặp mặt nhà thiết kế và trình bày ý tưởng, mong muốn của mình. Bạn có thể đến thử và yêu cầu sửa vài lần nữa để có bộ trang phục ưng ý, phù hợp nhất. 

Tưởng chừng như phương thức sản xuất này chỉ tồn tại trong những năm mới ra đời của Haute couture. Tuy nhiên, nó vẫn được duy trì cho đến ngày nay, tạo nên điểm đặc biệt của ngành thời trang này. Hàng năm, Nghiệp đoàn may đo cao cấp sẽ dựa trên một số tiêu chí để chọn ra những cái tên tham gia vào cộng đồng Haute couture. 

  • Ready to wear

Khác với Haute couture, Ready to wear thoát khỏi những quy định khắt khe của giới thượng lưu để phù hợp với phần lớn người tiêu dùng. Điều này xuất phát từ chính phương thức sản xuất mang tính cạnh tranh rất cao: sản xuất công nghiệp dây chuyển với số lượng lớn. 

Dù vậy, chất lượng của những sản phẩm này vẫn được chia ra nhiều phân khúc khác nhau, từ hàng chất lượng cao đến chất lượng trung bình, thấp. Quần áo Ready to wear ngày càng trở nên quen thuộc hơn với người tiêu dùng nhờ việc được bày bán ở khắp mọi nơi. Từ trên hè phố đến kệ hàng trong trung tâm thương mại, siêu thị hay các nhà bán lẻ đều có sự xuất hiện của sản phẩm này. 

Haute couture và Ready to wear có sự khác biệt lớn về phương thức sản xuất 

Haute couture và Ready to wear có sự khác biệt lớn về phương thức sản xuất 

Đối tượng khách hàng 

Đối tượng khách hàng của Haute couture và Ready to wear có sự khác biệt rất lớn. 

  • Haute couture

Tương tự như các ngành nghề kinh doanh khác, Haute couture cũng có tệp khách hàng riêng, tuy nhiên không dễ để biết được họ là ai. Giới thượng lưu, giới siêu giàu là đối tượng chính có đủ khả năng chi mạnh tay cho những bộ trang phục xa xỉ này. 

Ngoài ra, trang phục Haute Couture còn thể hiện đậm dấu ấn riêng của nhà thiết kế, được coi là đại diện cho tinh thần của nhà mốt. Vì vậy, từ ý tưởng cho đến chất lượng đều phải rất hoàn hảo. Đó cũng là lý do tại sao những bộ trang phục này khó ứng dụng trong thời trang ngày thường mà người ta thường diện nó trong các buổi tiệc sang trọng, dịp lễ của tầng lớp thượng lưu. 

  • Ready to wear

Trái ngược lại với Haute couture, tệp khách hàng của Ready to wear rất rộng, đa dạng. Bởi đây là ngành thời trang sản xuất nhiều sản phẩm cùng kiểu dáng, kích cỡ với số lượng lớn. Hơn nữa, nó còn liên tục đổi mới mẫu mã nên rất phù hợp với thời trang đại chúng. 

Mỗi bộ trang phục Ready to wear đều có tính ứng dụng cao nên người tiêu dùng có thể diện trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Ngoài ra, giá thành của sản phẩm này khá mềm nên tệp khách hàng của Ready to wear đa dạng hơn rất nhiều so với Haute couture. 

Đối tượng khách hàng của Ready to wear đa dạng hơn so với Haute couture 

Đối tượng khách hàng của Ready to wear đa dạng hơn so với Haute couture 

Trên các sàn diễn thời trang 

  • Haute couture

Để giữ vững vị trí của mình trong giới thời trang, các nhà thiết kế Haute couture tiết lộ rằng hàng năm họ phải cho ra ít nhất 2 bộ sưu tập, trong đó mỗi bộ có 35 thiết kế. Những sàn diễn thời trang may đo cao cấp này được tổ chức với quy mô rất hoành tráng với dàn khách mời đặc biệt. 

Sang trọng, đẳng cấp, xa hoa là những tính từ dùng để diễn ra sàn diễn thời trang của Haute couture. Từ cách bố trí sân khấu, ý tưởng trình diễn đến người mẫu được lựa chọn đều được cân nhắc rất kỹ lưỡng. 

  • Ready to wear

Trang phục của Ready to wear hàng năm sẽ được trình làng trên sàn diễn thời trang một lần. Dù vậy, bộ sưu tập này vẫn thu hút được sự quan tâm của đông đảo báo chí, khách hàng. Bởi đây xu hướng thời trang trong năm sẽ do những bộ trang phục này quyết định. Nhờ đó đã đưa cụm từ “Ready to wear là gì” dẫn đầu xu hướng tìm kiếm. 

Trang phục Ready to wear chỉ xuất một lần mỗi năm trên các sàn diễn thời trang 

Trang phục Ready to wear chỉ xuất một lần mỗi năm trên các sàn diễn thời trang 

Kích cỡ trang phục 

Ready to wear là gì? Đó là những bộ trang phục được sản xuất số lượng lớn với đa dạng kích cỡ tiêu chuẩn, phù hợp với các vóc dáng khác nhau, bao gồm các size S, M, L, XL, XXL,... Dù bạn có thân hình cao hay thấp, gầy hay béo thì đều có thể diện đồ Ready to wear. 

Ngược lại, trang phục của Haute couture lại có đòi hỏi cao hơn nhiều về kích cỡ. Mỗi một sản phẩm đều phải được may đo vừa vặn với cơ thể người đặt may và không tuân theo bất cứ một quy ước chuẩn nào. 

Trang phục của Ready to wear có đủ size cho người dùng 

Trang phục của Ready to wear có đủ size cho người dùng 

Giá thành sản phẩm 

Ready to wear với tính chất sản xuất đại trà số lượng lớn nên giá thành của chúng khá rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Chỉ với giá tiền bằng “vài ly trà sữa”, bạn đã có thể sở hữu cho mình một outfit chuẩn Ready to wear thời thượng, thoải mái. Ngược lại, giá thành sản phẩm của Haute couture thường rất cao và không phải ai cũng sẵn sàng chi khoản tiền lớn ra để sở hữu bộ trang phục này. 

Giá thành sản phẩm của Ready to wear rẻ hơn rất nhiều so với Haute couture 

Giá thành sản phẩm của Ready to wear rẻ hơn rất nhiều so với Haute couture 

4. Ưu điểm của Ready to wear là gì? 

Chắc hẳn với những chia sẻ phía trên của 5S Fashion, bạn đã có cái có cái nhìn tổng quát hơn về khái niệm “Ready to wear là gì”. Vậy thì bạn sẽ không quá khó khăn khi nêu lên những ưu điểm của mặt hàng này đúng không nhỉ? 

Ưu điểm của Ready to wear là gì? 

Ưu điểm của Ready to wear là gì? 

  • Lợi nhuận khủng: Nhờ ưu điểm sản xuất dây chuyền số lượng lớn đồ may sẵn đã giúp các hãng thời trang tung ra thị trường những sản phẩm đẹp, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Hơn nữa, giá thành lại rất hợp lý nên sau khoảng thời gian buôn bán nhất định, nhà đầu tư sẽ thu về lợi nhuận khủng. 
  • Mặt hàng đa dạng: Người tiêu dùng có cơ hội sở hữu những mặt hàng chất lượng, bắt trend như áo thun nam, quần jeans nam, áo sơ mi nam,... mà không lo ngại đó là hàng bình dân hay cao cấp. Ready to wear 2024 hứa hẹn sẽ đem tới cho khách hàng nhiều mẫu mã đẹp với tính ứng dụng cao hơn. 

Với những chia sẻ trong bài viết trên đây của 5S Fashion đã giúp bạn giải đáp về khái niệm Ready to wear là gì? Hy vọng với thông tin này, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích về ngành công nghiệp thời trang. 

5S Fashion - Thời trang cho nam giới 

>>> Xem thêm: 

Biên tập: Nông Thị Nhung
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng