Cổ áo bị giãn thì phải làm sao? A-Z Cách khắc phục cổ áo bị giãn

18.04.2024
Mục lục (Hiện)

Áo bị giãn cổ là tình trạng thường gặp sau một thời gian dài sử dụng. Nó sẽ làm chiếc áo của bạn trở nên “lỏng lẻo” và mất đi vẻ thẩm mỹ ban đầu. Vậy cổ áo bị giãn thì phải làm sao? Có cách nào để khắc phục không? Cùng 5S Fashion tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Một số nguyên nhân dẫn đến cổ áo bị giãn

Tình trạng cổ áo bị giãn

Tình trạng cổ áo bị giãn

Trước khi tìm hiểu giải pháp cho câu hỏi “cổ áo bị giãn thì phải làm sao?”, hãy cùng 5S Fashion lý giải một số nguyên nhân dẫn đến sự cố này. Trên thực tế, hiện tượng cổ áo bị giãn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như do chất liệu của áo, do cách sử dụng và bảo quản của người dùng. Cụ thể, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến cổ áo bị giãn

Chất liệu vải

Cổ áo bị giãn do có chất liệu vải kém chất lượng

Cổ áo bị giãn do có chất liệu vải kém chất lượng

Chất liệu vải là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng và độ bền của áo. Chất lượng vải kém sẽ khiến quần áo bị giãn sau một thời gian sử dụng. Chẳng hạn như trong thành phần sợi vải có chứa nhiều PE (polyethylene), spandex hoặc chất liệu vải chưa được xử lý chống co giãn.

Bên cạnh đó, cổ áo bị giãn còn có thể do kỹ thuật may ráp cổ áo vào thân áo. Nếu thực hiện sơ sài hoặc không đảm bảo, phần viền cổ áo sẽ bị rộng, nhăn nhúm, đồng thời, dễ bị giãn chỉ sau vài lần giặt.

Nhiệt độ cao

Cổ áo bị giãn do giặt, sấy, phơi ở nhiệt độ cao

Cổ áo bị giãn do giặt, sấy, phơi ở nhiệt độ cao

Đa số các loại vải đều khá nhạy cảm với nhiệt độ cao. Vì vậy, việc giặt áo bằng nước nóng hoặc sấy khô với nhiệt độ quá cao sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của vải. Từ đó, không chỉ có cổ áo bị giãn mà gần như toàn bộ thân áo đều bị giãn và nhão.

Ngoài tiếp xúc với nhiệt độ cao trong quá trình giặt và sấy thì nhiệt độ cao trong quá trình phơi cũng là yếu tố bạn cần đặc biệt quan tâm. Để quần áo khô nhanh, nhiều người thường lựa chọn việc phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, điều này sẽ gây hư hại đến kết cấu của vải. Không chỉ khiến áo bị giãn mà còn làm bề mặt vải bị thô, cứng và phai màu. 

Cách bảo quản và sử dụng

Cổ áo bị giãn do treo không đúng cách

Cổ áo bị giãn do treo không đúng cách

Cuối cùng, một trong những nguyên nhân phổ biến không kém khiến cổ áo bị giãn đó chính là do thói quen giặt giũ, bảo quản và sử dụng không đúng cách. Chẳng hạn, nhiều người thường có thói quen giặt chung tất cả quần áo với nhau, ví dụ như giặt áo thun nam chung với quần jeans nam. Việc giặt chung với các loại chất liệu cứng và dày sẽ khiến chiếc áo cũng như phần cổ áo bị giãn.

Về cách bảo quản và sử dụng, cổ áo thường bị giãn do chịu lực kéo mạnh từ người dùng. Chẳng hạn như việc kéo rộng cổ áo để luồn móc áo vào khi phơi hoặc kéo rộng cổ khi mặc, đặc biệt là những item có thiết kế cổ áo ôm gọn lấy phần cổ của người mặc.

Cổ áo bị giãn thì phải làm sao?

Cổ áo bị giãn thì phải làm sao?

Cổ áo bị giãn thì phải làm sao?

Có thể thấy, cổ áo bị giãn sẽ khiến chiếc áo của bạn trở nên mất điểm. Thậm chí, trong một số trường hợp, item này còn bị bỏ đi, không thể tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục sự cố này. Cùng 5S Fashion tham khảo ngay các cách sửa áo bị giãn cổ ngay sau đây.

Ngâm áo trong nước sôi

Khắc phục tình trạng cổ áo bị giãn bằng cách ngâm áo trong nước sôi

Khắc phục tình trạng cổ áo bị giãn bằng cách ngâm áo trong nước sôi

Cổ áo bị giãn thì phải làm sao? Trước tiên, bạn hãy thử ngay giải pháp ngâm áo trong nước sôi. Đây là cách thức vô cùng đơn giản, dễ thực hiện, đặc biệt là không sử dụng đến hóa chất. 

Bạn thực hiện bằng cách đun sôi nước, sau đó, cho phần cổ áo bị giãn vào trong nước sôi sao cho phần cổ áo được ngập hoàn toàn trong nước. Bạn ngâm cổ áo trong nước sôi từ 5 - 7 phút, sau đó, tắt bếp và chờ đến khi nước nguội. Cuối cùng, bạn vớt áo ra, vắt ráo nước và đem đi phơi khô.

Trong đó, mỗi chất liệu vải sẽ có đặc tính riêng. Vì vậy, trong quá trình ngâm áo trong nước sôi, bạn cần lưu ý kỹ đến thời gian ngâm áo. Cụ thể như sau:

  • Với áo được làm từ cotton, nó sẽ nhanh co lại so với các chất liệu khác. Đồng thời, nó cũng dễ bị phai màu. Do đó, khi ngâm áo cotton trong nước sôi, bạn nên kiểm tra liên tục phần cổ áo để tránh tình trạng bị co quá mức hoặc phai màu.
  • Với item áo làm từ polyester, chất liệu này sẽ khó co lại hơn so với cotton. Do đó, bạn nên thực hiện quá trình ngâm cổ áo trong nước sôi vài lần để khắc phục tình trạng cổ áo bị giãn.
  • Với chất liệu denim, thời gian để cổ áo co lại sẽ lâu hơn rất nhiều so với hai chất liệu trên. Thông thường, khi cho cổ áo denim bị giãn vào nước sôi, bạn hãy đun trong khoảng 20 phút, sau đó, để nước nguội hẳn rồi mới vắt áo và đem đi phơi.
  • Nếu phần cổ áo bị giãn của bạn được làm từ lụa tơ tằm, bạn chỉ cần ngâm trong thời gian ngắn. Cụ thể, khi nước vừa sôi, bạn có thể tắt bếp ngay. Bởi lẽ, đây là chất vải cực kỳ dễ co rút.

Lưu ý về thời gian ngâm nước sôi đối với từng loại vải 

Lưu ý về thời gian ngâm nước sôi đối với từng loại vải 

Công đoạn cuối cùng trong cách sửa áo bị giãn cổ bằng nước sôi đó chính là đem áo đi phơi khô. Tương tự, mỗi chất vải sẽ có một lưu ý riêng.

  • Với áo cotton, bạn nên để áo khô một cách tự nhiên bằng cách phơi trong bóng râm, tránh ánh nắng gay gắt từ mặt trời.
  • Chất liệu polyester thường rất dễ giặt sạch và bảo quản. Do đó, bạn chỉ cần phơi lên dây như thông thường.
  • Với vải denim, do có chất vải khá dày dặn và bền chắc nên bạn sấy khô áo bằng chế độ sấy của máy giặt. Tuy nhiên, bạn lưu ý, không sấy áo denim bằng máy sấy quần áo.
  • Với chất liệu lụa, bạn không nên vắt quá ráo mà hãy để áo khô một cách tự nhiên bằng cách phơi ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng.

Dùng bàn ủi

Dùng bàn ủi để khắc phục tình trạng cổ áo bị giãn

Dùng bàn ủi để khắc phục tình trạng cổ áo bị giãn

Cổ áo bị giãn thì phải làm sao? Trong trường hợp bạn cần dùng áo ngay và không có nhiều thời gian để ngâm trong nước sôi như bước trên, bạn hãy áp dụng cách sửa áo bị giãn cổ bằng bàn ủi.

Trước tiên, bạn lộn mặt trái của áo ra phía trước. Tiếp theo, bạn điều chỉnh bàn ủi sang chế độ dành cho vải cotton (thường là mức 3). Sau đó, bạn là lên phần cổ áo bị giãn, khoảng 2 - 3 giây bạn nhấc bàn ủi lên một lần và lặp lại động tác này cho đến khi cổ áo được co lại theo ý của bạn. 

Giặt bằng máy giặt

Khắc phục cổ áo bị giãn bằng cách giặt bằng máy giặt

Khắc phục cổ áo bị giãn bằng cách giặt bằng máy giặt

Đây không chỉ là cách sửa áo bị giãn cổ mà bạn có thể áp dụng giải pháp này trong trường hợp toàn bộ thân áo và quần đều bị giãn. Bạn cho quần áo bị giãn vào máy giặt, tiến hành giặt như bình thường. Tuy nhiên, sau khi giặt xong, bạn lưu ý không sấy áo trong máy giặt mà hãy lấy áo ra, giũ thẳng và phơi khô tự nhiên, tránh ánh nắng mặt trời.  

