Mách bạn cách treo áo thun không bị giãn hiệu quả nhất

07.09.2024
Mục lục (Hiện)

Áo thun bị giãn cổ, giãn thân áo, giãn tay áo là nỗi vướng bận của nhiều người hiện nay. Các bộ phận không giữ được kích thước ban đầu khiến trang phục mất thẩm mỹ và không thể sử dụng tiếp. Để giúp bạn giải quyết nhanh tình trạng này, 5S Fashion sẽ bật mí 4 cách treo áo thun không bị giãn mà bạn nên áp dụng ngay.

Nguyên nhân vì sao áo thun dễ bị giãn/ mất form?

Áo thun nam bị giãn và mất phom do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Chất liệu áo có quá nhiều sợi co giãn, đặc biệt là sợi spandex. Vì vậy, nếu bạn có quan tâm đến thành phần chất liệu áo thì sẽ phát hiện rằng, phần trăm của loại sợi này thường chỉ trong khoảng 5% trở lại.
  • Giặt máy với vòng xoay quá lớn và không có túi giặt bảo vệ. Với những chiếc áo thun co giãn, sự co kéo quá mức trong quá trình giặt, đặc biệt là giặt với máy cửa trên rất dễ làm áo bị mất phom.
  • Bạn treo áo khi phơi, treo áo trong tủ không đúng cách làm áo bị giãn, đặc biệt là phần vai và cổ.
  • Áo bị mất phom do bạn mặc không đúng cách như vắt chéo áo, kéo áo lên trùm đầu.

Nguyên nhân áo thun bị giãn và mất phom khi mặc

Nguyên nhân áo thun bị giãn và mất phom khi mặc

4 cách treo áo thun không bị giãn hiệu quả nhất

Cách treo áo khi phơi và cất trong tủ có ảnh hưởng lớn đến phom dáng áo ban đầu. Bạn thực hiện đúng cách thì áo sẽ bền đẹp và ngược lại, nếu treo tùy ý thì khả năng bị nhăn nhúm và giãn phom là rất cao.Dưới đây là 4 cách treo áo chống giãn mà 5S Fashion đã tổng hợp được.

Lựa chọn móc treo phù hợp

Theo kinh nghiệm của 5S Fashion, những chiếc móc áo treo bằng gỗ và bằng nhựa sẽ giúp áo thun nam ít bị mất phom hơn so với những loại móc sắt. Móc sắt thường có độ dày trong khoảng 1 - 3mm, nhỏ hơn nhiều so với loại móc gỗ và nhựa có độ dày lên đến 3cm. 

Nếu bạn dùng móc quá mỏng, phần vai áo và thân áo rất nhanh sẽ xảy ra vấn đề như có vết hằn và phần áo xung quanh bị kéo giãn. Tuy nhiên, những chiếc móc to lại chiếm nhiều diện tích tủ quần áo và bạn rất không thích điều này. Vậy thì bạn hãy lọc áo không co giãn thì dùng móc kim loại, áo nào co giãn, cần bảo quản kỹ để dùng cho dịp đặc biệt dùng treo bằng móc gỗ.

Bên cạnh độ dày, kích thước của móc cũng là điều mà bạn nên quan tâm. Chiều dài của móc tốt nhất không nên vượt qua cầu vai của áo, là phần nối từ vị trí giao với ống tay áo trái đến ống tay áo phải. Đối với áo có chiều rộng vai là 45cm, bạn nên sử dụng móc có kích thước chiều ngang từ 35 - 40cm để treo trang phục.

Hình dáng móc treo tốt nhất đó là móc có vai nghiêng vì chúng cho phép áo được treo một cách tự nhiên. Tuy nhiên, móc treo thẳng cũng có thể sử dụng nhưng chúng tôi không khuyến khích. Nếu bạn dùng loại móc này để treo áo thì hãy đảm bảo không có phần nào bị kéo giãn.

Lựa chọn móc treo gỗ để áo thun không bị giãn

Lựa chọn móc treo gỗ để áo thun không bị giãn

>> Xem thêm: Cách chọn móc treo quần áo đúng chuẩn bạn đã biết?

Xác định loại áo có thể treo, loại áo không thể treo

Những chiếc áo làm từ sợi cotton, visco, sợi gai, sợi tre, áo có cấu trúc đan chặt chẽ thường có độ bền tương đối cao. Khi bạn pha với sợi khác như spandex <5%, polyester, cafe… thì có thể treo trên móc phơi. 

Tuy nhiên, với những chiếc áo dáng slimfit co giãn lớn, áo thun gân, áo thun đan sợi len thì bạn không nên treo mà nên vắt qua thanh ngang của móc. Đặc điểm của những chiếc áo này là độ co giãn cao nên rất dễ hằn vết móc khi phơi. 

Mẫu áo cotton có cấu trúc đan chặt chẽ có thể treo bằng móc

Mẫu áo cotton có cấu trúc đan chặt chẽ có thể treo bằng móc

Luồn móc treo từ dưới lên thay vì tròng vào từ cổ áo

Thói quen của đa số mọi người khi phơi quần áo, bất kể là áo thun, áo polo nam, áo ba lỗ, áo len cao cổ, áo thun dài tay nam… đều là luồn móc từ trên cổ áo xuống. Tuy nhiên, việc làm này rất dễ làm áo bị giãn ở cổ.

Vì vậy, cách treo áo thun không bị giãn cổ đó là luồn móc từ dưới đáy áo lên trên. Kích thước đáy áo chắc chắn lớn hơn nhiều so với cổ áo. Vì vậy, bạn không cần lo lắng về việc kéo giãn bộ phận này quá mức để phơi. Tương tự, nếu bạn muốn rút áo khỏi móc, hãy tháo từng bên tay áo và luồn móc xuống dưới vạt thay vì kéo từng cổ áo, đến vai áo để từng bên móc tuột khỏi trang phục.

Luồn móc treo từ dưới áo lên cổ áo thay vì luồn từ cổ áo

Luồn móc treo từ dưới áo lên cổ áo thay vì luồn từ cổ áo

Chất liệu áo nặng hoặc áo rộng thì vắt ngang qua đường thẳng của móc

Áo thun được cấu tạo từ các sợi có khối lượng nặng như sợi len, áo thun gân, áo đan len và áo oversize bạn nên vắt qua móc thay vì treo. với những chiếc áo quá lớn, bạn có thể gấp đôi theo chiều dọc trước khi vắt ngang áo. Nếu bạn treo trực tiếp áo lên móc, phần vai và ngực và cổ áo sẽ bị kéo giãn rất nhiều.

Những chiếc áo rộng oversize nên vắt qua móc thay vì treo

Những chiếc áo rộng oversize nên vắt qua móc thay vì treo

5S Fashion đã chia sẻ đến bạn những cách treo áo thun không bị giãn hiệu quả nhất. Đây là những mẹo nhỏ trong cuộc sống để bạn bảo vệ chiếc áo được hoàn hảo hơn. Bạn đừng quên tiếp tục theo dõi 5S Fashion để cập nhật đầy đủ xu hướng thời trang nam giới và những mẹo hay trong xử lý, bảo quản quần áo, phụ kiện.

5S Fashion - Thời trang cho nam giới!

>> Xem thêm:

Biên tập: Đào Mai Trang
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng