Vải Silk là gì? Phân loại, đặc điểm và ứng dụng của vải Silk
Silk là một trong những chất liệu phổ biến và được ứng dụng nhiều trong ngành thời trang, may mặc nhờ ưu điểm mềm mại, thoáng, thấm hút mồ hôi tốt… Vậy chất liệu Silk là gì? Silk bao gồm những loại nào? Cách sử dụng, giặt là và bảo quản quần áo từ vải Silk bền đẹp có khó không? 5S Fashion sẽ đi giải đáp chi tiết cho bạn qua bài viết dưới đây.
Vải Silk
Vải Silk là gì? Nguồn gốc của vải Silk
Vải Silk hay còn có tên gọi là lụa, được làm từ các sợi tơ với đặc điểm như bề mặt bóng, hơi nhám… Đặc biệt, chất vải Silk thường mỏng nhẹ, sờ vào mềm mại cùng khả năng chống nước tối ưu.
Quy trình để tạo nên vải Silk với chất lượng cao cấp, thượng hàng bao gồm: Nuôi tơ lấy tằm - Se sợi - Đan, dệt để tạo nên tấm lụa tơ tằm hoàn chỉnh. Xưa nay, lụa tơ tằm quý hiếm ngang với vàng nên thường được dùng để làm cống phẩm cho quan lại triều đình.
Đến nay, chất liệu đã trở nên thân thiện hơn với người dùng nhờ sư đa dạng về chủng loại vải, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất để tạo ra những thành phẩm thời trang uy tín, cao cấp.
Khái niệm chất vải Silk và nguồn gốc của vải Silk
Xét về nguồn gốc của vải Silk, theo ước tính khoảng những năm 600 Trước Công Nguyên đã có những người thợ dệt từ Trung Quốc hoàn thành một tấm vải lụa thủ công. Vì thế, Trung Quốc được xem là “cái nôi” sinh ra loại chất liệu này.
Với những ưu điểm vượt trội, lụa nhanh chóng trở thành chất liệu “hot” được các lái buôn Châu Âu tìm kiếm và lựa chọn. Không chỉ du nhập sang các nước phương Tây, lịch sử Việt Nam cũng đánh dấu mốc lần tiên vải lụa xuất hiện là thời Vua Hùng thứ 16. Những người dân Việt đã bắt đầu chăn tằm, ươm tơ rồi phát triển nghề dệt lụa thành những làng nghề truyền thống. Ngôi làng nổi tiếng nhất với kỹ thuật dệt vải lụa đẹp, tinh tế nhất chính là Làng Lụa Vạn Phúc, Hà Đông.
Đặc điểm của vải silk
Vải silk được chia ra làm 3 loại dựa trên các đặc điểm, yếu tố khác nhau như:
Đặc điểm vải silk
- Đặc tính cơ học: là chất liệu vải có độ bền cao tuy nhiên độ co giãn lại thấp hơn nhiều so với những loại vải khác trên thị trường.
- Đặc tính vật lý: trên bề mặt của loại vải này sẽ có cấu trúc hình tam giác. Vậy nên khi có nguồn sáng chiếu vào nó sẽ có khả năng phản xạ lại. Nhờ vào đặc điểm này mà vải silk sẽ mang lại cảm giác bóng bẩy, lấp lánh hơn so với các loại vải khác trên thị trường.
- Đặc tính hóa học: khả năng giữ nước và giữ ấm khá tốt trong những ngày thời tiết lạnh.
Ưu nhược điểm của vải Silk
Vải silk có những ưu nhược điểm gì nổi bật lại được yêu thích đến vậy? Cùng tìm hiểu nhé!
Ưu điểm
Cùng điểm qua những ưu điểm nổi bật mà vải silk mang lại nhé!
Ưu điểm ở vải silk
- Là chất liệu vải có độ bóng mượt cao, thêm nữa khi tiếp xúc trên da sẽ mang đến cảm giác mềm mại, mát lạnh và khá thoải mái.
- Phù hợp để sử dụng trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau bởi vải có được sự thông thoáng, khả năng thấm hút tốt.
- Trọng lượng nhẹ nên khi mặc lên người luôn có được sự thỏi mái, dễ chịu.
- Được làm hoàn toàn từ tự nhiên. Do đó chất liệu vải này khá an toàn, không gây tình trạng kích ứng phù hợp sử dụng cho mọi loại da kể cả những người có làn da nhạy cảm.
Nhược điểm
Những nhược điểm của vải silk
- Giá thành khá cao bởi nó phải mất nhiều thời gian dệt
- Độ đàn hồi kém hơn so với cá loại vải khác được dệt từ sợi nilon
- Sản phẩm làm từ vải silk dễ xuất hiện tình trạng ố vàng bởi mồ hôi hoặc bị côn trùng cắn.
- Khả năng bắt màu kém bởi được dệt hoàn toàn từ các sợi tự nhiên.
Các loại vải silk phổ biến hiện nay
Hiện nay vải silk được sử dụng khá phổ biến trên thị trường với nhiều loại khác nhau.. Chúng được phân loại dựa trên nguồn gốc, xuất xứ, thành phần,... Một vài loại vải silk được sử dụng phổ biến phải kể đến như:
Phân loại vải silk
- Vải kate silk: là loại vải lụa với khả năng ứng dụng cao nên hiện nay được sử dụng rộng rãi trên thị trường. Thông thường nó sẽ được sử dụng trong may đồng phục doanh nghiệp, học sinh, công ty,... Thêm nữa lại vải này còn có ưu điểm về độ bền màu đầy ấn tượng.
- Vải silk lụa: đây là chất liệu vải cao cấp và là loại vải lụa thượng hạng trên thị trường hiện nay. Các công đoạn làm nên loại vải này đều được thực hiện thủ công nên giá trị của vải cũng được nâng tầm. Thông thường nó sẽ có màu trắng ngà hoặc màu đơn sắc và được tô điểm với những họa tiết cầu kỳ.
- Vải cotton silk: là loại vải tổng hợp được kết hợp giữa tơ tằm và cotton. Vậy nên chất liệu vải này có được những ưu điểm từ cả 2 loại vải này vừa bóng, mềm mịn lại không bị nhăn.
- Vải silk tuyết: đây là chất liệu nổi bật trong các loại vải lụa silk bởi nó có độ dày lý tưởng, độ mềm mịn cao khi lên da người sử dụng. Đây cũng chính là chất liệu được sử dụng nhiều trong may mặc thời trang hiện nay.
- Vải silk cát: là loại vải mỏng với độ mềm cao, mềm nhất trong tất cả các loại vải lụa silk. Vậy nên nó thường được sử dụng trong may mặc áo dài nhằm tăng độ mềm mại, thướt tha.
- Vải silk Hàn Quốc: là loại vải được sản xuất với nhiều tone màu mới lạ mang đến nhiều trải nghiệm mới cho người dùng. Thêm nữa chất liệu vải này còn kahs mềm mịn, sáng bóng.
- Vải silk bóng: độ co giãn của loại vải này tương đối kém, vải móng, mịn bởi nó được những người nghệ nhân áp dụng kỹ thuật dệt từng lớp.
Ứng dụng của vải silk trong đời sống
Là chất liệu vải có nhiều ưu điểm nổi bật, hiện nay vải silk được sử dụng khá phổ biến. Nổi bật trong đó là ứng dụng trong in chuyển kỹ thuật số làm tranh và trong lĩnh vực thời trang.
Những ứng dụng của vải silk
- In chuyển nhiệt kỹ thuật số: được sử dụng in ấn phẩm quảng cáo hoặc trong tranh nghệ thuật như ở tranh treo tường, tranh lụa treo bàn thờ, câu đối,...
- Thời trang: trong thời trang, vải silk sử dụng để sản xuất đồ bikini, quần áo thể thao, váy vóc,,..
Cách giặt và bảo quản quần áo từ vải Silk
Hướng dẫn cách giặt và bảo quản quần áo từ vải Silk cụ thể như sau:
Cách giặt và bảo quản quần áo từ vải Silk
- Cách sử dụng: Thông thường vải 100% Silk rất đắt và việc bảo quản và sử dụng đòi hỏi sự tỉ mỉ cẩn thận. Còn loại vải này của chúng ta là sự pha trộn của Silk và nhiều thành phần khác như Lyocell, Polyester/Freezing Nylon, Cotton nên bản thân các sợi có sự hài hòa giúp vải có độ bền cao hơn. Khi giặt và sử dụng cũng không cần quá tỉ mỉ như loại Silk 100%.
- Giặt: Không nên ngâm quá lâu, không lạm dụng quá nhiều bột giặt hoặc chất tẩy rửa mạnh, không giặt bằng nước nóng quá 60 độ C, nên lộn mặt trái khi giặt. Giá thành của vải Silk tương đối cao, nên nếu có thể hãy ưu tiên giặt bằng tay hoặc giặt máy chế độ thấp/cho vào túi giặt sẽ giúp tăng tuổi thọ của sản phẩm.
- Phơi: Không nên phơi dưới ánh nắng trực tiếp mà nên phơi ở những nơi thoáng mát tránh ánh nắng gắt. Lộn mặt trái khi phơi để hạn chế sờn vải và bạc màu. Giũ phẳng áo trước khi phơi để sản phẩm không bị nhăn nhàu.
- Bảo quản: Có thể linh động treo móc hoặc gấp sản phẩm. Bảo quản nơi khô ráo để tránh ẩm mốc bởi trong thành phần cấu tạo nên vải vẫn có các chất nguồn gốc tự nhiên có tính hút ẩm.
Trên đây là những giải đáp chi tiết xoay quanh chất liệu Silk là gì? Phân loại cũng như tính ứng của chất liệu Silk trong thực tế cuộc sống, đặc biệt là với ngành công nghiệp thời trang. Hy vọng, những thông tin này có thể giúp bạn lựa chọn cho mình các sản phẩm từ chất liệu Silk chất lượng và bền đẹp.
5S Fashion - Thời trang cho nam giới
>>> Xem thêm