Vải Cotton Lụa là gì? Một số những ứng dụng của Cotton Lụa trong đời sống
Cotton Lụa là chất liệu quen thuộc được ứng dụng trong hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống hằng ngày như chăn ga gối đệm, quần áo, khăn… Tuy nhiên không phải ai cũng biết Cotton Lụa là gì? Ưu nhược điểm cũng như cách sử dụng, bảo quản Cotton Lụa luôn bền đẹp như mới. Hiểu được điều ấy, 5S Fashion sẽ cùng bạn đi giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây:
Cotton Lụa là gì?
Cotton Lụa là loại vải được sản xuất dựa trên sự kết hợp của 2 thành phần chất liệu chính là Cotton tự nhiên và Silk - sợi tơ tằm cao cấp. Tùy vào từng ứng dụng cụ thể mà tỷ lệ phần trăm pha trộn giữa hai loại sợi này sẽ có sự thay đổi sao cho tạo ra thành phẩm phù hợp nhất. Hiện nay, vải Cotton Lụa cao cấp thường có tỷ lệ là 90% sợi Cotton và 10% sợi Silk.
Tùy thuộc vào thành phần chất liệu hoặc nguồn gốc mà vải Cotton Lụa được chia ra thành nhiều loại khác nhau. Hiện nay, trên thị trường phổ biến nhất là các loại Cotton Lụa Việt Nam, Cotton Lụa Hồng Kông, Cotton Lụa Hàn Quốc…
Trong đó:
- Cotton Lụa Việt Nam: Khi sờ tay lên thường có cảm giác hơi thô, ít bị nổi cộm.
- Cotton Lụa Hồng Kông: Sờ tay lên khá thô nhưng bề mặt vải hầu như không có bất kỳ gợn bông xù nào. Chất vải này rất bền, dùng lâu cũng không bị bai xù.
- Cotton Lụa Hàn Quốc: Bề mặt vải thường có gợn bông, khi sờ tay lên không hề khô mà vô cùng mềm mịn lướt nhẹ trên da.
Cotton Lụa là sự kết hợp hoàn hảo giữa 2 chất liệu là Cotton và Silk
Nguồn gốc ra đời của Cotton Lụa
Khoảng 6000 năm TCN, tại Trung Quốc, nghề dệt đã phát triển vô cùng mạnh mẽ và đạt được nhiều những thành tựu đáng kể. Trong đó, việc nuôi tằm để lấy sợi tơ cũng vô cùng phổ biến. Dù vậy thì ngành dệt tơ lụa này vẫn chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các tầng lớp quan lại, quý tộc, những người có địa vị và của cải trong xã hội.
Tại Việt Nam, nghề nuôi tằm cũng có lịch sự ra đời rất sớm với nhiều làng nghề truyền thống chuyên về dệt tơ lụa. Đến nay các làng tơ lụa này vẫn được bảo tồn như Làng Lụa Vạn Phúc, Hà Đông. Theo thời gian, để phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng, người ta pha thêm sợi Cotton để tạo thành chất liệu Cotton lụa vừa giữ được diện mạo mềm mượt, sáng bóng như lụa, vừa có độ bền, tính đàn hồi cao cùng mức giá phải chăng hơn rất nhiều so với chất liệu lụa thông thường.
Quy trình 5 bước tạo ra thành phẩm vải Cotton Lụa
Vải Cotton Lụa thường trải qua 5 bước để tạo ra thành phẩm vải hoàn chỉnh, cụ thể:
Bước 1: Thu hoạch
Ở bước đầu tiên, tằm sẽ được nuôi từ 23 đến 25 ngày từ khi nhả tơ cho tới khi tằm lột xác. Trong khi đó, thời gian thu hoạch của bông thường từ tháng 11 đến tháng 12. Sau khi thu hoạch cần tiến hành phân loại chất lượng của xơ bông rồi đem đi phơi khô.
Thu hoạch bông
Bước 2: Tinh chế
Quá trình tinh chế xơ bông thường được thực hiện khép kín tại các cơ sở chuyên dụng. Xơ bông được đưa vào các lò nấu giúp loại bỏ tạp chất và màu tự nhiên bám ở trong xơ bông.
Bước 3: Hòa tan, kéo sợi
Sau khi tinh chế xơ bông, người ta đem đi nấu và thu được dung dịch đặc biệt - đây cũng là nguyên liệu chính để tạo nên sợi Cotton được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hiện nay.
Bước 4: Dệt vải
Sau khi đã thu được sợi Cotton, tiếp tục thực hiện bước dệt vải. Thông thường, có hai kiểu sợi phổ biến nhất là sợi ngang và sợi dọc được đan xen kẽ lẫn nhau. Sau khi dệt, thực hiện tẩy toàn bộ những thứ còn sót, dính lại trên bông để thu được tấm Cotton trắng thành phẩm.
Dệt vải
Bước 5: Pha trộn Cotton và Silk, nhuộm vải
Sau khi hoàn tất bước xử lý sợi và dệt vải với tỷ lệ pha trộn vải Cotton và Silk phù hợp, đem vải Cotton Lụa đi nhuộm màu với những hoa văn, đường nét và màu sắc tương ứng phù hợp.
Một số những ưu điểm của vải Cotton Lụa
Sự kết hợp giữa 2 thành phần chất liệu Cotton và Lụa tạo nên thành phẩm vải sở hữu những đặc điểm nổi bật của cả 2 loại vải này, cụ thể:
Bề mặt vải bóng mượt
Sự góp mặt của chất liệu Silk giúp Cotton Lụa sở hữu bề mặt vải sáng bóng, đẹp mắt thu hút sự chú ý ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Điều này khiến Cotton Lụa khá dễ bị nhầm lẫn với các chất liệu như lụa nguyên chất hay các loại vải khác có sự pha trộn kết hợp với chất liệu lụa. Đặc biệt, chất liệu này khi mặc lên người cũng đem tới cảm giác vô cùng thoáng mát, dễ chịu và mềm mịn, lướt nhẹ trên da.
Thấm hút nước tốt
Với thành phần chính là Cotton nên loại vải này luôn được biết đến với khả năng thấm hút nước cực tốt nhờ các sợi bông tự nhiên. Bên cạnh đó, những đặc tính tuyệt vời của vải Cotton cũng có mặt gần như đầy đủ trong chất liệu Cotton Lụa này.
Khả năng chống tĩnh điện
Với đặc điểm dẫn điện kém nên đây là một trong số ít những chất liệu vải có khả năng chống tĩnh điện cực tốt. Đây cũng là đặc điểm để Cotton Lụa trở nên khác biệt với hầu hết các chất liệu khác trên thị trường hiện nay.
Phù hợp với mọi điều kiện thời tiết
Đây là chất liệu được tạo nên từ các thành phần vải có nguồn gốc từ thiên nhiên nên thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí, dễ mặc, phù hợp với mọi điều kiện thời tiết dù là nóng hay lạnh. Đặc biệt, Cotton Lụa cũng có tính đàn hồi cao, mang tới trải nghiệm bền bỉ cho người dùng.
Dễ dàng vệ sinh, bảo quản
Với bề mặt sáng, nhẵn bóng nên quần áo hay các đồ dùng, phụ kiện được làm từ vải Cotton Lụa cũng khó bám bụi và dễ dàng làm sạch hơn. Đặc biệt, sau khi giặt, chất liệu này cũng mau khô và dễ bảo quản mà không lo ẩm mốc.
Đánh giá về ưu và nhược điểm của vải Cotton Lụa
Một số những ưu, nhược điểm của vải Cotton Lụa như:
Ưu điểm
- Sở hữu những ưu điểm tuyệt vời của vải Cotton: Được dệt với tỷ lệ lên tới 90% vải Cotton nên Lụa Cotton sở hữu đầy đủ các ưu điểm như thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt, thoáng mát, nhẹ, độ dày vừa đủ… Đặc biệt, các thành phẩm vải có chứa chất liệu Cotton cũng vô cùng thoáng mát, dễ sử dụng mà vẫn đảm bảo vẻ ngoài sang trọng, lịch sự khi dùng.
- Tiết kiệm hơn nhiều so với vải tơ lụa nguyên chất: Vải Cotton là phiên bản vừa sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội của 2 loại chất liệu này, vừa tối ưu chi phí đầu tư hơn rất nhiều so với khi dùng vải Silk nguyên chất. Lúc này có thể thấy rằng tính ứng dụng của vải Cotton Lụa cũng trở nên phổ biến và dễ dàng hơn trong cuộc sống.
- Nhanh khô, dễ vệ sinh, giặt là, bảo quản: Vải Cotton Lụa thường ít bám bẩn, nhanh khô, dễ dàng giặt sạch dù là bằng tay hay bằng máy mà không lo ảnh hưởng tới chất lượng của thành phẩm vải.
- Thân thiện với môi trường và làn da người mặc: Cotton Lụa là chất liệu được tạo thành từ các thành phần Organic nên vô cùng an toàn, lành với với làn da và môi trường sống xung quanh. Với thành phần 100% sợi bông tự nhiên nên vải Cotton có thể tự phân hủy và tái tạo. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với môi trường sống đang ngày càng bị ô nhiễm do sự xuất hiện của những loại chất thải không thể tự phân hủy ra môi trường.
- Lưu mùi thơm lâu bền: Đây là ưu điểm của các loại quần áo, sản phẩm thời trang từ vải Cotton Lụa được rất nhiều người dùng ưa chuộng. Đặc biệt, các sợi bông vải Cotton được sắp xếp không quá khít với nhau tạo nên chất liệu thoáng khí, vừa đủ độ rộng giúp trao đổi, điều hòa không khí trong, ngoài quần áo. Điều này giúp đem tới trải nghiệm vô cùng thoáng mát, dễ chịu cho người mặc trong mọi hoạt động.
- Kháng khuẩn, thấm hút mồ hôi tốt: Với đặc tính thấm hút nước tốt của vải Cotton nên Lụa Cotton cũng có khả năng thấm hút mồ hôi cực nhanh, đem tới trải nghiệm thoáng mát tối đa cho người mặc. Khi không khí được lưu thông, không bị tích tụ mồ hôi cùng đặc tính kháng khuẩn, các sản phẩm làm từ Cotton Lụa có khả năng ngăn ngừa sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn, nấm ngứa, từ đó hạn chế sự xuất hiện của các bệnh về da.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật nêu trên, Cotton Lụa vẫn có một số những nhược điểm cần khắc phục như:
- Dễ bị mất dáng khi mặc: Với thành phần Cotton nguyên chất cao nên thành phẩm vải Cotton Lụa thường dễ bị nhăn và mất dáng sau một thời gian dài sử dụng.
- Độ bền không quá cao: Do được làm từ các chất liệu thiên nhiên nên độ bền của Cotton Lụa sẽ khó so sánh được với chất liệu sợi nhân tạo, nhất là khi bạn thường xuyên giặt là sản phẩm từ Cotton Lụa với máy giặt và máy sấy.
Tuy nhiên, các nhược điểm này đã và đang không ngừng được nghiên cứu để phục phục thông qua sự thay đổi giữa các thành phần tỷ lệ pha trộn giữa vải Cotton và Silk để tạo nên chất liệu phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng loại trang phục, vật dụng…
Ứng dụng của vải Cotton Lụa trong đời sống
Cũng giống như vải Cotton nguyên bản, Cotton Lụa được ứng dụng khá nhiều trong các lĩnh vực thời trang, may mặc, nội thật. Sau đây cùng khám phá chi tiết những ứng dụng của Cotton Lụa trong thực tế cuộc sống nhé:
Dùng Cotton Lụa làm chăn ga gối đệm
Ga trải giường và vỏ bọc gối là sản phẩm sử dụng chất liệu Cotton Lụa được ưa chuộng nhất hiện nay. Chất liệu này vừa mang đến tính thẩm mỹ cao, sự sang trọng, cao cấp cho không gian phòng ngủ của bạn, vừa đem tới trải nghiệm thoải mái, thư giãn, mềm mại để có một giấc ngủ ngon và sâu.
Thêm nữa, lụa có khả năng cách nhiệt tuyệt vời, không gây tĩnh điện giúp da và tóc của bạn không bị khô sau một đêm dài thức dậy.
Cotton Lụa được dùng để làm vỏ bọc chăn ga gối đệm
Làm đồ trang trí nội thất
Các món đồ trang trí nội thất sử dụng chất liệu Cotton Lụa có thể kể đến như bọc ghế, rèm cửa, khăn trải bàn… Cotton Lụa dễ bắt sáng giúp tăng sự sang trọng, ấn tượng để ngôi nhà của bạn trở nên sáng sủa hơn. Đặc biệt, độ mềm mại, bóng loáng của chất liệu này cũng dễ dàng phù hợp với nhiều phong cách trang trí nội thất đa dạng như tân cổ điển, hiện đại…
Ứng dụng cho trang phục nam, nữ
Cotton Lụa là một trong những dòng chất liệu phổ biến thường thấy ở ngành công nghiệp thời trang nữ. Những bộ trang phục sử dụng chất liệu này thường đem tới diện mạo sang trọng, quý phái đầy thu hút cho cô nàng. Thông thường, Cotton Lụa thường được ứng dụng cho các bộ đồ ngủ mát mẻ, áo kiểu đi làm hay váy đi dự tiệc.
Trong lĩnh vực thời trang nam, vải Cotton Lụa thường được dùng để may áo sơ mi. Chất liệu này mang tới cho chiếc áo sơ mi của nam giới diện mạo vô cùng sang trọng, đẳng cấp và vô cùng khác biệt so với những chất liệu thông thường.
Vải Cotton Lụa thường được dùng để may đầm nữ, đồ ngủ…
Áo sơ mi nam làm từ chất liệu Cotton Lụa
Cách giặt là, bảo quản vải Cotton Lụa luôn bền đẹp như mới
Dưới đây là một số tips giặt là, bảo quản quần áo từ Cotton Lụa luôn bền màu như mới mà bạn có thể tham khảo:
Dùng giấm và muối cho lần giặt đầu tiên
Pha ½ chén giấm với một ít muối trắng và nước lạnh, sau đó đem quần áo vải Cotton Lụa ngâm vào dung dịch này khoảng từ 1-2 tiếng. Bước này giúp sản phẩm từ vải Cotton Lụa giữ màu tốt hơn, tăng độ bền, hạn chế bai dão hay xù lông trong quá trình sử dụng. Sau đó, đem giặt sạch với nước và phơi khô.
Hạn chế giặt máy
Để tăng độ bền cho quần áo Cotton Lụa, bạn nên ưu tiên giặt bằng tay thay vì cho vào máy liên tục. Mặc dù, với loại vải Cotton Lụa, việc giặt máy không phải vấn đề quá lớn làm ảnh hưởng tới kết cấu hay chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc lạm dụng máy giặt quá thường xuyên có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
Không giặt với nước nóng và không dùng thuốc tẩy
Thuốc tẩy có thể là “vị cứu tính” với những vết bẩn cứng đầu nhưng cũng có thể trở thành nguyên nhất khiến quần áo làm từ Cotton Lụa trở nên nhanh hỏng hơn. Thay vào đó, với những vết bẩn cứng đầu, bạn chỉ nên dùng thuốc tẩy có độ kiềm thấp, nồng độ nhẹ và đừng quên pha theo đúng hướng dẫn sử dụng in trên thân chai để không làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Đồng thời, tuyệt đối không giặt vải Cotton Lụa trong nước nóng để hạn chế tình trạng bị giãn vải khi giặt nhiệt độ quá lớn.
Tránh phơi dưới ánh nắng trực tiếp
Mặc dù ánh nắng mặt trời giúp quần áo mau khô, diệt khuẩn cao và trừ khử được những mùi hôi khó chịu trong quần áo. Tuy nhiên, dưới nhiệt độ quá cao cũng có thể khiến vải Cotton Lụa trở nên dễ bay màu và làm giảm độ bền của sản phẩm.
Lộn trái quần áo khi phơi để không bị bay màu
Khi phơi đồ, bạn nên lộn trái để tránh việc quần áo bị bạc màu, làm giảm chất lượng và tuổi thọ sử dụng của sản phẩm từ vải Cotton Lụa. Lúc này, địa điểm thích hợp nhất để phơi quần áo là những nơi có nhiều gió, trong bóng râm giúp hạn chế tối đa tình trạng bị bạc cho sản phẩm
Trên đây là những giải đáp chi tiết xoay quanh vải Cotton Lụa, tính ứng dụng cũng như cách bảo quản để sản phẩm từ chất liệu này luôn bền đẹp như mới. Hy vọng những thông tin mà 5S Fashion cung cấp trên đây đã thực sự hữu ích với bạn!