Vải Canvas là gì? Những ứng dụng phổ biến của Canvas trong đời sống

12.07.2023
Mục lục (Hiện)

Vải Canvas là gì? Nguồn gốc ra đời của vải Canvas?

Vải Canvas hay còn được biết đến với tên gọi khác là vải bố, là chất liệu được dệt từ sợi của cây gai dầu. Hiện nay, bên cạnh thành phần chính từ cây gai dầu, vải canvas còn được bổ sung kết hợp với nhiều các thành phần chất liệu khác như Cotton, sợi tổng hợp… để gia tăng những ưu điểm và khắc phục nhược điểm của nó. 

Vải Canvas là chất liệu được dệt từ sợi của cây gai dầu

Xét về nguồn gốc ra đời, vải Canvas bắt nguồn từ tiếng Ả Rập với tên gọi “Cannabis” - tên của cây dầu gai. Khi dịch ra tiếng La tinh, cây dầu gai được đọc là Canvas nên từ đó Canvas dần trở thành tên gọi phổ biến cho loại vải này. 

Ở giai đoạn đầu của ngành công nghiệp dệt, cây dầu gai được sử dụng để làm bạt buồm, lều hay giấy vẽ tranh. 

Khoảng những năm 3000 TCN, người Trung Quốc đã biến sử dụng sợi của cây dầu gai để dệt thành vải và làm dây thừng. Tới năm 1500 TCN, người Ấn Độ đã pha trộn thêm bông khi dệt sợi gai dầu. 

Đầu thế kỷ 20, Công ty Mỹ J.Edmond & Sons đã sử dụng vải Canvas cho việc sản xuất một vài các chi tiết nối trong bánh xe nước và các loại bằng thuyền.

Có thể thấy rằng, Canvas là chất liệu được ứng dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống.  

Phân loại vải Canvas

Ngày nay, người ta thường chia vải Canvas ra thành các loại sau:

Canvas Hemp - Vải sợi gai dầu

Đây là chất liệu có nguồn gốc từ cây gai dầu với nhiều ưu điểm vượt trội như siêu bền, chống nấm mốc và chống nước cực tốt. Vải được dệt từ sợi gai dầu thường có tính đàn hồi tốt, có thể chịu được nhiệt độ cao hơn so với vải Cotton. Loại vải này nếu không qua xử lý với hóa chất thường có màu xám xi măng đặc trưng. Tính chất đặc trưng của vải Canvas Hemp là mềm, bóng mượt, hơi thô ráp và trông vẻ ngoài khá thô sơ. 

Vải Canvas Hemp

Cotton Muslin

Đây cũng là một loại vải được dệt từ cây gai dầu muslin, nhưng điểm khác biệt là được kết hợp thêm với bông hữu cơ để cho ra chất vải Cotton Muslin mềm mại. Với trọng lượng nhẹ, chất vải mềm, loại vải này được ứng dụng khá nhiều trong ngành thời trang với các sản phẩm như áo sơ mi, quần, túi đựng… 

 

Vải Cotton Muslin

Canvas trơn

Đây là chất liệu thường được ứng dụng để sản xuất tranh canvas, biển quảng cáo ngoài trời… Với sự kết hợp của vải bông, lanh và PCV góp phần tạo ra chất vải có khả năng chống nước cực kỳ tốt, đồng thời gia tăng độ bền của vải. 

Vải Canvas trơn

Những ưu điểm vượt trội của vải Canvas

  • Độ bền cao: Đây là đặc tính nổi bật nhất của vải Canvas với độ bền vượt trội hơn hẳn so với các loại vải khác. 
  • Không thấm nước: Bản chất các sợi vải bố tự nhiên đã có khả năng chống thấm nước cực tốt, thêm vào đó là quy trình sản xuất với sự kết hợp các chất liệu này càng tiên tiến giúp gia tăng khả năng chống thấm nước cho vải Canvas. 
  • Bền màu: Dù trong môi trường có điều kiện khắc nghiệt nhất thì màu nhuộm trên vải Canvas cũng gần như được giữ nguyên vẹn. Đây là ưu điểm mà không phải loại chất liệu nào cũng có được. 
  • Dễ dàng kết hợp cùng nhiều thành phần chất liệu khác: Với khả năng dễ dàng pha trộn nên việc nâng cao những đặc tính tự nhiên của vải Canvas cũng được củng cố hơn. 
  • An toàn, dễ vệ sinh: Đây là chất liệu nhẹ, chống cháy, chống nấm mốc tốt và khá dễ để vệ sinh.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm này, vải Canvas cũng có một số những những điểm như dày dặn nên lâu khô hơn so với các loại vải khác, tuổi thọ các sản phẩm từ canvvas tự nhiên cũng không quá lâu. Vì thế, vải Canvas thường được pha trộn với tỷ lệ nhất định các thành phần chất liệu khác để khắc phục nhược điểm và gia tăng ưu điểm của nó. 

Ứng dụng của Canvas trong các lĩnh vực đời sống

Không khó để bắt gặp chất vải Canvas trong mọi mặt các lĩnh vực của đời sống, cụ thể:

Quần áo thời trang

Ứng dụng công nghệ dệt hiện đại giúp các chất vải khá thô và cứng như Canvas cũng được ứng dụng rộng rãi vào ngành công nghiệp may mặc với sản phẩm quần áo thời trang. Các nhà sản xuất đã pha trộn tỷ lệ chất liệu phù hợp góp phần khắc phục những nhược điểm và tập trung để biến tấu các sản phẩm từ chất vải khá bình dân này trở nên sang trọng, thanh lịch và hút mắt hơn.

Balo, túi xách thời trang

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của vải Canvas chính là sản xuất túi xách, balo… thời trang. Với đặc tính như dễ nhuộm màu, chống nước tốt và bền đẹp nên các sản phẩm phụ kiện thời trang từ Canvas thường được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn. 

Túi xách Canvas

Đồ gia dụng

Các sản phẩm như rèm cửa, khăn trải bàn, vỏ gối, đồ handmade… đều là những sản phẩm dùng chất liệu canvas nhiều nhất hiện nay. Với độ dày dặn, bền bỉ cùng khả năng chống nước, chống nắng vượt trội, chất liệu này rất thích hợp để dùng cho các phụ kiện trong gia đình. 

Rèm cửa làm từ chất liệu Canvas

Tips làm sạch vải Canvas nhanh chóng

Sau một thời gian dài sử dụng, bề mặt vải Canvas có thể bám bụi bẩn hoặc các vết dơ trên vải. Vậy làm sao để làm sạch chất liệu này? Bạn có thể tham khảo và thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Dùng bọt biển thấm nước để lau đi vết bẩn trên vải, khi lau hãy thực hiện thật nhẹ nhàng và chỉ tập trung lau vào những nơi bị bám bẩn. 
  • Bước 2: Ngâm vải với nước lạnh có pha nước giặt (bột giặt) để giặt vải. Đây là bước quan trọng để hạn chế tối đa tình trạng bị mục hoặc hỏng vải. Khi ngâm, bạn chỉ nên ngâm tối đa 5 phút với nước giặt đã pha loãng. 
  • Bước 3: Giặt sạch vải. 
  • Bước 4: Sau khi giặt sạch, đem phơi khô. Tránh dùng máy sấy để làm khô vì điều này sẽ khiến cho sợi vải nhanh hỏng hơn. 

Trên đây là những giải đáp chi tiết xoay quanh chất liệu Canvas. Hiểu được về chất vải này sẽ giúp bạn sử dụng và bảo quản các sản phẩm từ vải Canvas được bền đẹp hơn.

 

Biên tập: Nguyễn Hà
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng