loading-mask
Chất Liệu May Mặc

Vải thổ cẩm là gì? A-Z về các loại vải thổ cẩm HOT nhất hiện nay

Nhắc đến vải thổ cẩm, chúng ta sẽ không thể quên các sản phẩm có truyền thống lâu đời được các nghệ nhân truyền lại. Cho đến thời điểm hiện tại, loại vải này vẫn vô cùng phổ biến và được sử dụng trên toàn Việt Nam, thể hiện bản sắc dân tộc riêng. Vậy vải thổ cẩm là gì? Nguồn gốc ra đời như thế nào? Quy trình dệt vải thổ cẩm gồm những bước nào? Cùng 5S Fashion tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

1. Vải thổ cẩm là gì? Nguồn gốc ra đời của vải thổ cẩm

Vải thổ cẩm tiếng anh là gì? Vải thổ cẩm còn được gọi là Brocade, là một loại vải được dệt thủ công từ các sợi vải của cây bông, cây lanh, cây gai,... Đây có thể coi là biểu tượng của một số vùng dân tộc thiểu số, nét văn hoá thể hiện những ý nghĩa riêng biệt, thường được dùng để may trang phục hay các phụ kiện thời trang,... Bề mặt vải có nhiều chi tiết, hoa văn nổi lên như được thêu bằng tay nhưng thực chất toàn bộ quá trình lại được thực hiện trên khung cửi.

Vải thổ cẩm là một loại vải được dệt thủ công từ các sợi vải của cây bông, lanh, gai,...

Vải thổ cẩm là một loại vải được dệt thủ công từ các sợi vải của cây bông, lanh, gai,...

Vải thổ cẩm dân tộc có điểm đặc trưng đó là màu sắc đa dạng, nhiều hoa văn, hoạ tiết độc đáo. Đặc biệt, màu sắc của loại vải này hoàn toàn được làm từ tự nhiên, không trải qua quá trình nhuộm màu hoá học, nguyên liệu duy nhất đó chính là màu của các loại cây hoa:

  • Màu đỏ: Được tạo ra từ nước đã nấu của vỏ cây Krung giã nhuyễn.
  • Màu vàng: Được lấy từ củ nghệ.
  • Màu đỏ đậm: Thường lấy từ vỏ của các loại thân cây.
  • Màu đen: Nhuộm từ lá chùm bầu đã ngâm trong bùn non một thời gian.
  • Màu nâu đỏ: Dùng từ vỏ cây sủi, ngâm với nước giấm và đun sôi.
  • Màu xanh: Nấu khô vỏ ốc suối, ngâm thành vôi sau đó ngâm cùng lá chàm.

2. Quy trình dệt vải thổ cẩm diễn ra như thế nào?

Sơ chế bông: Cây bông sau khi đã sinh trưởng được khoảng 6 tháng thì sẽ tiến hành thu hoạch, thời gian lý tưởng là khi cây đã có hoa nở và thu hoạch vào những ngày có nắng. Sau đó, bông sẽ được đem đi phơi khô, rồi dùng dụng cụ chuyên dụng để quả bông được bật ra sao cho tơi và nhuyễn. Các sợi bông thô sẽ được tiếp tục cán nhằm tạo sự liên kết giữa các sợi.

Kéo sợi: Sau khi sơ chế bông, người ta sẽ tiến hành vò con cúi - một bước quan trọng không thể thiếu trong quy trình dệt vải thổ cẩm. Trong đó, những nghệ nhân sẽ dùng que nhỏ hoặc một chiếc đũa dài 40cm để cuộn chặt sợi bông cho đến khi kích thước lớn bằng ngón chân cái là được. Cuối cùng, dùng tay kéo những con cúi này để tạo thành sợi vải với độ dài khoảng tầm 15cm.

Quy trình dệt vải thổ cẩm gồm 5 bước

Quy trình dệt vải thổ cẩm gồm 5 bước

Xử lý sợi vải: Sợi sau khi kéo xong sẽ tiếp tục được chia thành hai phần để ngâm vào nước cháo. Một phần sẽ nhuộm trước khi dệt, còn một phần sẽ nhuộm sau khi dệt. Với những sợi chỉ được dùng để dệt hoa văn hay chi tiết độc đáo thì sẽ được tách riêng ra rồi mới nhuộm màu. Tuỳ vào từng mục đích mà người ta sẽ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên như lá cây, thân cây, hoa,... để tạo nên màu sắc cho sợi vải.

Mắc khung cửi: Ở công đoạn này, những người thợ dệt vải sẽ giăng vải ra và dùng những chiếc lược to để đánh cho vải không bị rối. Điều này khá phức tạp nên cần có sự đảm nhiệm của những người có tay nghề cao, khéo léo. Sau khi mắc vải xong, họ sẽ tiến hành đan co, sỏ khổ hay còn được gọi là quy trình gài hoa, tạo nên những mẫu vải thổ cẩm có hoa văn độc đáo, nhiều hoạ tiết đẹp mắt.

Nhuộm vải: Sau khi mắc khung cửi, người thợ làm sẽ cần phải kiểm tra thật kỹ, do làm thủ công nên họ phải nhớ từng con chỉ và hoa văn để thay các ống chỉ màu sao cho đúng. Do đó, nếu trong quá trình dệt có bị sai hoặc quên thì phải tháo ra và sửa lại ở vị trí đó. Cuối cùng, những người thợ sẽ mang các tấm vải dệt đi nhuộm màu để tạo nên vải thổ cẩm dân tộc độc đáo.

3. Ưu điểm và nhược điểm của vải thổ cẩm dân tộc

Ưu điểm:

  • Vải được làm từ các nguyên liệu tự nhiên nên vô cùng mềm mại, thoải mái, vô cùng mát mẻ.
  • Có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Nhiều màu sắc, hoạ tiết đa dạng, giúp bạn dễ dàng lựa chọn.
  • Không sử dụng phẩm màu nên vô cùng an toàn với làn da.
  • Thân thiện với môi trường.

Ưu điểm và nhược điểm của vải thổ cẩm dân tộc

Ưu điểm và nhược điểm của vải thổ cẩm dân tộc

Nhược điểm:

  • Vải thổ cẩm cần phải giặt giũ cầu kỹ, khó bảo quản.
  • Dễ bị rách nếu chà xát quá mạnh.
  • Do có màu từ tự nhiên nên rất dễ bị phai.
  • Ít được sử dụng để tạo ra các loại trang phục thường ngày như áo thun nam, quần dài,...

4. Ứng dụng của vải thổ cẩm trong đời sống hiện nay

4.1. Trong ngành may mặc

Vải thổ cẩm được ứng dụng nhiều nhất trong ngành may mặc để tạo ra những bộ trang phục truyền thống của người dân tộc. Điều này vừa mang đến nét độc đáo, sáng tạo, vừa giúp tôn vinh nét đẹp truyền thống của đất nước Việt Nam. Những mẫu quần áo được làm từ loại vải này được rất nhiều người yêu thích bởi nó mang đến sự thoải mái, không gò bó và thấm hút mồ hôi tốt. 

Ứng dụng của vải thổ cẩm trong ngành may mặc

Ứng dụng của vải thổ cẩm trong ngành may mặc

Bên cạnh đó, nguyên liệu để làm nên vải thổ cẩm cũng đều là các loại cây, hoa thiên nhiên nên đảm bảo vô cùng an toàn với da, thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, với những bộ trang phục để mặc hàng ngày như quần dài nam, áo thun, áo sơ mi,... thì người ta sẽ ít sử dụng loại vải này.

4.2 Trong thiết kế nội thất

Ngoài ứng dụng vào ngành may mặc thì vải thổ cẩm dân tộc cũng được đưa vào trong nội thất để thiết kế hay trang trí. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những chiếc đệm ghế, vỏ bọc sofa được làm bằng loại vải này ở khắp mọi nơi, mang đến một cảm giác tươi mới, đồng thời cũng giúp tạo nét chấm phá cho không gian của gia chủ. Bên cạnh đó, vải thổ cẩm còn được dùng để làm khăn trải bàn, rèm cửa hay các món đồ nội thất khác.

Ứng dụng của vải thổ cẩm trong thiết kế nội thất

Ứng dụng của vải thổ cẩm trong thiết kế nội thất

4.3. Trong sản xuất chăn ga

Không ít người đã sử dụng vải thổ cẩm để làm chăn ga, điều này sẽ giúp tạo điểm nhấn riêng cho phòng ngủ của bạn. Loại vải này vốn đã có nhiều màu sắc sặc sỡ nên người ta chỉ dùng một phần nhỏ để trang trí, đem đến sự hài hoà về mặt tổng thể. Bởi nếu sử dụng toàn bộ chăn ga làm từ thổ cẩm thì trông sẽ rất loè loẹt và rối mắt.

Ứng dụng của vải thổ cẩm trong sản xuất chăn ga

Ứng dụng của vải thổ cẩm trong sản xuất chăn ga

4.4. Trong sản xuất các phụ kiện

Vải thổ cẩm cũng xuất hiện nhiều trong lĩnh vực sản xuất phụ kiện, từ những món đồ nhỏ bé đến phức tạp. Những item được làm từ loại vải này được rất nhiều bạn trẻ yêu thích, mang đến nét mới lạ, độc đáo, đồng thời cũng giúp tổng thể có điểm nhấn hơn. Bạn có thể tìm thấy những phụ kiện làm từ thổ cẩm ở những quầy đồ lưu niệm khi du lịch tại khu vực miền núi, chủ yếu sẽ có khăn quàng, túi xách, ví, nón, dây lưng nam...

Ứng dụng của vải thổ cẩm trong sản xuất các phụ kiện

Ứng dụng của vải thổ cẩm trong sản xuất các phụ kiện

5. Bảo quản vải thổ cẩm như thế nào tốt nhất?

Vải thổ cẩm đẹp là thế nhưng liệu bạn đã biết cách bảo quản như thế nào hay chưa? Khác với các loại vải khác, thổ cẩm được dệt và nhuộm từ sợi thiên nhiên nên sẽ cần bảo quản tỉ mỉ và cẩn thận hơn để đảm bảo màu không bị phai nhanh trong quá trình sử dụng. Muốn làm được điều đó, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

  • Tuyệt đối không dùng chất tẩy rửa mạnh: Điều này sẽ khiến vải dễ bị phai màu, làm mất đi vẻ đẹp của bộ trang phục. Ngoài ra, nếu sử dụng lâu dài, vải còn có thể bị mỏng đi, khiến chất lượng đi xuống.
  • Ưu tiên giặt vải bằng tay: Do quá trình dệt được làm thủ công nên nếu sử dụng máy giặt thì sẽ làm cấu trúc của vải bị phá vỡ, khiến bộ trang phục bị chảy dão hay bị rách. Vậy nên, để đảm bảo cho vải luôn bền đẹp thì bạn hãy giặt bằng tay bộ trang phục của mình nhé.

Cách bảo quản vải thổ cẩm để luôn bền đẹp như mới

Cách bảo quản vải thổ cẩm để luôn bền đẹp như mới

  • Tránh ngâm đồ trong nước quá lâu: Tốt nhất nên ngâm đồ làm bằng thổ cẩm trong nước không quá 15 phút trước khi giặt bởi nếu ngâm quá lâu sẽ khiến cho vải dễ bị phai màu.
  • Không phơi dưới ánh nắng mặt trời: Trong ánh nắng mặt trời có chứa tia UV, cực kỳ không tốt cho thổ cẩm. Bạn chỉ nên phơi đồ ở những nơi thoáng mát, không có nắng quá gắt để bảo vệ độ bền của vải.

6. Một số câu hỏi thường gặp về vải thổ cẩm

Vải thổ cẩm có đắt không?

Do được dệt thủ công 100% nên giá thành của vải thổ cẩm cũng thuộc mức khá cao. Tuy nhiên, đúng như câu nói “tiền nào của nấy”, chất lượng của loại vải này là không thể bàn cãi, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng đâu nha.

Một số câu hỏi thường gặp về vải thổ cẩm

Một số câu hỏi thường gặp về vải thổ cẩm

Vải thổ cẩm bao nhiêu tiền một mét vải?

Tuỳ vào cách gia công vải cũng như độ kỳ công của các loại hoạ tiết mà giá tiền của 1m vải thổ cẩm sẽ có sự chênh lệch như sau:

  • Đối với vải thổ cẩm hoạ tiết: Giá dao động từ 60 - 70 nghìn đồng/m2.
  • Đối với vải thổ cẩm dân tộc: Giá dao động từ 160 - 180 nghìn/m2.

Mặc vải thổ cẩm có bị nóng, bí không?

Đây là loại vải có nguồn gốc từ các sợi cây tự nhiên như cây lanh, cây bông,... nên khi mặc lên vô cùng mát mẻ, thoải mái. Ngoài ra, vải thổ cẩm còn có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, không gây bí bách, khó chịu trong suốt ngày dài.

Trên đây là những điều mà 5S Fashion đã chia sẻ với bạn về vải thổ cẩm - loại vải được coi là biểu tượng của người dân tộc miền núi. Hy vọng rằng bài viết này đã hữu ích với bạn đọc, giúp bạn hiểu hơn về thổ cẩm cũng như những ứng dụng của nó vào trong đời sống hàng ngày. Chúng mình sẽ tiếp tục cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị trên Trang tin tức 5S Fashion, bạn đọc đừng bỏ lỡ nhé!

5S Fashion - Thời trang cho nam giới

Xem thêm:

VIẾT BÌNH LUẬN

icon hotline