Vải Cotton khô là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của vải Cotton khô
Để có những sản phẩm chất lượng, chắc chắn không thể không chú trọng đến chất liệu, trong đó vải cotton khô ngày càng chiếm vị thế trên thị trường. Không chỉ tạo nên được những trang phục chất lượng, đẹp mắt mà còn thân thiện với môi trường. Cùng tìm hiểu rõ hơn về chất vải cotton khô qua bài viết dưới đây của 5S Fashion nhé!
Vải Cotton khô là gì?
Vải cotton khô là loại vải được làm từ sợi cotton và được xử lý để có đặc tính khô nhanh. Nó là loại vải được thu từ cây bông và thường được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp dệt may. Chất vải này còn có độ bền cao, chống mài mòn tốt và đặc biệt là khả năng thấm hút nhanh nên thường được sử dụng để may áo thun, áo sơ mi, quần lót và nhiều loại trang phục khác.
Vải cotton khô là loại vải được thu từ cây bông, sử dụng nhiều trong dệt may
Mặc dù cotton bền hơn lụa nhưng lại kém bền hơn len, loại vải này dễ bị vón cục và rách. Tuy nhiên, cotton khô vẫn là một trong những loại vải phổ biến và được sản xuất nhiều trên thế giới. Vì chất liệu cotton khô có tính thoáng khí và thấm hút cao nên nó thường được sử dụng để may quần áo trong thời tiết ấm áp.
Hướng dẫn cách nhận biết vải cotton khô
Trên thị trường có nhiều loại vải, điều đó dễ khiến bạn không nhận ra đâu là loại vải chất lượng. Có thể bạn đã có nhiều trang phục được làm từ vải cotton khô nhưng liệu đã biết một số đặc điểm dễ nhận diện của loại vải này? Cùng tham khảo qua một số tips dưới đây:
- Chạm và cảm nhận: Thông thường, bề mặt của vải cotton khô có độ thô nhưng khi chạm vào sẽ cảm nhận được độ mềm mịn của vải.
- Khả năng thấm nước: Khi nhúng vải vào nước, nếu nó hấp thụ nước nhanh, không để lại độ tràn trên bề mặt vải thì có thể đó là cotton khô. Ngược lại, nếu khả năng hút nước kém có thể do đã được pha với các loại sợi khác.
- Độ co giãn: Bạn có thể thử kiểm tra bằng cách kéo giãn vải và xem độ đàn hồi của nó như thế nào. Nếu vải có độ co giãn thấp thì đó là vải cotton khô, nếu ngược lại thì có thể nó đã được pha thêm sợi spandex để tăng độ đàn hồi cho vải.
- Đốt thử vải: Cách này có thể gây hư tốn vải nên có thể thử nếu bạn mua vải theo tấm, nên thử với một lượng vải nhỏ. Nếu nó bị phân hủy, không có mùi khét mà có mùi gỗ thì đó là cotton khô chất lượng.
Vải cotton khô có độ mịn trên bề mặt
Ưu, nhược điểm của vải cotton khô
Vải cotton khô được làm từ bông đem lại nhiều lợi ích cho người dùng, bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi những nhược điểm như:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Ứng dụng của vải cotton khô
Sợi bông được sử dụng rộng rãi và có nhiều giá trị trong cuộc sống nhờ những đặc tính vốn có. Mặc dù cũng có những nhược điểm nhất định nhưng không thể phủ nhận công dụng linh hoạt của cotton khô, đặc biệt như:
Sử dụng vải cotton khô trong thời trang, may mặc
Từ độ mềm mại và thoáng khí, chất liệu cotton khô là lựa chọn hàng đầu trong dệt may. Các loại trang phục như áo sơ mi, quần jean, đồ lót, tất,... được ưu tiên sử dụng loại vải này.
Chất cotton khô là lựa chọn hàng đầu trong công nghiệp dệt may
Hơn thế, vải này còn có ưu điểm mềm mịn, không gây kích ứng da của sợi bông khiến nó trở thành lựa chọn phổ biến trong sản xuất đồ trang phục cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
Ngoài ra, ngành đồ thời trang thể thao, đồ tập gym, yoga,... cũng sử dụng nhiều chất cotton khô. Những thương hiệu lớn như Nike, Adidas,.. đều ưa chuộng loại vải này. Việc chọn chất liệu không chỉ để thấm hút tốt mà còn giúp dễ dàng nhuộm màu, đa dạng họa tiết trang phục.
Sử dụng vải cotton khô làm đồ nội thất
Cotton khô được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các mặt hàng nội thất như chăn, ga giường, vỏ ghế, khăn tắm, rèm cửa,... Sự thoải mái, độ bền bỉ và tính thẩm mỹ tự nhiên tạo ra không gian ấm cúng và hấp dẫn. Không chỉ được yêu thích bởi đặc tính đó mà việc pha màu cho cotton khô dễ tạo nên những hoa văn, họa tiết bắt mắt, cầu kỳ.
Chất liệu cotton khô sử dụng để làm vỏ bọc ghế
Sử dụng vải cotton khô trong y tế
Cotton khô được sử dụng rộng rãi trong ngành chăm sóc sức khỏe cho các sản phẩm như băng, gạc, băng phẫu thuật và các dụng vệ sinh cá nhân khác. Đặc tính nhẹ nhàng và khả năng thấm hút độ ẩm làm cho ứng dụng ngày càng trở nên phổ biến hơn. Ngoài ra, nguồn gốc 100% từ tự nhiên chính là ưu thế mạnh nhất để sử dụng trong y tế, sức khỏe.
Vải cotton khô được sử dụng rộng rãi trong y tế
Sử dụng vải cotton khô trong sản xuất công nghiệp
Ngoài công nghiệp dệt may, cotton khô còn được sử dụng trong sản xuất công nghiệp khác. Chúng được sử dụng để sản xuất bộ lọc, vải bạt, lều, dây thừng, vật liệu đóng gói ngày càng rộng rãi. Thậm chí còn được sử dụng để sản xuất đồ chơi, gấu bông,... nhờ vào tính linh hoạt của nó.
Cotton khô được sử dụng trong sản xuất công nghiệp
Những lưu ý khi sử dụng, bảo quản vải cotton khô
Để bảo quản sản phẩm được bền, không tốn nhiều chi phí mua sắm, cần ghi một số lưu ý khi sử dụng cũng như bảo quản chất cotton khô dưới đây:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Đọc kỹ nhãn mác trên sản phẩm để biết hướng dẫn giặt phù hợp nhất, cụ thể như chế độ giặt, chế độ là, cách bảo quản. Khi tuân theo hướng dẫn sẽ không sử dụng những cách làm khiến mất đi độ bền của vải.
- Không sử dụng chất tẩy rửa mạnh: Những chất có độ tẩy rửa mạnh có thể làm cho vải cotton bị phai màu hoặc giảm bớt độ bền của nó. Ngoài ra, cần hạn chế chất làm mềm vải vì chất này có thể làm mất đi lớp bảo vệ mặt bên ngoài vải.
- Phân loại màu khi giặt: Nên phân chia các màu giặt riêng để tránh bị dính màu phai, đặc biệt với lần giặt đầu tiên. Khi giặt lần đầu, chỉ nên giặt nước lạnh với sản phẩm cùng màu để không bị phai màu.
- Không ngâm quần áo với xà phòng: Không chỉ với vải cotton nói riêng mà các loại vải khác đều không nên ngâm quá lâu với xà phòng, nước giặt. Việc ngâm vải trong xà phòng có thể khiến nó bị chất tẩy bào mòn, bạc màu và họa tiết, hoa văn bị bong tróc.
- Lộn trái sản phẩm trước khi giặt: Lộn trái sản phẩm giúp cho bề mặt vải không bị cọ sát trực tiếp vào các sản phẩm khác. Từ đó giúp cho nó được bền màu và không bề mặt không mất thẩm mỹ.
- Nhiệt độ nước: Nên chọn nước lạnh hoặc nước ấm nhẹ khi giặt, tránh giặt nước nóng vì có thể khiến vải bị co lại và phai màu vải.
- Sấy khô: Vải cotton có thể được sấy khô trong nhiệt độ vừa phải đến thấp hoặc tốt nhất nên để khô tự nhiên trong không khí, việc sấy trong nhiệt độ cao có thể khiến sợi bông co lại.
- Là ủi ở nhiệt độ thích hợp: Khi là ủi, cần là khi vải còn ẩm, chọn nhiệt độ trung bình hoặc thấp để bảo vệ vải cotton khô. Có thể dùng bàn là hơi để tránh những rủi ro khi sử dụng.
- Phơi vải ở nơi khô thoáng: Sự tác động của nhiệt độ cao do ánh nắng trực tiếp có thể khiến sợi bông bị co lại, mất đi khả năng co giãn của vải cotton khô, phai màu. Ngoài ra, nếu phơi ở nơi ẩm ướt cũng làm cho vải dễ bị ẩm mốc, có mùi.
Cần tuân theo hướng dẫn sử dụng chất cotton khô
Hy vọng bài viết trên giúp bạn bổ sung thêm những điều hay ho về vải cotton khô. Đừng quên chia sẻ nó đến bạn bè và cùng theo dõi 5S Fashion để cập nhật thêm nhiều kiến thức mới hay ho nữa nhé!
5S Fashion - Thời trang dành cho nam giới
>>> Xem thêm
Bí quyết phối đồ với áo thun tím nam bắt kịp xu hướng 2023
11 Cách phối quần kaki nam với áo thun đẹp, phong cách bạn đã biết?
Bỏ túi 10 cách phối đồ với áo sơ mi nam Hàn Quốc trẻ trung nhất