Kaki là gì? Một số phân loại vải Kaki phổ biến hiện nay

05.07.2023
Mục lục (Hiện)

Vải Kaki là một trong những chất liệu quen thuộc trong ngành công nghiệp dệt may, đặc biệt là lĩnh vực thời trang. Vậy bạn đã hiểu rõ vải Kaki là gì? Nguồn gốc xuất xứ cũng như ứng dụng của chất liệu Kaki? Cùng 5S Fashion đi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé: 

Kaki là gì? Nguồn gốc ra đời của chất liệu Kaki

Vải Kaki (tên tiếng anh: Khaki) là chất liệu được dệt từ 100% sợi Cotton hoặc sợi Cotton đan chéo với các loại sợi tổng hợp. Đặc tính của vải Kaki là bền, mát, không nhăn và co giãn cực tốt. 

Kaki có khá nhiều tone màu nhưng nổi bật nhất với 4 tone màu chính sau đây:

  • Kaki nguyên bản (Kaki rám nắng)
  • Kaki nhạt (Kaki nâu)
  • Kaki xanh (Kaki xám)
  • Kaki sẫm màu. 

Vải Kaki là chất liệu được dệt từ 100% sợi Cotton hoặc sợi Cotton đan chéo với các loại sợi tổng hợp

Xét về nguồn gốc ra đời, chất liệu Kaki được tạo ra vào khoảng giữa thế kỷ 19 bởi Harry Burnett Lumsden, tại Ấn Độ. Ông là người chuyên gia phụ trách may các bộ đồ quân đội của lính Anh vào thời điểm đó. Lúc bấy giờ, chất liệu chính được sử dụng để may các bộ đồ này là len, tuy nhiên đây là chất liệu khá nóng bức, khó chịu nhất là trong điều kiện thời tiết như tại Ấn Độ. 

Xuất phát từ điều kiện thực tế này, Harry Burnett đã sáng chế ra loại vải với độ mỏng, nhẹ và thoáng mát hơn mà ngày nay chúng ta gọi là vải Kaki. 

Đến nay, vải Kaki được ứng dụng ngày càng rộng rãi trong ngành công nghiệp dệt may, đặc biệt là lĩnh vực thời trang. Các sản phẩm từ chất liệu Kaki được ưa chuộng trên toàn thế giới và trong đó có Việt Nam. 

Quy trình chi tiết để sản xuất vải Kaki

Quy trình sản xuất vải Kaki khá đơn giản với 4 bước cụ thể như sau:

  • Bước 1 - Thu hoạch bông: Thu hoạch và sàng lọc những quả bông chất lượng để thu được những xơ bông đạt chất lượng cao. Sau đó, đem đi sơ chế để đủ điều kiện chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo. 
  • Bước 2 - Tiến hành kéo sợi: Bông từ bước 1 sẽ được đem đi đánh rối, tiệt trùng để tạo thành tấm phẳng đều nhau rồi đem đi kéo sợi. Sau khi kéo sợi, người thợ sẽ dùng hồ tinh bột cùng một số chất khác để bọc quanh sợi vải, từ đó giúp tăng độ bóng, độ bền cho thành phẩm vải. 
  • Bước 3 - Dệt thành vải: Sau khi kéo sợi, vải sẽ được đem đi dệt theo phương thức kết hợp sợi ngang và sợi dọc theo kiểu vân chéo nằm nghiêng. Khi đã ra thành phẩm, vải sẽ được đem đi nấu ở áp suất, nhiệt độ cao kết hợp với dung dịch hóa học nhằm loại bỏ các tạp chất có trong vải. Sau đó, thợ sẽ đem vải đi làm bóng nhằm giúp các sợi vải Cotton này nở ra hơn. Cuối cùng, thực hiện tẩy trắng để quá trình nhuộm vải trở nên dễ dàng hơn. 
  • Bước 4 - Nhuộm màu cho vải: Đây là công đoạn cuối cùng với quy trình nhuộm màu lặp đi lặp lại nhiều lần bằng các loại màu nhuộm khác nhau. Thông thường, sau mỗi lần nhuộm, vải sẽ được giặt sạch để loại bỏ tạp chất còn sót lại. Khi hoàn thành, một số các chất chống nhăn, làm mềm vải sẽ được cho thêm vào để góp phần làm tăng những ưu điểm cho chất liệu Kaki. 

Trải qua quá trình 4 bước nêu trên là bạn đã có được thành phẩm vải Kaki hoàn chỉnh, sẵn sàng để may ra các bộ trang phục bắt mắt khác nhau. 

Một số loại vải Kaki phổ biến nhất hiện nay 

Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các loại vải Kaki không ngừng được cải tiến mang đến những đặc tính vượt trội, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Dưới đây là 5 loại Kaki phổ biến nhất hiện nay.

Vải Kaki Cotton

Vải Kaki Cotton là chất liệu được dệt từ 100% các sợi Cotton với thành phần chính là các sợi bông tự nhiên. Vì thế, chất liệu này sở hữu những đặc tính vượt trội như thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, có thể phù hợp với thời tiết mùa Đông hay Hè. Vì thế, đây là một trong những chất liệu Kaki được người tiêu dùng ưa chuộng nhất hiện nay. 

 

 

Vải Kaki Cotton 

Vải Kaki Polyester

Đây là chất vải có nguồn gốc từ các sợi tổng hợp nhờ thành phần đặc trưng trong loại vải này là Ethylene - chất có trong ngành khai thác dầu mỏ. Đặc tính nổi bật của Kaki Polyester là khả năng hút ẩm thấp, chống cháy và không bai dão khi giặt. 

Vải Kaki Polyester

Vải Kaki Lụa

Kaki lụa sở hữu đặc tính mềm mịn và mát gần như lụa tơ tằm. Đặc biệt, loại vải này cũng giữ lại được những ưu điểm vốn có của Kaki gốc là bền chắc, không phai màu… Vì thế, vải Kaki lụa thường được sử dụng để may vest, váy nữ và quần áo nam. 

Vải Kaki mềm

Vải Kaki mềm hay Kaki co giãn là loại vải thường được pha thêm thành phần Spandex nhằm gia tăng độ co giãn, thoải mái cho chất liệu Kaki. Điều này mang đến trải nghiệm thoải mái, dễ chịu hơn khi vận động cho người sử dụng. 

Vải Kaki thô

Kaki thô hay Kaki thun là loại vải sở hữu những đặc tính vượt trội như ít nhăn, cứng, độ co giãn không cao. Chính những đặc điểm này mà quần áo sản xuất từ vải Kaki thô thường có khả năng giữ phom tốt, mang đến diện mạo lịch thiệp, nam tính cho người mặc.

Vải Kaki dù

Vải Kaki dù là sự kết hợp hoàn hảo giữa sợi tơ nhân tạo với một số các thành phần chất liệu khác như sợi Cotton, sợi Polyester… Vì thế, chất vải này thường có đặc tính là thoáng khí, chống nước tốt.

Ưu điểm vượt trội của vải Kaki

Một số những ưu điểm vượt trội của vải Kaki có thể kể đến như:

  • Độ bền cao, ít nhăn và không bai xù: Kaki là một trong những loại vải bền đẹp nhất trên thị trường hiện nay. Với cấu trúc đặc biệt, vải kaki thường không bị nhăn hay xù lông. 
  • Thoải mái, dễ chịu: Đây là chất liệu có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí. Đặc biệt, chất vải này thường không bó sát vào người khi mặc nên tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người dùng. 
  • Dễ nhuộm, lên màu tốt: Vải Kaki thường có màu sắc đa dạng, độ bền màu cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. 
  • Thân thiện với môi trường: Quần áo được may từ vải kaki thường đến từ nguyên liệu tự nhiên như sợi bông nên có thể phân hủy, không gây ô nhiễm môi trường và không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng. 

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội nêu trên, vải Kaki cũng có một số những nhược điểm như không phù hợp để làm các trang phục cầu kỳ vì đặc tính vải cứng, thiếu linh hoạt. Đồng thời, giá thành vải Kaki cũng khá cao nên chưa phù hợp với mọi đối tượng người dùng.

Ứng dụng của vải Kaki trong đời sống

Quần short Kaki

Quần short Kaki là sản phẩm chủ yếu sử dụng chất liệu Kaki Cotton, Kaki Linen… sở hữu những ưu điểm vượt trội như mềm mát, thoáng mát, giữ phom tốt, mang đến dáng vẻ thanh lịch, nam tính cho quý ông. Với đặc tính dễ nhuộm màu, các mẫu quần short kaki nam thường sở hữu bảng màu đa dạng như đen, ghi, xám, xanh than, xanh mint… phù hợp với nhiều phong cách khác nhau. Đặc biệt, đây cũng là item dễ phối, thích hợp để mặc hằng ngày, đi chơi hay đi picnic, vừa mang đến phong cách thanh lịch, nam tính, vừa thoải mái, thoáng mát tối đa. 

Quần short kaki QSK23013 được làm từ chất liệu Kaki Cotton thoáng mát, giữ phom tốt

Quần short Kaki QSK23006 với sự kết hợp của các thành phần chất liệu Cotton + Polyester + Linen + Viscose + Spandex

Quần dài Kaki

Quần dài Kaki là sản phẩm được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, phù hợp với cả đi làm, đi học hay đi chơi. Các mẫu quần này chủ yếu sử dụng chất liệu Kaki Cotton mang đến sản phẩm có vẻ ngoài bóng đẹp, chất liệu thoáng mát, không gây nóng bí khi mặc, phù hợp với phong cách hiện đại, sang trọng cho các quý ông. 

Với đa dạng các form dáng từ Slim fit vừa vặn cho tới Regular fit rộng rãi, thoải mái, các mẫu quần dài Kaki nam đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng từ những người trẻ yêu thích phong cách trẻ trung cho tới quý ông trung niên lựa chọn phong cách thoải mái, dễ mặc. 

Quần dài Kaki QKD23002 với chất liệu Cotton Kaki co giãn 4 chiều, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu khi mặc

Quần dài Kaki QKD23003 với chất liệu Cotton Kaki cùng đa dạng màu sắc cho nam giới lựa chọn

Tips sử dụng, giặt là sản phẩm từ Kaki bền đẹp 

Cũng tương tự như những sản phẩm quần áo làm từ vải Cotton khác, quần áo làm từ vải Kaki hay Kaki Cotton cũng cần được bảo quản đúng cách, để quần áo luôn tươi mới khi sử dụng lâu dài: 

  • Cách giặt: Hạn chế vắt cực khô, không nên ngâm quá lâu, không lạm dụng quá nhiều bột giặt hoặc chất tẩy rửa mạnh, không giặt bằng nước nóng quá 40 độ C, nên lộn mặt trái khi giặt.
  • Cách phơi:  Lộn mặt trái khi phơi để hạn chế sờn vải và bạc màu. Cotton là chất tự nhiên dễ bị bạc màu khi phơi dưới ánh nắng trực tiếp nên phơi ở nơi thoáng mát tránh ánh nắng gắt. Giũ phẳng quần trước khi phơi để sản phẩm không bị nhăn nhàu.
  • Cách sử dụng: Vì là chất liệu tự nhiên nên sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Nên giặt luôn ngay sau khi sử dụng để tránh lưu mồ hôi lâu trên quần áo sẽ gây ẩm mốc.
  • Các bảo quản: Tránh để quần áo Cotton ở những nơi ẩm thấp bởi tính năng hút ẩm tốt sẽ khiến áo dễ bị mốc. Nên treo móc để chiếc quần Kaki giữ được form dáng và sự phẳng phiu.

Trên đây là những thông tin chi tiết xoay quanh chất vải Kaki. Có thể thấy rằng đây là chất liệu khá quen thuộc, được ứng dụng trong nhiều các dòng sản phẩm đời sống cũng như thời trang hiện nay. Để sở hữu cho mình các mẫu quần short và quần dài kaki chất lượng, chính hãng và bền đẹp với mức giá tốt nhất, hãy đến với 5S Fashion ngay hôm nay nhé!

Biên tập: Nguyễn Hà
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng