Cách vá áo len bị rách trong 1 nốt nhạc - bạn đã biết?

10.08.2024
Mục lục (Hiện)

Cách vá áo len bị rách được nhiều người quan tâm không chỉ có thể khắc phục lỗi trang phục mà còn có thể tạo giá trị thẩm mỹ. Thay vì vứt bỏ những chiếc áo len bị rách, người mặc có thể làm nên sức sống mới, tạo được phong cách độc đáo. Những mẹo hay sẽ được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết này của 5S Fashion.

Nguyên nhân khiến áo len bị rách

Nếu những thiết kế áo len nam có vết xước để tạo nên phong cách thì những vết rách trong quá trình sử dụng hàng ngày lại khiến mất đi thẩm mỹ. Thông thường, những nguyên nhân khiến cho áo len bị rách như:

  • Tính chất: Áo len thường được may từ các sợi lông, đặc biệt lông cừu. Khác với các chất liệu như cotton, polyester, sợi lông hay len thường dễ bị mủn, nhão và dễ bị rách hơn.
  • Kết cấu của đường dệt: Áo len thường có kết cấu được dệt theo tricot hoặc edging. Do vậy, một số vị trí chịu tác động nhiều như ống tay, cổ áo, gấu áo dễ bị rách trong quá trình giặt hoặc cử động mạnh.
  • Độ co giãn: Vải len có độ co giãn nhất định tạo sự thoải mái cho người mặc, tuy nhiên nếu hoạt động mạnh, làm vải căng quá mức hoặc co lại nhiều lần có thể làm rách áo.
  • Chăm sóc không đúng cách: Khi treo quần áo, nhiều người có thói quen lồng móc vào trong áo và treo rủ xuống, điều này có thể làm rách vai áo do độ nặng tác động với móc áo.
  • Giặt là không đúng cách: Việc giặt quần áo bằng nước nóng, nước giặt có chất tẩy rửa mạnh hoặc là với nhiệt quá cao dễ khiến áo bị giòn và dễ rách.
  • Giặt chung nhiều loại quần áo: Khi giặt với nhiều quần áo khác, đặc biệt với quần jean nam, những móc khóa trên trang phục đó có thể móc vào sợi len khiến áo bị rách. Bên cạnh đó, chế độ giặt mạnh cũng khiến một số kiểu áo len bị nhão hoặc không còn như trạng thái ban đầu.

Chăm sóc và giặt là không đúng cách khiến áo len bị rách

Chăm sóc và giặt là không đúng cách khiến áo len bị rách

Cách vá áo len nhanh tại nhà trong 1 nốt nhạc

Hiện nay, có nhiều loại áo len được làm từ các loại vải khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các chất liệu đều khá dễ bị cào xước khi va chạm vào các vật sắc hay chịu sự tác động mạnh. Vậy cách vá áo len bị rách là gì? Cùng cập nhật qua thông tin dưới đây: 

Cách vá áo len bị rách bằng tay đơn giản

Tùy thuộc vào chất liệu của áo, cần chọn sợi chỉ có độ dày đủ để khâu chắc được áo và xâu qua kim có cùng kích thước. Nếu cần, hãy làm ướt đầu chỉ để dễ dàng luồn dây qua kim hơn. Trong trường hợp không có sợi chỉ dày, hãy gấp đôi sợi chỉ mỏng để tạo được độ chắc chắn và phù hợp với vải chiếc áo đó. Trước khi khâu, hãy lộn trái áo để giấu được đường may.

Tiếp theo, cần gấp đôi vết bị rách và thực hiện khâu với cách làm tự tin và đơn giản. Nếu chưa tự tin, chàng có thể thực hành trên tấm vải khác trước khi vá áo len. Chọc kim được xỏ chỉ qua hai mép vết rách đã được gấp theo một đường thẳng duy nhất đến khi kết thúc vết rách trên áo. Cuối cùng, hãy buộc thắt lại dây chỉ trước khi cắt để cố định lại đường khâu.

Cách vá áo len bị rách đơn giản tại nhà

Cách vá áo len bị rách đơn giản tại nhà

Nếu tự tin, người mặc có thể thử nhiều cách khâu áo len bị rách với các mũi khâu khác nhau phù hợp với vết rách và chất liệu của áo. Ví dụ, với các đường khâu hở, cần lựa chọn chỉ có màu sắc ăn ý và thắt nút cũng cần hết sức cẩn thận để đảm bảo được độ bền.

Cách vá áo len bị rách bằng máy khâu

Cũng giống như cách khâu của nhiều loại áo nam khác, người mặc cần lựa chọn màu chỉ phù hợp nhất với vải để tinh tế hơn. Màu sắc không nhất thiết phải giống nhau nhưng cần tương đồng, bổ trợ cho nhau để trang phục tăng được độ thẩm mỹ tốt nhất. Sau khi lựa chọn được màu chỉ, hãy làm theo hướng dẫn của máy để biết cách sử dụng và xỏ kim.

Mỗi loại máy khâu sẽ có các công năng, cài đặt, loại mũi khâu và độ dài mũi khâu khác nhau. Với áo len, mũi khâu chạy vẫn là cách đơn giản, tiện dụng và dễ để sửa các đường may bị rách hoặc đứt. Bên cạnh đó, nhà sản xuất thường có sổ tay hướng dẫn giúp người làm lựa chọn được cách may phù hợp nhất với loại vải và đường may.

Mũi khâu chạy là cách khâu đơn giản nhất với chất liệu áo len

Mũi khâu chạy là cách khâu đơn giản nhất với chất liệu áo len

Khi may vá với áo len dệt kim hoặc có bo chun tay áo, chun thân dưới, hãy chọn mũi khâu co giãn để khắc phục vết rách. Ngược lại, những vết rách ở các khu vực khó như nách áo, vai áo, bên sườn áo,... sẽ được vá chắc chắn nhất với mũi mũi khâu ba. Có thể sử dụng các kẹp hoặc ghim khâu để cố định vết rách lại trước khi thực hiện may trên máy.

Nhẹ nhàng nhấn bàn đạp của máy, đưa vải đã được ghim qua máy một cách cẩn thận để theo đúng đường thẳng mong muốn. Khi đi chỉ đến điểm cuối của vết rách, hãy dừng kim và đặt máy ở chế độ đảo ngược lại để quay lại trên vải nhằm khép vòng chỉ, quá trình này gọi là khâu lùi. Cần cắt chỉ thừa hoặc các mép vải bị sờn khỏi vùng vừa vá để áo được tinh tế, gọn gàng nhất.

Cách vá áo len bị rách không dùng kim chỉ

Với những vết rách nhỏ, tuy không nhất thiết phải sử dụng đến kim chỉ nhưng nếu không xử lý sẽ khiến thẩm mỹ của chiếc áo bị mất đi. Do vậy, có thể thử cách làm mất vết thủng nhỏ trên áo len bằng cách sử dụng bàn là, một tấm vải mỏng và keo giấy lót vải.

Trước khi vá, hãy đảm bảo đã là áo thật phẳng, sau đó dùng tay để gom phần bị rách vào gần nhau để vết thủng bé nhất có thể. Hãy bắt đầu bằng cách dùng một miếng keo giấy chuyên dụng đặt lên mặt bên trong của vị trí rách. Sau đó, có thể đặt một miếng keo dán khác có kích thước lớn hơn để chồng lên miếng nhỏ. Tiếp tục phủ tấm vải mỏng lên phần các miếng keo.

Cách vá áo len bị rách đơn giản không cần kim chỉ

Cách vá áo len bị rách đơn giản không cần kim chỉ

Sau khi đã chồng các miếng dán lên nhau, hãy dùng máy là để thực hiện giữ lên phần rách khoảng 10 giây để tạo độ nóng cho keo chảy. Chỉ cần như vậy, phần áo bị thủng nhanh chóng gần như biến mất. Nếu chưa thực che được hết vết rách, có thể là lại lần nữa để các sợi vải co lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý chọn độ nóng của máy là vừa phải, tránh làm cháy áo. 

Cách vá áo len bị rách bằng họa tiết thêu

Sau khi xác định được độ rộng của vết rách, có thể sử dụng một miếng vải cùng màu tương tự với áo để vá lại bằng kim chỉ. Sau khi vá xong, người mặc thoải mái sáng tạo thêu những họa tiết để che vùng vải mới bằng những chi tiết như hoa văn đơn giản, kẻ, hình dáng con vật, họa tiết ngẫu hứng hoặc tên. Nếu vùng rách lớn, có thể lấy họa tiết đang có trên áo để vá.

Cách vá áo len bị rách bằng chính họa tiết trên áo

Cách vá áo len bị rách bằng chính họa tiết trên áo

Cách bảo quản áo len đúng cách

Bên cạnh biết được cách vá áo len bị rách, người mặc cần lưu ý cách bảo quản sao cho trang phục của mình luôn được bền đẹp nhất. Đây là cách để tăng tính thẩm mỹ và còn giúp cho mỗi người có thể tiết kiệm hơn chi tiêu cho trang phục. Một số mẹo bảo quản có thể áp dụng như:

  • Thay vì treo móc, người mặc nên gấp hoặc cuộn áo len để tránh áo bị nhão hoặc rách từ chiếc móc.
  • Không nên sử dụng các vật nhọn để loại bỏ bớt phần lông bị xù mà hãy dùng các vật chuyên dụng như dao điện tử hay lược cạo.
  • Trong quá trình giặt, lựa chọn chế độ giặt nhẹ, nước lạnh và nên sử dụng túi giặt hoặc hạn chế giặt chung với các loại quần áo khác.
  • Cần lựa chọn nhiệt độ phù hợp với chất liệu vải khi là ủi để tránh bị thủng hoặc cháy áo.
  • Phơi áo len ở nơi có gió, thoáng mát, tránh bị chiếu ánh nắng trực tiếp vì có thể gây giòn và thủng áo.

Gấp hoặc cuộn thay vì treo áo len bằng móc

Gấp hoặc cuộn thay vì treo áo len bằng móc

Qua bài viết về cách vá áo len bị rách, hy vọng các chàng trai có thể cập nhật được mẹo để có thể khắc phục những điểm khuyết trên trang phục. Bên cạnh đó, cần lưu ý bảo quản sao cho áo len luôn được mới và bền nhất. Đừng quên 5S Fashion luôn cập nhật những mẹo hay ho và thời trang tốt nhất, hãy chia sẻ đến bạn bè cùng theo dõi ngay bây giờ nhé!

5S Fashion - Thời trang cho nam giới

>> Xem thêm:

Biên tập: Nguyễn Phan Nhật Minh
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng