Vải Tole là gì? Cách phân biệt vải tole với vải lanh bạn đã biết?
Vải tole là loại vải rất được ưa chuộng trong thời trang mùa hè, đặc biệt là đồ bộ mặc ở nhà dành cho phái nữ. Vậy vải tole là gì? Vải tole có đặc điểm gì? Có những loại vải tole nào? Cùng 5S Fashion tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây.
Vải tole là gì?
Vải tole là gì?
Vải tole được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống. Tuy nhiên, khi nhắc đến vải tole, dường như có khá ít người biết đến, đa phần đều thắc mắc vải tole là gì?
Vải tole là loại vải được làm từ sợi của cây lanh - loại cây công nghiệp ôn đới thân thảo. Tại Việt Nam, loại cây này được trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La,... Ngoài sợi lanh tự nhiên, vải tole còn được pha trộn với một số loại sợi khác để mang đến chất lượng tốt nhất cho người dùng.
Vải tole gây ấn tượng với khả năng thấm hút và nhả nước cực kỳ tốt. Nó có thể chịu được độ ẩm lên đến 20% mà không ảnh hưởng đến chất lượng vải hay gây cảm giác khó chịu cho người mặc.
Quy trình sản xuất vải tole
Quy trình sản xuất vải tole
Do là loại vải có nguồn gốc từ tự nhiên nên quy trình sản xuất vải tole khá phức tạp, bao gồm nhiều công đoạn từ trồng, thu hoạch cây lanh đến tách vỏ, kéo sợi, dệt vải. Cụ thể, vải tole được sản xuất ra như sau:
- Trồng, thu hoạch lanh: Cây lanh được trồng trong điều kiện khí hậu mát mẻ và ẩm ướt. Thông thường, nó sẽ được gieo hạt vào đầu mùa xuân và thu hoạch vào cuối mùa hè. Khi đến thời điểm thu hoạch, người ta sẽ kéo thân cây lên khỏi đất và để nó thối rữa trong vài tuần (retting) để tách vỏ lanh khỏi cây.
- Tách vỏ: Sau quá trình retting, thân cây được sấy khô và nghiền nát để tách sợi lanh. Sợi lanh sau đó được chải kỹ để loại bỏ mảnh vụn.
- Kéo sợi: Sau khi đã được xử lý, sợi lanh sẽ được kéo thành sợi và quấn thành cuộn.
- Dệt vải: Cuối cùng, người ta sẽ sử dụng sợi lanh này để dệt vải. Ngoài ra, để in hoặc nhuộm hoa văn, vải sẽ được tẩy trắng trước khi thực hiện quá trình này.
Có những loại vải tole nào?
Trên thị trường hiện nay, vải tole được chia thành hai loại chính bao gồm vải tole 2 da và vải châu tôn.
Vải tole 2 da là vải gì?
Vải tole 2 da là gì?
Tên gọi vải tole 2 da bắt nguồn từ việc loại vải này sở hữu hai bề mặt vải khác nhau. Vải tole 2 da được dệt theo kiểu dệt 2 mặt Double-face nên hai mặt vải của nó sẽ không giống nhau. Trong đó, mặt bên trong mang đến ưu điểm hút ẩm tốt, còn mặt bên ngoài thì sáng, mịn, có tính thẩm mỹ cao.
Vải châu tôn là gì?
Vải châu tôn là gì?
Chất liệu vải châu tôn được đánh giá cao về độ mềm mại và rũ nhẹ tự nhiên. Đồng thời, đây là loại vải không nhăn và độ co giãn nhẹ, đủ để tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng. Loại vải này được ứng dụng phổ biến trong ngành công nghiệp may áo dài.
Đặc điểm của vải tole
Đặc điểm của vải tole
Bên cạnh khái niệm vải tole là gì, bạn cũng cần nắm rõ các đặc điểm của vải tole để biết cách nhận biết chất vải này và ứng dụng nó trong hoàn cảnh phù hợp.
- Thân thiện, an toàn với làn da: Vải tole sở hữu bề mặt mềm mịn, êm ái, mang đến sự dễ chịu khi tiếp xúc với da. Hơn nữa, đây là loại vải có nguồn gốc từ sợi tự nhiên nên nó sẽ không gây kích ứng da và thân thiện với môi trường.
- Thấm hút tốt: Vải tole có khả năng hút ẩm tốt. Như 5S Fashion đã chia sẻ, vải tole có thể chịu được độ ẩm lên đến 20%. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của vải tole khiến nó được ưa chuộng hàng đầu trong trang phục mùa hè.
- Thoáng mát, trọng lượng nhẹ: Với bề mặt mỏng nhẹ, thoáng khí, vải tole mang lại cảm giác mát mẻ, không bị hầm bí dù mặc trong thời tiết nóng bức. Vì vậy, loại vải này cũng rất thích hợp với những nơi có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm. Ngoài ra, chất vải mỏng nhẹ còn giúp vải nhanh khô, từ đó, giúp tiết kiệm thời gian giặt giũ cho bạn.
- Ít nhăn: Các chất vải được làm từ sợi tự nhiên thường có nhược điểm dễ nhăn. Tuy nhiên, với vải tole, bạn không cần lo lắng về điều này. Vải tole thường ít bị nhăn. Do đó, khi sử dụng chất vải này, người dùng rất ít khi phải là ủi.
- Họa tiết bắt mắt: Với công nghệ dệt hiện đại cùng khả năng dễ nhuộm và in màu, vải tole mang đến cho bạn đa dạng thiết kế với hoa văn bắt mắt, màu sắc tươi tắn. Do đó, đây là sự lựa chọn lý tưởng dành cho các tín đồ thời trang ưa chuộng thiết kế màu mè, nổi bật.
Tuy nhiên, vải tole có nhược điểm độ đàn hồi kém, hầu như không co giãn. Do đó, khi lựa chọn trang phục làm từ vải tole, bạn nên ưu tiên kiểu dáng suông nhẹ, rộng rãi. Ngoài ra, nếu bạn gấp hay ủi liên tục tại một vị trí, nó có thể làm gãy sợi chỉ và co rút bề mặt vải.
Cách phân biệt vải tole với vải lanh bạn đã biết?
Cách phân biệt vải tole và vải lanh
Tương tự như vải tole, vải lanh cũng được sản xuất từ sợi lanh. Để phân biệt hai loại vải này, bạn có thể dựa vào các tiêu chí sau:
- Nguyên liệu: Vải tole thường kết hợp giữa sợi lanh tự nhiên với sợi tổng hợp như polyester, nylon, polypropylene. Vải lanh là sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, được chiết xuất từ cây lanh.
- Cảm giác chạm: Khi chạm vào vải tole, bạn sẽ có cảm giác mềm, mịn, nhẹ. Trong khi đó, vải lạnh đem lại cảm giác mát nhưng hơi cứng và thô.
- Kết cấu vải: Vải tole có cấu trúc vải khít, nhẹ, mịn, có thể có độ nhám hoặc bóng. Trong khi đó, với bề mặt vải lanh, bạn có thể nhìn thấy rõ mắt vải và vết nứt nhỏ.
- Độ thấm hút, thoáng khí: Vải lanh có khả năng hút ẩm tốt và thoáng khí, mát mẻ hơn so với vải tole.
- Đặc tính chống nhăn: Vải tole thường ít nhăn và dễ bảo quản. Ngược lại, vải lanh lại khá dễ nhăn và cần được là ủi thường xuyên để giữ bề mặt vải phẳng phiu.
- Tính ứng dụng: Vải tole thường được sử dụng để may đồ bộ, đồ ngủ. Vải lanh được ưa chuộng trong may áo sơ mi, váy, áo, trang phục mùa hè.
Ứng dụng của vải tole trong đời sống
Với chất vải mềm mịn, thoáng mát, thấm hút tốt, vải tole được ứng dụng khá phổ biến, có thể kể đến như thời trang mặc nhà dành cho phái nữ, thời trang trẻ em, sản phẩm trang trí nội thất,...
Váy ngủ, đồ bộ mặc nhà
Váy ngủ, đồ bộ mặc nhà chất liệu vải tole
Tùy vào đặc điểm riêng mà mỗi loại vải sẽ phù hợp với một phong cách thời trang khác nhau. Chẳng hạn như nhắc đến vải jeans, người ta sẽ nghĩ đến những chiếc quần Jeans, áo khoác jeans bụi bặm, cá tính. Nhắc đến vải kate, nhiều người sẽ liên tưởng đến chiếc áo sơ mi chỉn chu, thanh lịch. Tương tự, xu hướng nổi bật của vải tole đó chính là đồ ngủ và đồ mặc nhà.
Vải tole đem đến cho phái đẹp các item váy ngủ, đồ bộ mặc nhà với độ rũ nhẹ tự nhiên, mang đến vẻ đẹp nữ tính và quyến rũ. Đặc biệt, đồ bộ vải tole có thiết kế vô cùng đa dạng với kiểu dáng trơn hoặc hoa văn hoa hòe, phù hợp với nhiều độ tuổi khác nhau.
>> Có thể bạn quan tâm: 11 shop bán túi tote local brand đẹp, đa dạng mẫu nhất
Quần áo trẻ em
Quần áo trẻ em được làm từ vải tole
Với màu sắc tươi tắn và họa tiết sinh động, vải tole còn phù hợp trong sản xuất trang phục dành cho trẻ em, tạo nên các item bắt mắt, thu hút trẻ. Ngoài ra, vải tole là loại vải có nguồn gốc từ thiên nhiên nên nó hoàn toàn phù hợp với làn da nhạy cảm của các bé.
Bên cạnh đó, ở độ tuổi sơ sinh và trẻ nhỏ, quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn so với người lớn, do đó, trẻ nhỏ thường rất dễ đổ mồ hôi. Với đặc tính thấm hút vượt trội, vải tole là chất liệu lý tưởng mà các bậc cha mẹ bỉm sữa không nên bỏ qua.
Trang trí nội thất
Khăn trải bàn vải tole
Ngoài ứng dụng trong thời trang may mặc, vải tole còn được sử dụng trong trang trí nội thất với các sản phẩm như rèm, drap giường, gối, nệm, bọc ghế, khăn trải bàn,... giúp không gian của bạn trông ấn tượng và sinh động hơn.
Hướng dẫn cách bảo quản vải tole
Cách bảo quản vải tole đúng cách
Nguồn gốc từ sợi tự nhiên mang đến nhiều ưu điểm cho chất vải này. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi cách bảo quản và giặt giũ khắt khe hơn. Bỏ túi ngay một số lưu ý sau đây để duy trì chất lượng và độ bền cho vải tole nhé!
- Trước khi đem phơi, bạn nên giũ mạnh nhiều lần để loại bỏ nếp nhăn trong quá trình giặt.
- Do có nguồn gốc từ thiên nhiên nên vải tole khá nhạy cảm với nhiệt độ cao. Do đó, bạn nên để quần áo khô tự nhiên trong không khí, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng.
- Giặt vải tole với lực nhẹ, không vắt, xoắn hay chà mạnh, ưu tiên giặt bằng tay.
- Trong trường hợp giặt bằng máy, bạn nên chọn chế độ giặt nhẹ, chọn lượng nước tối đa và không giặt quá nhiều đồ cùng lúc để quần áo được tự do chuyển động trong lồng giặt và gây bị nhăn nhúm.
- Sử dụng nước giặt có nồng độ chất tẩy thấp.
- Giặt vải tole với nước lạnh hoặc nước ấm, không ngâm, giặt vải tole bằng nước nóng (trên 40 độ C), nó có thể làm thay đổi cấu trúc sợi vải.
- Là ủi vải tole khi nó vẫn còn ẩm. Nếu quần áo đã khô, bạn nên chuẩn bị thêm bình xịt để xịt lên bề mặt vải. Ngoài ra, bạn lưu ý nên là ủi trên mặt trái của vải và điều chỉnh nhiệt độ dưới 240 độ C.
- Hãy sử dụng quần áo làm từ vải tole với tần suất thường xuyên để tránh trường hợp vải bị mục, ẩm mốc do cất giữ quá lâu.
Tổng kết
Tóm lại, vải tole là loại vải có nguồn gốc từ cây lanh. Với hàng loạt ưu điểm như mỏng nhẹ, thấm hút tốt, hoa văn ấn tượng, vải tole ngày càng được ứng dụng đa dạng trong đời sống. Hy vọng với những thông tin mà 5S Fashion chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc vải tole là gì, đồng thời, nắm được các ưu, nhược điểm cũng như cách bảo quản để giữ cho các item làm từ vải tole luôn bền đẹp như mới.
5S Fashion - Thời trang cho nam giới!
>> Xem thêm: