So sánh vải Polyester và Cotton có gì khác biệt?
Vải Polyester và Cotton là hai chất liệu vải xuất hiện thường xuyên trong thời trang hàng ngày của nam giới. Chất liệu này không chỉ có độ bền lâu mà tính ứng dụng cao, sử dụng để may nhiều loại trang phục. Hai loại vải mang đến cho người mặc sự thoải mái và dễ chịu. Cùng 5S Fashion tìm hiểu cách phân biệt 2 chất liệu trong bài viết dưới đây.
So sánh vải Polyester và vải Cotton
Điểm khác biệt giữa vải Polyester và Cotton
Vải Polyester và Cotton nhìn chung tổng quan không có sự khác nhau rõ rệt. Nhiều người vẫn lầm tưởng về 2 chất liệu này mỗi khi nhận định. Tuy nhiên, nếu bạn quan sát kĩ và cảm nhận khi sờ vào sẽ thấy được sự khác nhau rõ rệt.
Đặc tính của vải
Đặc tính của 2 chất liệu vải này có nhiều điểm khác nhau. Người mặc chỉ cần cảm giác qua sự tiếp xúc của da và vải đã có thể nhận biết và phân biệt được ngay từng loại. Chính vì thế, chúng ta có thể phân biệt được dễ dàng 2 chất liệu này.
Vải Cotton |
Vải Polyester |
|
|
Thành phần của vải
Thành phần sợi sản xuất ra hai dòng vải này cũng hoàn toàn khác nhau. Tuy nói về đặc tính, chúng có nhiều điểm khác nhưng vẫn có một số đặc tính khá giống nhau.
Vải Cotton |
Vải Polyester |
100% từ sợi tự nhiên. Vải được dệt từ sợi bông tự nhiên. Sợi dệt được người dân thu hoạch từ những cây bông quen thuộc. Trải qua quá trình sản xuất và gia công, quả bông tạo thành sợi và giúp dệt vải nhanh chóng hơn. → Chính vì nguồn gốc sợi tự nhiên nên vải cotton dịu nhẹ, thích hợp với cả làn da nhạy cảm nhất. |
100% từ sợi nhân tạo. Các sợi vải đều làm từ tổ hợp chất polyethylene terephthalate hay còn được gọi là PET. Chúng được tạo ra từ dầu và khí đốt, trải qua quá trình gia công để tạo nên vải sợi polyester để may quần áo. |
Quy trình sản xuất
Quy trình sản xuất của vải Polyester và Cotton rất đặc biệt và độc đáo. Mỗi loại vải được dệt theo kiểu dệt khác nhau theo đặc tính và tính chất của từng loại.
Quy trình sản xuất của vải Polyester và vải Cotton
Đối với vải Cotton
Dọc theo các đường dệt của sợi vải xuất hiện nhiều những khoảng trống. Khi gặp nước, vải cotton sẽ thấm hút nước tốt. Sợi bông lúc này nở ra và lấp đầy những khoảng trống này.
Do vậy, Cotton thường được yêu thích khi may quần áo vào mùa hè. Để tăng thêm tính bền cho vải, nhà sản xuất còn sử dụng thêm một lớp sáp bên ngoài phủ lên mặt vải.
Đối với sợi Polyester
Quy trình sản xuất phức tạp và đòi hỏi công nghệ hiện đại. Sợi polyester sẽ được nung nấu ở nhiệt độ cao nhất để tan chảy. Chất lỏng sau khi được nung nóng sẽ bắt đầu chảy qua các khung lỗ nhỏ để tạo thành các sợi vải. Sau đó, chúng sẽ đông cứng lại để tạo thành tấm vải lớn. Vải Polyester chính vì thế mà được đánh giá bền và chắc chắn.
Vải Polyester và Cotton loại vải nào tốt hơn?
So sánh về đặc tính, công dụng và tính chất của vải Polyester và Cotton đều có những ưu và nhược điểm riêng. Mỗi loại sở hữu các tính chất nhất định, phù hợp may các kiểu trang phục khác nhau. Tuy nhiên, người mặc đôi khi lại phân vân khi không biết chọn vải nào phù hợp với da và mục đích sử dụng của mình.
Vải Polyester |
Vải Cotton |
|
Thành phần |
|
|
Độ bền của vải |
|
|
Khả năng thấm hút mồ hôi và thoáng mát |
|
|
Khả năng kích ứng với da |
|
|
Tổng kết, dù là vải Polyester và Cotton đều có cho mình những ưu và nhược điểm. Tùy theo đối tượng và mục đích sử dụng, người mặc có thể chọn cho mình chất liệu vải phù hợp.
Vải Polyester và Cotton loại vải nào tốt hơn?
Nếu làn da người dùng không bị nhạy cảm, hoạt động ngoài trời không quá nhiều nên lựa chọn quần áo từ vải sợi Polyester để đảm bảo độ bền và luôn giữ được form dáng khi mặc.
Tuy nhiên, nếu dành cho da em bé hoặc một số là da nhạy cảm, bạn nên cân nhắc chọn vải Cotton để bảo vệ sức khỏe. Đặc biệt khi vào hè, mồ hôi đổ ra nhiều. Với nhiều loại da kích ứng nếu không chọn vải phù hợp sẽ xuất hiện các trường hợp ảnh hưởng đến sức khỏe.
Cách nhận biết vải Polyester và Cotton
Từ bảng so sánh trên, người mặc cần biết phân biệt được 2 loại vải Polyester và Cotton khi chọn mua quần áo. Đây là điều quan trọng, bởi không chỉ ảnh hưởng đến tính bền, tính ứng dụng mà một số trường hợp chọn sai còn gây ra kích ứng của da. Bạn có thể tham khảo một số cách phân biệt sau đây:
Kiểm tra bằng thị giác
Vải Polyester khi chạm vào, bề mặt vải mềm mịn, trơn và không bị thô ráp. Độ co giãn, đàn hồi cao, sờ vào mát tay và không bị nhàu. Các đường dệt trên sợi vải đều, đẹp và có tính thẩm mỹ cao. Vải sợi Polyester không bị nhàu hoặc có nếp lằn do gấp quần áo.
Vải Cotton được làm từ sợi tự nhiên. Khi sờ bề mặt vải sẽ cảm nhận được độ nhám do bị xù bông. Vải mềm, mịn, nhẹ và thoáng mát. Thích hợp mặc mùa hè. Tuy nhiên, nếu gấp để lâu không dùng, quần áo sẽ xuất hiện các dấu gấp và dễ bị nhàu. Vải có độ bền kém.
Cách nhận biết vải Polyester và Cotton bằng thị giác
Kiểm tra bằng nhiệt
Khi đốt, vải sợi Polyester khó bén lửa. Hoặc khi cháy, không xuất hiện tro mà chúng thường vón lại thành cục màu đen. Đốt có mùi tỏa ra khá khó chịu, nếu tỉ lệ pha trộn với cotton thấp sẽ rất giống với mùi đốt nilon.
Khi đốt vải Cotton sẽ tương tự như khi đốt giấy. Lửa bén nhanh, có màu đỏ hồng. Khi cháy hết, vải để lại phần tro xám, mềm mịn và dễ bóp.
Cách nhận biết vải Polyester và Cotton bằng nhiệt độ
Kiểm tra bằng nước
Khi nhỏ vài giọt nước lợi vải Polyester, bạn sẽ thấy nước rất lâu thấm vào vải. Thay vào đó, nó tạo thành những cục nước lăn qua lại trên mặt vải.
Tương tự với vải Cotton, khi tiếp xúc với nước, nước rất nhanh thấm vào vải và lan rộng ra. Nếu trong thời tiết nóng thì chỉ vài phút sau chỗ ướt sẽ khô ngay.
Cách nhận biết vải Polyester và Cotton bằng nước
Ứng dụng vải Polyester và Cotton
Vải Polyester và Cotton có tính ứng dụng cao. Đặc biệt là trong thời trang nam giới. Các sản phẩm từ áo thun, sơ mi, áo vest, blazer hoặc áo khoác của chàng đều phần lớn sử dụng chất liệu vải này. Cùng tham khảo một số sản phẩm dành cho nam giới được may từ hai chất liệu trên.
Áo Thun Nam
Lựa chọn item cho mùa hè chàng không thể bỏ qua được áo thun nam. Loại áo mà người mặc có thể thay đổi biến hoán với nhiều phong cách và kiểu dáng khác nhau.
- Đối với áo thun được may từ vải Polyester,sẽ thoáng mát, thấm hút mồ hôi nhanh. Nhờ đặc điểm Quick Dry hoặc Wicking nên chàng sẽ luôn thoải mái khi diện. Tiết kiệm thời gian, không phải ủi nhưng áo vẫn đẹp và chuẩn form.
- Áo thun nam được may từ sợi Cotton sẽ giúp thấm hút mồ hôi nhanh, mát mẻ và thoáng khí. Người mặc không cảm thấy khó chịu và nóng bức khi mặc. Giá thành áo thun vải Cotton cũng phù hợp.
Áo thun nam từ vải Polyester và Cotton
Áo Tank Top Nam
Áo Tank Top ba lỗ Nam là xu hướng thời trang nam giới được phái mạnh yêu thích trong những năm trở lại đây. Thiết kế áo mang đến sự khỏe khoắn, hiện đại và rất có gu. Không chỉ mặc ngày thường mà còn có thể dùng nó mỗi lúc đi tập GYM.
Áo Tank Top Nam từ sợi Polyester |
Ánh Tank Top từ sợi Cotton |
|
Tuy form dáng và màu sắc không như sợi vải tổng hợp. Nhưng áo nhận được đánh giá tốt giữa khả năng thoáng khí, mát mẻ và thoải mái khi mặc. Dù hoạt động nhiều vẫn không bị cảm thấy khó chịu. |
Áo Tank Top nam từ vải Polyester và Cotton
Áo Polo Nam
Áo Polo Nam là một item thường thấy trong tủ đồ của cánh mày râu. Áo phù hợp dùng cho cả 4 mùa cùng với nhiều phong cách thời trang khác nhau. Lựa chọn vải phù hợp sẽ giúp bạn giữ được áo trong thời gian lâu:
- Áo polo từ vải Polyester: Chất liệu giúp áo luôn giữ được form chuẩn. Dù dùng lâu, giặt nhiều lần nhưng dáng hoặc màu sắc áo không thay đổi. Bạn có thể mix cùng quần kaki dài để tôn lên sự trẻ trung và năng động.
- Áo polo từ sợi Polyester: Đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm mặc mùa hè cho lịch sự, nghiêm túc nhưng vẫn mát mẻ và thoải mái. Tính thấm hút mồ hôi nhanh, không tạo mùi hay sự ố vàng do hoạt động nhiều.
Áo polo nam từ vải Polyester và Cotton
Vải Polyester và Cotton cơ bản có nhiều điểm khác nhau. Với khoa học công nghệ hiện đại, nhiều nhà sản xuất đang khắc phục nhược điểm của hai chất liệu vải này. Bỏ túi ngay cách phân biệt và đặc tính của vải Polyester và Cotton trên đây để chọn lựa sản phẩm phù hợp. Đừng quên theo dõi 5S Fashion để cập nhật các tin mới nhất về thời trang.
5S Fashion - Thời trang cho nam giới
>> Xem thêm
Vải vỏ hàu là gì? Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về vải vỏ hàu
Vải kháng khuẩn là gì? Đặc điểm, ứng dụng của vải kháng khuẩn