Dùng máy sấy tóc

Dùng máy sấy để sấy khô phần cổ áo bị giãn

Dùng máy sấy để sấy khô phần cổ áo bị giãn

Cổ áo bị giãn phải làm sao? Bạn có thể thử khắc phục bằng cách dùng máy sấy tóc. Đây là cách thức khá tốn thời gian. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng sẽ không làm bạn thất vọng.

Trước tiên, bạn cần giặt áo bằng nước nóng, sau đó, vắt nhẹ để loại bỏ bớt nước. Bạn cũng có thể giặt áo trong máy giặt với chế độ giặt bằng nước nóng. Tuy nhiên, lưu ý, không sấy khô áo hoàn toàn.

Tiếp theo, bạn dùng máy sấy tóc để sấy khô phần cổ áo bị giãn. Bạn sấy ở mức nhiệt cao nhất. Bạn thực hiện cho đến khi cổ áo khô và co lại như mong muốn.  

Tips hạn chế tình trạng áo bị giãn cổ

Phơi áo bằng kẹp hoặc vắt ngang để hạn chế tình trạng áo bị giãn cổ

Phơi áo bằng kẹp hoặc vắt ngang để hạn chế tình trạng áo bị giãn cổ

Có thể thấy, dù là nguyên nhân chủ quan hay khách quan thì hiện tượng cổ áo bị giãn sau một thời gian sử dụng là lỗi khó có thể tránh khỏi, đặc biệt là đối với phần viền cổ của những chiếc áo thun cổ tròn hoặc phần bo cổ của áo polo nam

Tuy nhiên, trên thực tế, bạn cũng có thể hạn chế và “phòng ngừa” tình trạng cổ áo bị giãn bằng một số tips nhỏ sau:

  • Vắt ráo nước trước khi phơi. Bởi lẽ, khi áo bị ướt sũng, trọng lượng áo sẽ nặng hơn, từ đó, khiến áo dễ bị giãn.
  • Tránh giặt áo bằng máy giặt quá nhiều lần. Thay vào đó, bạn hãy giặt tay để sợi vải ít bị ảnh hưởng hơn.
  • Khi áo còn ướt, bạn nên phơi bằng kẹp hoặc vắt ngang áo trên dây, đợi đến khi áo ráo nước hoặc khô hoàn toàn thì có thể treo bằng móc. Điều này sẽ giúp hạn chế độ chùng của áo khi bị ướt.
  • Lựa chọn loại móc treo bằng gỗ hoặc nhựa thay vì kim loại. Đồng thời, bạn nên ưu tiên lựa chọn loại móc treo bản to để tăng diện tích tiếp xúc và giảm độ kéo giữa áo và móc.
  • Thay vì kéo rộng cổ áo để luồn móc treo vào cổ áo theo hướng từ trên xuống, bạn hãy luồn móc vào thân áo theo hướng từ dưới lên. 
  • Nên để áo khô tự nhiên bằng cách phơi trong bóng râm hoặc nơi có nắng, gió nhẹ thay vì sấy khô trong máy sấy quần áo.
  • Phân loại chất liệu quần áo trước khi giặt. Cụ thể, bạn giặt các chất vải mềm, mỏng cùng với nhau và giặt các chất liệu thô, cứng, dày dặn cùng với nhau.
  • Giặt áo bằng nước lạnh.
  • Trong trường hợp giặt bằng máy giặt, bạn hãy cho áo vào trong túi giặt để hạn chế tình trạng cổ áo bị giãn.
  • Không xoắn, vắt áo quá mạnh, đồng thời, không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh. Bởi lẽ, lực tác động mạnh hoặc chất tẩy mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu sợi vải và khiến áo bị giãn, nhão.

Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ của 5S Fashion về nguyên nhân, giải pháp và một số tips hạn chế tình trạng cổ áo bị giãn. Hy vọng sẽ giúp bạn không còn đau đầu với vấn đề “cổ áo bị giãn thì phải làm sao?”. Đừng quên theo dõi 5S Fashion để bỏ túi thêm nhiều “bí kíp” bảo quản trang phục đầy hữu ích nhé!

5S Fashion - Thời trang cho nam giới!

>> Xem thêm: 

Biên tập: Huỳnh Thị Hải Quyên
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng