Vải textile là gì? Những ứng dụng phổ biến của vải textile

20.02.2024
Mục lục (Hiện)

Textile là chất liệu khá lạ mà không phải ai cũng từng nghe tới. Tuy nhiên, với những ai có chuyên môn thì vải textile lại khá quen thuộc và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất, may mặc và đời sống. Vậy vải Textile là gì? Những ưu điểm và tính ứng dụng của vải Textile ra sao? Cùng 5S Fashion đi khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây nhé:

Vải textile là gì?

Vải textile là một loại vật liệu được làm từ sợi tự nhiên hoặc tổng hợp, thường được sử dụng để sản xuất quần áo, trang trí nội thất, và các sản phẩm khác. Theo từ điển Oxford, textile được dịch ra là dệt may. 

Trong thực tế cũng như lĩnh vực chuyên môn, textile được hiểu theo 2 khía cạnh chính: 

  • Textile dùng để chỉ các sản phẩm sử dụng phương pháp dệt như dệt kim, dệt sợi hay dệt thoi…
  • Textile dùng để mô tả loại vải được tạo ra bằng cách dệt máy hoặc dệt tay. Trên thị trường, vải Textile phổ biến với 2 loại chính là vải textile dệt kim và vải textile dệt thoi. 

Sợi của vải Textile có thể được làm từ nhiều nguồn khác nhau như cotton, len, lanh, silk, polyester, nylon, và nhiều loại sợi khác. Quá trình sản xuất vải textile bao gồm các bước như quấn sợi thành sợi cuộn, nảy nhiệt để giữ hình dạng, nhuộm màu, và cuối cùng là dệt hoặc đan thành các bức vải.

Vải textile có đặc tính linh hoạt và đa dạng, nó có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau tùy thuộc vào loại sợi và cách chế tác. Vải Textile có thể có độ co giãn, khả năng hút ẩm, khả năng thoát khí, và nhiều tính chất khác tùy thuộc vào loại sợi và kỹ thuật sản xuất. Vải textile đóng vai trò quan trọng trong ngành thời trang và công nghiệp sản xuất.

Vải Textile là gì?

Vải Textile là gì?

Một số khái niệm liên quan đến Textile là gì?

Bên cạnh khái niệm về vải Textile thì thuật ngữ Textile còn phổ biến trong một số lĩnh vực khác như:

Textile Art là gì?

Textile Art (Nghệ thuật vải) là một lĩnh vực nghệ thuật mà người nghệ sĩ sử dụng vải và các vật liệu textile để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Trong nghệ thuật này, vải không chỉ được xem là một vật liệu để làm quần áo hay trang trí nội thất, mà còn là một phương tiện sáng tạo để thể hiện ý tưởng và cảm xúc.

Nghệ sĩ textile thường sử dụng nhiều kỹ thuật khác nhau, bao gồm nhuộm, dệt, đan, thêu, và các phương pháp khác để tạo ra tác phẩm của mình. Các tác phẩm textile có thể là những bức tranh, bức tượng hay các đồ vật tridimensional.

Textile Art thường thể hiện sự sáng tạo và đa dạng, cho phép nghệ sĩ tự do thể hiện cái nhìn cá nhân của họ về văn hóa, xã hội và cá nhân thông qua việc sử dụng vải và sợi. Nó là một lĩnh vực nghệ thuật độc đáo và mang tính thách thức, tập trung vào sự kết hợp giữa nghệ thuật và nghệ thuật công nghiệp.

Trong ngành thời trang, các sản phẩm Textile Art thường có mức giá khá cao, xếp vào hạng “high-end” và còn được xuất hiện trong các bộ sưu tập của các nhà mốt cao cấp.

Khái niệm Textile Art 

Khái niệm Textile Art 

Textile Design là gì?

Textile Design là một lĩnh vực trong ngành thiết kế đặc biệt tập trung vào việc tạo ra các mẫu họa tiết và thiết kế đặc sắc cho nền vải dệt. Người làm Textile Design thường được gọi là nhà thiết kế textile, sử dụng kiến thức về cấu trúc vải, màu sắc, kỹ thuật in, và các yếu tố khác để tạo ra các bản vẽ, mô hình hoặc mẫu cho việc sản xuất các sản phẩm dệt may.

Các sản phẩm textile có thể bao gồm các loại vải dùng trong thời trang, nội thất, trang trí, và nhiều ứng dụng khác. Nhà thiết kế textile phải không chỉ có kiến thức chuyên sâu về vật liệu và kỹ thuật dệt may, mà còn phải có khả năng sáng tạo và ý thức về thị trường và xu hướng thị trường để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Textile Design 

Textile Design 

Một số đặc điểm chung của vải Textile

Dưới đây là một số những đặc điểm chung của vải Textile:

  • Bề mặt mềm mịn với độ xốp đặc trưng: Đặc điểm này giúp vải Textile ghi điểm tối đa cho người sử dụng nhờ hạn chế cảm giác thô ráp dù là với trang phục hằng ngày hay đồ dùng nội thất.
  • Bề mặt thoáng khí, hạn chế ẩm mốc: Với những nơi có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa như Việt Nam thì vải Textile được đánh giá rất cao về khả năng lưu thông không khí khi mặc, từ đó tạo cảm giác thoáng mát, hạn chế nóng bí.
  • Độ co giãn tốt: Với khả năng co giãn tốt, các trang phục được làm từ vải Textile thường rất bền đẹp, tạo cảm giác thoải mái cho mọi hoạt động. Đồng thời, sau thời gian dài sử dụng thì loại vải này cũng không lo bị nhão hay chảy xệ, ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ.
  • Khả năng giữ nhiệt cực tốt: Đây là một trong những đặc điểm chính làm nên thương hiệu cho vải Textile. Vì thế, quần áo làm từ chất liệu này thường được sử dụng rộng rãi để may mặc các trang phục mùa đông cho nam, nữ cũng như trẻ em.
  • Ít nhăn nhàu, không cần là sau khi giặt: Đây là đặc tính rất thích hợp với những người bận rộn bởi dù là khi giặt xong thì người mặc cũng yên tâm không tốn thời gian là hơi để quần áo phẳng. Các trang phục từ vải Textile thường rất dễ dàng giặt là, bảo quản trong quá trình làm sạch, phơi khô cũng như sử dụng. 

Những đặc điểm nổi bật của vải Textile

Những đặc điểm nổi bật của vải Textile

Vải Textile khác gì với Fabric và Cloth?

Bên cạnh những thắc mắc xoay quang vải Textile là gì thì cách phân biệt vải Textile với một số loại vải khác cũng nhận được rất nhiều sự quan tâm. Dưới đây là một số cách phân biệt các loại vải dễ nhầm lẫn với vải Textile:

Vải Textile và vải fabric

Vải fabric là loại vải thường được sử dụng để sản xuất trang phục mặc hằng ngày. Bên cạnh đó, vải fabric thường được sử dụng để đan, dệt… tạo nên bộ trang phục. Vì thế, có thể gọi đây là loại vải hoàn chỉnh.

Trong khi đó, vải textile là loại vải có thể đã hoàn thành hoặc vẫn chưa hoàn thành công đoạn xử lý như vải fabric. Do đó, loại vải textile sẽ ứng dụng được rộng rãi trong nhiều lĩnh vực hơn chứ không riêng gì trang phục may mặc như vải fabric. 

Phân biệt vải Textile và vải fabric

Phân biệt vải Textile và vải fabric

Vải Textile và vải Cloth

Trong tiếng anh, Cloth có nghĩa là quần áo. Thế nhưng, Cloth cũng được biết tới là một loại vải khá nổi tiếng trong may mặc. Cloth thường là vải được dệt từ các chất liệu sợi, len hoặc bông. Dù vậy thì Cloth có nguồn nguyên liệu chế tạo khá hạn chế, chứ không hề phong phú như vải Fabric hay vải Textile

Phân biệt vải Textile và Cloth

Phân biệt vải Textile và Cloth

Ứng dụng của vải Textile trong đời sống

Hiện nay, vải Textile phổ biến với một số ứng dụng trong lĩnh vực may mặc như:

Vải Textile trong thời trang

Trong ngành thời trang, vải Textile thường được dùng để thiết kế, sản xuất váy áo với những họa tiết cầu kỷ, chỉn chu và đặc biệt nổi bật tới từng đường nét dù là nhỏ nhất.

Các thiết kế thời trang sử dụng vải textile thường kể đến như áo sơ mi, đầm váy dạ hội, đầm hoa, trang phục truyền thống với nhiều chi tiết độc đáo, đặc sắc… 

Trong xu hướng thời trang hiện đại, các sản phẩm làm từ vải textile ngày càng trở thành xu hướng thời trang độc lạ được các fashionista lăng xê nhiệt tình. 

Vải Textile trong thời trang
 

Vải Textile trong thời trang

Vải Textile trong trang trí nội thất

Vải Textile trong lĩnh vực trang trí nội thất có thể kể tới những sản phẩm như đồ bọc ghế, khăn trải bàn, rèm cửa… Các đồ trang trí nội thất làm từ vải textile thường có tính thẩm mỹ cao với nhiều tính năng nổi bật mà loại vải này mang tới cho căn hộ của người sử dụng. 

Vải Textile trong trang trí nội thất
Vải Textile trong trang trí nội thất

Vải Textile trong sản xuất chăn, ga, gối, đệm

Vải textile còn được dùng để sản xuất chăn ga gối đệm với những họa tiết khá thú vị, vừa tiện dụng, vừa trang trí cho phòng ngủ thêm ấm áp. Thêm vào đó, với chất liệu mềm mại, thoáng khí nên vải Textile cũng tạo cảm giác vô cùng dễ chịu, giúp giấc ngủ của cả gia đình được ngon và sâu hơn. 

Vải Textile làm chăn, ga, gối, đệm

Vải Textile làm chăn, ga, gối, đệm

 

Trên đây là những giải đáp chi tiết về vải Textile cùng những khái niệm liên quan của loại vải này trong lĩnh vực thời trang và đời sống. Theo dõi 5S Fashion để cùng cập nhật những thông tin hữu ích về thời trang và phong cách sống để không ngừng làm mới mình mỗi ngày nhé. 

>> Xem thêm:

Biên tập: Phạm Thị Hương Thương
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng