Dệt kim và dệt thoi có gì khác biệt? Cách phân biệt chi tiết?

03.03.2024
Mục lục (Hiện)

Trên thị trường may dệt hiện nay, dệt kim và dệt thoi là hai hình thức dệt vải phổ biến nhất và thông dụng nhất. Mỗi phương pháp dệt sẽ tạo ra chất liệu vải mang những đặc tính khác nhau và ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Vậy dệt kim và dệt thoi khác nhau như thế nào? Cách phân biệt ra sao? Cùng 5S Fashion giải đáp mọi thắc mắc trong bài viết dưới đây: 

Dệt kim là gì? Dệt kim có thuộc tính như nào?

Vải dệt kim là gì? Vải dệt kim là loại vải sử dụng phương pháp và công nghệ dệt kim từ các sợi tơ dài. Kết cấu của loại vải được làm bằng công nghệ này khác biệt so với nhiều dòng vải khác trên thị trường. Đặc biệt, chiều dài của các sợi vải dự trữ nhiều hơn các loại vải bình thường. 

Vải dệt kim là gì? Công nghệ dệt kim là gì? Vải dệt kim ứng dụng trong thời trang 

Vải dệt kim là gì? Công nghệ dệt kim là gì? Vải dệt kim ứng dụng trong thời trang 

Hiện nay, loại vải dệt kim được chia làm hai loại là vải dệt một mặt và hai mặt. Dệt kim mang các thuộc tính như:

  • Độ bền: Vải dệt kim thường có độ bền cao. Quá trình kết nối các sợi tơ với nhau tạo ra một cấu trúc vải chắc chắn và hạn chế bị mài mòn.
  • Độ đàn hồi: Vải dệt kim có khả năng co giãn và đàn hồi tốt. Cấu trúc dệt kim cho phép vải đàn hồi cách linh hoạt, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc.
  • Thấm hút và thoát ẩm: Vải dệt kim có khả năng thấm hút và thoát ẩm tốt. Cấu trúc lưới của vải dệt kim cho phép không khí và độ ẩm đi qua, giúp mang lại thoáng khí và thoát hơi từ cơ thể.
  • Đa dạng về mẫu mã: Loại vải này có nhiều mẫu mã và thiết kế mang đến đa dạng hoạ tiết và màu sắc.
  • Dễ dàng bảo quản: Vải dệt kim có khả năng chống nhăn và dễ làm sạch, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức trong việc bảo quản và giặt giũ.

Dệt thoi là gì? Dệt thoi có thuộc tính như nào?

Vải dệt thoi là gì? Dệt thoi là một phương pháp sản xuất vải bằng cách tạo các sợi vải liên kết với nhau bằng cách quấn quanh một công cụ thoi. Loại vải này sẽ được dệt đan xen giữa các sợi ngang và sợi dọc để tạo ra một cấu trúc ô vuông đều. 

Dệt thoi là gì? Dệt thoi có thuộc tính như nào?

Dệt thoi là gì? Dệt thoi có thuộc tính như nào?

Vải dệt thoi được chia thành 3 loại chính là dệt thoi vân điểm, thoi chéo và dệt thoi vân đoạn. Dệt kim mang các thuộc tính như: 

  • Độ bền cao: Vải dệt thoi thường có độ bền cao. Quá trình quấn quanh sợi vải tạo ra một cấu trúc vải chắc chắn.
  • Độ đàn hồi kém: Do các sợi sợi chạy song song và không có sự tương tác chéo, vải dệt thoi có xu hướng ít co giãn hơn so với vải dệt kim.
  • Khả năng giữ nhiệt tốt: Vải dệt thoi có khả năng thấm hút và thoát ẩm tương đối tốt, ngoài ra loại vải này còn có khả năng giữ nhiệt tốt cho phép người dùng thoải mái khi mùa đông về.
  • Kiểu dệt và phân loại đa dạng hơn sơ với vải dệt kim

Cách phân biệt dệt thoi và vải dệt kim 

Vải dệt kim và dệt thoi mang những phương pháp dệt khác nhau, vì vậy bạn có thể phân biệt hai loại vải dệt này theo 4 phương pháp dưới đây:

Phân biệt dệt kim và dệt thoi bằng sự quan sát thớ vải

Ở vải dệt kim và dệt thoi sẽ có phương pháp dệt khác nhau tạo nên các thớ vải không giống nhau. Ở phương pháp phân biệt này, chúng ta chỉ cần quan sát kỹ cấu trúc của các thớ vải tỉ mỉ hơn là có thể phân biệt được, cụ thể:

  • Vải dệt thoi: Các sợi vải ngang và dọc sẽ được đan chồng lên nhau. Lúc này chúng sẽ tạo nên các hàng cột với nhiều sợi vải chồng lên nhau. Cách sắp xếp này tương tự như mô hình của lưới của vợt tennis. Đối với vải dệt thoi, việc đan chéo sẽ tạo nên kết cấu chặt hơn vì vậy mà bạn sẽ có cảm giác vải có độ chắc chắn cao.
  • Vải dệt kim: Chất liệu vải dệt kim hiện nay được chia làm hai loại chính là dệt kim sợi ngang và dệt kim dọc. Mặc dù cách đan xen của chúng tương tự nhau nhưng hai loại này đều có điểm khác biệt. Vải dệt kim ngang sẽ có hình V rõ ràng trong khi đó dệt kim dọc được đan phức tạp hơn, sợi chỉ không rõ ràng và chúng đơn giản mang kết cấu như một đường sọc. 

Phân biệt dệt kim và dệt thoi bằng sự quan sát thớ vải

Phân biệt dệt kim và dệt thoi bằng sự quan sát thớ vải

Phân biệt dệt kim và dệt thoi bằng khả năng chống nhăn

Hai loại vải này mang khả năng chống nhăn khác nhau, vì vậy mà bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp này để phân biệt vải dệt kim và dệt thoi dễ dàng. Cụ thể:

  • Vải dệt thoi: Vải dệt thoi có khả năng chống nhăn kém hơn vải dệt kim. Khi bạn cầm trên tay vải dệt thoi nắm chặt, sau đó buông ra, các nếp vải sẽ được giữ lại và bạn cần sử dụng các biện pháp để phục hồi. Chúng không thể tự động phục hồi sau đó, loại vải này thường được sử dụng làm áo sơ mi,... 
  • Vải dệt kim: Khác với vải dệt thoi, loại vải này có khả năng chống nhăn tốt hơn. Khi bạn cầm vải trên tay nắm chặt và sau đó buông ra, vải dệt kim sẽ nhanh chóng phục hồi lại trạng thái như ban đầu. Vì vậy mà loại vải này thường được sử dụng để may những chiếc áo thun,... 

Phân biệt dệt kim và dệt thoi bằng khả năng chống nhăn

Phân biệt dệt kim và dệt thoi bằng khả năng chống nhăn

Với phương pháp này, bạn có thể dễ dàng lựa chọn loại vải phù hợp với nhu cầu sử dụng hàng ngày của mình khi tìm mua những sản phẩm thời trang khác nhau.

Phân biệt vải dệt thoi và dệt kim bằng độ co giãn 

Việc phân biệt vải dệt thoi và dệt kim bằng độ co giãn sẽ không phù hợp với những người mới bắt đầu tìm hiểu về các loại vải. Và nếu bạn đang phân biệt các loại vải dệt kim và dệt thoi được dệt bằng máy hay phương pháp dệt lưới thì bạn sẽ khó tìm hiểu được chỉ bằng cách quan sát thông thường. Bạn có thể kiểm tra độ co giãn của vải bằng cách kéo căng vải ra và quan sát:

  • Vải dệt thoi: Khi kéo căng vải dệt thoi bạn có thể thấy sợi ở mép vải dễ bị lỏng và tuột ra bên ngoài. Bạn có thể linh hoạt kéo căng tấm vải theo chiều rộng và chiều ngang một lựa vừa phải. Nếu như các sợi chỉ lỏng ra nằm ở mép vải thì đây là vải dệt thoi.
  • Vải dệt kim: Khi bạn kéo căng tấm vải, chúng không bị tuột và lộn xộn vòng đan thì chính là vải dệt kim sợi ngang. Còn nếu bạn thấy nó được giãn ra theo chiều dọc thì đây chính là vải dệt kim dọc.

Phân biệt vải dệt thoi và dệt kim bằng độ co giãn 

Phân biệt vải dệt thoi và dệt kim bằng độ co giãn 

Phương pháp phân biệt này không chỉ giúp bạn nhận biết được hai loại vải trên mà còn đánh giá được độ co giãn phù hợp với những trang phục và nhu cầu sử dụng của mình trong thời trang.

Phân biệt dệt kim và dệt thoi bằng biên vải 

Nếu bạn tinh ý, quan sát phần biên vải cũng là một phương pháp hiệu quả để bạn phân biệt vải dệt kim và dệt thoi. Việc này giúp bạn xác định được đặc điểm loại vải cũng như chất lượng của hai loại vải trên. 

  • Vải dệt kim: các mẫu vải thường được bán dưới dạng cuộn ống hoặc cắt theo khổ. Biên vải trong dệt kim thường có vết hồ cứng và chảy dọc theo cả hai bên. Điều này nhằm ngăn chặn vải bị quăn mép và giữ cho cấu trúc vải không bị biến dạng trong quá trình sử dụng và gia công.
  • Vải dệt thoi: biên vải dệt thoi sẽ chạy thẳng dọc theo hướng sợi. Do sợi sợi chạy song song và không có sự tương tác chéo, biên vải trong dệt thoi được cấu thành mềm mại và chắc chắn. Khi xé ngang khổ vải dệt thoi, vải có thể tách ra theo từng kết cấu sợi khác nhau, do sợi sợi chạy song song và không liên kết chặt chẽ như trong dệt kim.

Phân biệt dệt kim và dệt thoi bằng biên vải 

Phân biệt dệt kim và dệt thoi bằng biên vải 

Việc quan sát kỹ các biên vải của hai loại vải trên không chỉ giúp bạn phân biệt được chính xác vải dệt kim và dệt thoi mà còn đánh giá được chất lượng dệt vải có tốt hay không và ứng dụng phù hợp trong các sản phẩm thời trang. 

Bài viết trên 5S Fashion đã chia sẻ đến bạn đọc tất tần tật về cách phân biệt vải dệt kim và dệt thoi giúp bạn có những lựa chọn phù hợp với mục đích của mình. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức mới trong lĩnh vực thời trang. 

Ngoài ra, việc phân biệt các loại vải không chỉ là bước quan trọng giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và giúp bạn mang đến những lựa chọn phù hợp trong sản xuất các sản phẩm thời trang. Đừng quên theo dõi kênh tin tức nhà 5S Fashion để cập nhật những kiến thức mới nhất về cách phối đồ, lựa chọn phù hợp và xu hướng thời trang nam mới nhất.

5S Fashion - Thời trang cho nam giới

Xem thêm: 

Biên tập: Nguyễn Thanh Tuyền
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng