Công nghệ dệt nhuộm là gì? Quy trình sản xuát dệt nhuộm từ A-Z?

26.02.2024
Mục lục (Hiện)

Một yếu tố làm nên sự khác biệt cũng như quyết định tính thời trang của các item thời trang đó chính là chất vải và màu sắc của tấm vải đó. Để làm nên một tấm vải có màu sắc đẹp, nổi bật, bền bỉ và chất lượng tốt thì công nghệ dệt nhuộm đóng vai trò quan trọng hàng đầu.

Hôm nay hãy cùng 5S Fashion tìm hiểu về công nghệ dệt nhuộm cũng như quy trình sản xuất dệt nhuộm nhé.

Công nghệ dệt nhuộm là gì?

Dệt Nhuộm có thể được coi là một ngành nghề truyền thống có lịch sử phát triển từ rất lâu đời tại Việt Nam ta và thu hút được nhiều sự chú ý từ các nhà đầu tư. Đây cũng chính là một trong những lĩnh vực có vai trò to lớn đối với nền kinh tế nước nhà, đóng góp không ít vào ngân sách nhà nước. Chính vì thế, ngành công nghiệp dệt may ngày càng phát triển, từ đó, nhiều sản phẩm được tạo ra để phục vụ lĩnh vực dệt may. 

Với quá trình sản xuất phức tạp, sử dụng nhiều loại máy móc khác nhau và nguồn nguyên vật liệu đa dạng, đây là một ngành sản xuất vô cùng đa dạng với nhiều loại vải và sản phẩm khác nhau, có thể được sản xuất từ sợi tự nhiên, sợi nhân tạo, lông động vật, tơ tằm… Các sản phẩm này sẽ có những đặc điểm riêng biệt về kiểu dáng, kích thước, màu sắc và đặc tính sử dụng khác nhau. 

Có thể nói, sự khác nhau trong những sản phẩm của các thương hiệu như áo thun nam, áo sơ mi nam, quần jean… cùng nhiều item khác chính là nằm ở vấn đề dệt nhuộm sợi vải.

Công nghệ dệt nhuộm là gì?

Công nghệ dệt nhuộm là gì?

Quy trình sản xuất dệt nhuộm

Quy trình sản xuất dệt nhuộm gồm có nhiều công đoạn nhỏ lẻ phức tạp, tuy nhiên có thể tóm gọn trong 5 bước chính đó là Kéo sợi, Dệt vải, Xử lý hóa chất, Nhuộm, Hoàn thiện.

Công nghệ sản xuất trong ngành Dệt Nhuộm cũng được phát triển rất mạnh mẽ, từ quá trình xử lý nguyên vật liệu, dệt sợi, nhuộm màu cho đến gia công thành phẩm cuối cùng. Hiện nay, ngành Dệt Nhuộm tại Việt Nam đang trải qua một quá trình phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là trong vài năm gần đây. 

Quy trình sản xuất dệt nhuộm là quá trình kỹ thuật kết hợp giữa việc dệt và nhuộm vải để tạo ra các sản phẩm vải có màu sắc và hoa văn đa dạng. Dưới đây là một quy trình tổng quan về quá trình này:

  • Chuẩn bị nguyên liệu: Nguyên liệu chính bao gồm sợi tự nhiên như bông, len, lụa hoặc sợi tổng hợp như polyester, nylon. Đối với việc nhuộm, cần chuẩn bị các hóa chất nhuộm phù hợp.
  • Dệt vải: Quá trình này bao gồm việc dệt sợi thành vải sử dụng máy dệt. Các loại máy dệt khác nhau sẽ tạo ra các loại vải có cấu trúc và hoa văn khác nhau.
  • Chuẩn bị nhuộm vải: Sau khi vải được dệt xong, nó sẽ được chuẩn bị cho quá trình nhuộm. Vải được xử lý để loại bỏ bất kỳ tạp chất nào và tăng khả năng hấp thụ màu.
  • Chuẩn bị dung dịch nhuộm: Hóa chất nhuộm được pha loãng hoặc hòa tan trong nước để tạo thành dung dịch nhuộm.
  • Nhuộm vải: Vải được đưa vào dung dịch nhuộm và được xử lý để đảm bảo màu sắc được phân bố đều trên toàn bộ bề mặt vải.
  • Xử lý sau nhuộm: Sau khi nhuộm xong, vải được xử lý bằng các chất hóa học để ổn định màu sắc và loại bỏ dư lượng hóa chất.
  • Gia công cuối cùng: Vải được giặt, làm khô và đi qua các giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất như cắt, may, hoặc hoàn thiện bề mặt.
  • Kiểm tra chất lượng: Mỗi bước của quá trình sản xuất đều được kiểm tra chất lượng để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đạt tiêu chuẩn và yêu cầu của khách hàng.

Quy trình sản xuất dệt nhuộm có thể có thêm hoặc bớt bước phụ thuộc vào loại vải và yêu cầu cụ thể của từng dự án sản xuất.

Quy trình sản xuất dệt nhuộm

Quy trình sản xuất dệt nhuộm

Tổng kết

Bài viết vừa rồi đã tổng hợp cho bạn những kiến thức tổng quan nhất về công nghệ dệt nhuộm cũng như quy trình sản xuất dệt nhuộm. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ phần nào có ích đối với bạn. Đừng quên cập nhật những thông tin mới nhất tại 5S Fashion để có thể đón đầu được xu thế thời trang mới nhất.

5S Fashion - Thời trang cho nam giới

>> Xem thêm:

Biên tập: Ngô Thị Hồng Nga
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng