Đâu là các kiểu dệt cơ bản, phổ biến nhất hiện nay?
Các kiểu dệt cơ bản được sử dụng hiện nay khá đa dạng. Yêu cầu của người dùng về vải ngày càng cao hơn, đòi hỏi những người thợ hoặc phải nâng cao kỹ năng để tạo ra nhiều kiểu dệt khác nhau. Trong đó, 2 kiểu dệt phổ biến nhất là kiểu dệt thoi và kiểu dệt kim. Cùng 5S Fashion tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Kiểu dệt là gì ?
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ, kỹ thuật, ngành dệt may đã có những bước biến đổi mới. Chất lượng vải được dệt ra tốt hơn, chất lượng hơn. Trong số đó, kiểu dệt vải quyết định nhiều đến chất lượng của vải và tính chất bề mặt của vải. Kiểu dệt là quy luật sắp xếp các sợi vải ngang và dọc theo một chuẩn nhất định, tạo nên hoa văn, hình dạng trên bề mặt vải.
Dệt vải có đa dạng các kiểu dệt cơ bản và quy tắc dệt khác nhau. Tùy theo mục đích sử dụng, tính ứng dụng và đối tượng dùng để có thể chọn được kiểu phù hợp. Dựa theo quy luật đan kết các sợi vải mà chúng ta có 4 kiểu cơ bản:
- Dệt kim
- Dệt vân chéo
- Dệt vân đỉnh
- Dệt vân đoạn
- Dệt hoa nhỏ
Kiểu dệt sẽ quyết định đến hiệu ứng mặt vải và tính chất của vải
Các kiểu dệt cơ bản và phổ biến nhất hiện nay
Kiểu dệt kim
Kiểu dệt kim có tên tiếng Anh là Knit Fabric có quy chuẩn dệt đặc trưng với những vòng sợi dạng khóa xen kẽ nhau. Hướng các sợi đan đưa theo chiều ngang để có thể tạo nên những hàng vòng khóa dạng chiều dọc.
Các kiểu dệt kim sẽ tạo được mặt vải phẳng và cả các loại vải theo dạng hình ống. Các vòng theo hàng ngang có tên gọi là Courses. Còn các vòng theo hàng dọc được gọi là Wales. Hai đường Course và Wales giao nhau tại một góc có số đo 90 độ.
Khái niệm và đặc điểm của kiểu vải dệt kim
Độ đàn hồi của vải dệt kim tốt, co giãn cao. Các loại vải dệt kim thoáng khí, dễ dàng bảo quản do ít bị nhăn nên không cần ủi nhiều nhưng vải vẫn thẳng. Người mặc sẽ luôn cảm thấy thoải mái, dễ dàng hoạt động hơn.
Các kiểu dệt kim chỉ gồm 2 dạng cơ bản là đan ngang và đan dọc. Tùy theo chất liệu loại sợi được sử dụng và cách đan mà chúng ta có thể tạo ra nhiều loại vải khác nhau. Các kiểu dệt kim như sau:
Kiểu dệt kim đan ngang
Kiểu dệt kim đan ngang sẽ được dệt theo quy tắc những sợi vải được đan với nhau xen kẽ theo chiều ngang. Hai mặt hoàn toàn giống nhau, không có mặt trái hay mặt phải.
Kiểu dệt kim đan ngang sợi vải được đan với nhau xen kẽ theo chiều ngang.
Kiểu đan này được chia thành hai loại: loại kim đơn và kim đôi. Dệt kiểu kim đơn được dùng để dệt vải loại Jersey và Lacoste. Dệt kiểu đôi thường được dùng để sản xuất vải Terry, bông Pháp, Rib,...
Kiểu dệt kim đan dọc
Khác với kiểu dệt ngang, dệt kim đan dọc những sợi vải đan xen kẽ nhau theo hướng chiều dọc. Vải sẽ có hai mặt trái và phải rõ ràng và không giống nhau. Kiểu đan dọc thường thấy ở vải loại Hoa Mai và Raschel.
Kiểu dệt kim dọc ngang sợi vải được đan với nhau xen kẽ theo chiều dọc.
Kiểu dệt vân điểm
Kiểu dệt vân điểm hay còn được gọi với tên kiểu dệt trơn, kiểu dệt Single dạng Plain 1:1. Đây là kiểu dệt cơ bản và đơn giản trong số các kiểu dệt vải hiện nay. Quy tắc đan những sợi dọc trên các sợi ngang theo quy tắc từ trên xuống.
Kiểu dệt vân điểm hay còn được gọi với tên kiểu dệt trơn, kiểu dệt Single
Khác với kiểu dệt vân chéo, vân điểm có 2 mặt giống nhau. Cách dệt này không được phân biệt mặt trái hoặc phải. Kết cấu vải cứng và mạnh mẽ. Vải vân điểm được ứng dụng trong ngành thời trang may mặc như áo sơ mi nam, áo thun nam, .v.v. và trong một số món đồ nội thất trang trí trong ngôi nhà.
Kiểu dệt vân chéo
Kiểu dệt vân chéo có tên tiếng Anh là Twill. Đây là kiểu dệt với quy tắc đan thành hình chéo. Các sợi dọc sẽ được đan với các sợi ngang theo trình tự nhất định. Sợi được đan từ trên xuống. Sợi ngang có thể luồn qua một hay nhiều sợi dọc khác nhau.
Thao tác này được thực hiện lặp lại nhiều lần đảm bảo đúng quy tắc và thứ tự lên xuống của các sợi. Tạo thành một dạng các đường chéo hình đặc trưng. Trong các kiểu dệt cơ bản, vải được dệt theo kiểu vân chéo hường có bề mặt mềm mại, mịn hơn so với dệt kiểu vân điểm. Khả năng về chống nhăn cao, dễ dàng bảo quản hơn.
Kiểu dệt vân chéo là kiểu dệt với quy tắc đan thành hình chéo.
Mặt trước của vải dệt thoi thường rõ hình những đường chéo được đan, tỉ mỉ và cẩn thận.Thường mặt phải là mặt có hiệu ứng các đường chéo sợi dọc rõ. Mặt trái có hiệu ứng các đường sợi ngang.
Tính ứng dụng của loại vải dệt kiểu vân chéo này sẽ được thấy trong vải jeans để tạo các mẫu thời trang như: Quần jeans nam, áo jeans. Hình dạng vân chéo này có thể chéo theo 2 hướng khác nhau. Bao gồm hình chữ S hoặc hình chữ Z.
Kiểu dệt vân đoạn
Kiểu dệt vân đoạn (Satin Weave) được dệt theo quy tắc sợi ngang sẽ được đan xuống một sợi dọc và đan lên từ ít nhất hai sợi dọc.Cách dệt này giúp cho mặt phải của vải nổi bật lên nhiều sợi ngang có dạng song song với nhau.
Kiểu dệt vân đoạn (Satin Weave) có độ bóng và tính thẩm mỹ cao.
Mặt vải được dệt kiểu vân đoạn sẽ có độ bóng nhất định. Vải được thành hai mặt trái phải như vải dệt kiểu vân chéo. Tuy nhiên, xét về độ bền thì loại vải được dệt theo kiểu này khá kém và không giữ được lâu.
Kiểu dệt này thường được làm thành vải satin, loại vải này được ứng dụng để làm các loại trang phục mùa đông như: áo khoác nam, váy cưới, đồ ngủ .v.v.
Kiểu dệt hoa nhỏ
Kiểu dệt hoa nhỏ là một kỹ thuật dệt có độ khó nhất định. Khác với các kiểu dệt cơ bản khác, dệt hoa nhỏ gồm 2 kiểu dệt khác là kiểu dệt biến đổi hay còn được gọi là dẫn xuất và kiểu dệt liên hợp. Chúng được dựa trên những kiểu dệt cơ bản, phát triển thêm các điểm nối hoặc bổ sung điểm nối. Sự khác biệt này tạo nên hiệu ứng mặt vải lạ và độc đáo hơn.
Kiểu dệt hoa nhỏ là một kỹ thuật dệt có độ khó, được chia thành 2 kiểu dệt riêng biệt.
Các kiểu dệt hiện nay rất đa dạng vậy nên các loại vải thành phẩm cùng sở hữu nhiều mẫu mã, hình dáng, màu sắc và cả tính chất. Hi vọng những thông tin 5S Fashion mang đến cho bạn trên đây sẽ hữu ích về các kiểu dệt cơ bản.
5S Fashion - Thời trang cho nam giới
>> Xem thêm
Dây dệt cotton là gì? Ưu điểm và ứng dụng mới mẻ của dây dệt Cotton
Combed ring-spun cotton là gì? Ứng dụng thực tế của vải Combed ring-spun cotton