Vải Rayon là gì? Vải Rayon có dễ nhăn không?
Nếu bạn yêu thích những bộ trang phục mềm mại, thoáng mát nhưng vẫn muốn tiết kiệm chi phí hơn so với lụa hay cotton cao cấp, thì vải Rayon chính là một lựa chọn đáng cân nhắc. Đây là một chất liệu có bề mặt mềm mịn, khả năng thấm hút tốt và mang đến cảm giác thoải mái khi mặc.
Tuy nhiên, một vấn đề mà nhiều người quan tâm là vải Rayon là gì và cách bảo quản như thế nào để giữ độ bền tốt nhất? Trong bài viết này, hãy cùng 5S Fashion tìm hiểu chi tiết về nguồn gốc, đặc điểm, ưu nhược điểm, ứng dụng và cách sử dụng vải Rayon một cách hiệu quả nhất nhé!
Vải Rayon là gì? Vải Rayon có dễ nhăn không?
1. Vải Rayon là gì? Rayon bắt nguồn từ đâu?
Vải Rayon là gì?
Vải Rayon là một loại sợi bán tổng hợp có nguồn gốc từ cellulose tự nhiên, thường được chiết xuất từ gỗ, tre hoặc bông. Chất liệu này có kết cấu mềm mại, thoáng khí và độ thấm hút tốt, thường được dùng làm một lựa chọn thay thế cho lụa hoặc cotton trong ngành dệt may.
Điểm đặc biệt của vải Rayon là nó có thể mô phỏng nhiều loại vải khác nhau như lụa, len hay cotton, giúp các nhà sản xuất có thể tạo ra sản phẩm với giá thành hợp lý hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Vải Rayon có thể mô phỏng nhiều loại vải khác nhau
Nguồn gốc của vải Rayon
Một số cột mốc đáng nhớ của vải Rayon:
- Rayon được tình cờ phát hiện vào năm 1846.
- Thế nhưng phải đến những năm 1960, khi ngành công nghiệp tơ lụa của Pháp lâm vào khủng hoảng do dịch bệnh ảnh hưởng tới con tằm thì việc nghiên cứu một chất liệu mới nhằm thay thế cho tơ tằm mới chính thức được bắt đầu.
- Năm 1885, ông Chardonnet chính thức được cấp bằng sáng chế thì thành công tạo ra sợi tơ nhân tạo từ Cellulose. Đây cũng là cột mốc đánh dấu sự ra đời chính thức của chất liệu Rayon, mở ra một bước tiến mới cho ngành may mặc thời trang.
- Năm 1991, vải Rayon được sản xuất tại Hoa Kỳ với tên gọi là “tơ nhân tạo”. Sau đó phải đến năm 1925 mới được Ủy ban Thương Mại Liên Bang đặt cho một tên gọi chung là Rayon.
- Những năm 1950, Rayon được sử rộng rãi trong ngành trang trí nội thất.
- Từ năm 1995, vải Rayon mới chính thức được cải tiến, nâng cấp để sử dụng một cách rộng rãi trong ngành may mặc. Cho tới ngày nay, Rayon dần trở thành chất liệu không thể thiếu để sản xuất nhiều sản phẩm thời trang có tính ứng dụng cao
Vải Rayon có nguồn gốc lâu đời
2. Các loại vải Rayon phổ biến
Vải Rayon Viscose
Đây là loại vải Rayon phổ biến nhất, có kết cấu tương đồng với sáp ong, được sản xuất từ bột gỗ và sử dụng và chất thay thế lụa. Chất liệu này thường được dùng để may trang phục thời trang như áo sơ mi, váy đầm và đồ lót.
Vải Rayon Viscose có độ mềm mại cao, khả năng hút ẩm tốt, thoáng khí, vải nhẹ, đem lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng nên hay được sử dụng để may trang phục mùa hè. Tuy nhiên, đây lại là chất liệu có đồ bên ướt thấp nên có nhược điểm là dễ bị co rút, dễ nhăn và kém bền khi ướt, đặc biệt là trong quá trình giặt và phơi dưới ánh nắng trong thời gian dài.
Vải Rayon Viscose là loại vải Rayon phổ biến nhất
Vải Rayon Modal
Vải Rayon Modal được làm từ bột cây sồi, thường được pha trộn với cotton để tăng cường độ co giãn và giữ form tốt hơn. Đây là chất liệu có độ bền cao hơn Viscose, ít co rút khi giặt và khả năng thấm hút tốt. Rayon Modal có bề mặt mềm mịn, sáng bóng và có khả năng chống nhăn nên được sử dụng để sản xuất đồ lót, đồ ngủ, đồ gia dụng như khăn trải giường và khăn tắm. Tuy nhiên, giá thành của vải Modal thì hơi cao và có hiện tượng xù lông khi sử dụng lâu.
Vải Rayon Modal có bề mặt mềm mịn, sáng bóng và có khả năng chống nhăn
Vải Rayon Lyocell
Đây là loại Rayon cao cấp nhất, thân thiện với môi trường nhờ vào quy trình sản xuất ít hóa chất hơn. Có nguồn gốc từ cây sồi tự nhiên, Lyocell có khả năng chống nhăn và co rút tốt, thường được dùng trong các sản phẩm thời trang cao cấp. Đặc biệt, vải Rayon Lyocell có khả năng lên màu dễ dàng và tính chất kháng khuẩn cao, thấm hút tốt, mang lại cảm giác khô thoáng, mát mẻ cho người dùng, vì thế nên đây là loại vải có giá thành cao nhất trong tất cả các loại vải rayon.
Vải Rayon Lyocell là loại vải Rayon cao cấp nhất
Vải Rayon Cuprammonium
Rayon Cuprammonium có bề mặt bóng đẹp, thoáng khí, được làm từ cellulose hòa tan trong dung dịch hỗn hợp đồng amoni và thường được dùng trong các thiết kế sang trọng. Đây là chất liệu lý tưởng cho các bộ trang phục có độ rủ tự nhiên. Tuy nhiên, chất liệu này có độ bền khá thấp và khả năng phục hồi kém khi vải bị giãn.
Rayon Cuprammonium là chất liệu lý tưởng cho các bộ trang phục có độ rủ tự nhiên
3. Ưu/nhược điểm của vải Rayon
Ưu điểm của vải Rayon
- Mềm mại, thoáng khí: Rayon có bề mặt mềm mịn, tạo cảm giác dễ chịu khi mặc. Ngoài ra, chất liệu này rất thoáng khí, giúp người mặc cảm thấy mát mẻ, đặc biệt là vào mùa hè.
- Thấm hút tốt: Khả năng hút ẩm của vải Rayon tốt hơn cotton, giúp cơ thể luôn khô thoáng. Vì thế, Rayon là lựa chọn lý tưởng cho trang phục thể thao hoặc quần áo mùa hè.
- Đa dạng thiết kế về màu sắc: Rayon có thể được nhuộm màu rất tốt, giúp các sản phẩm giữ được màu sắc rực rỡ mà không bị phai sau nhiều lần giặt.
- Giá thành ổn: So với lụa hay cotton cao cấp, vải Rayon có giá thành thấp hơn nhưng vẫn mang lại cảm giác mềm mại và sang trọng.
- An toàn với sức khỏe: Các loại vải Rayon được làm từ cellulose trong bột gỗ nên thường sẽ không gây kích ứng cho da.
Vải Rayon sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội
Nhược điểm của vải Rayon
- Dễ nhăn: Đây là nhược điểm lớn nhất của Rayon. Nếu không được bảo quản và giặt ủi đúng cách, vải rất dễ bị nhăn và mất đi form dáng ban đầu.
- Kém bền khi ướt: Khi tiếp xúc với nước, sợi Rayon có xu hướng giãn ra và dễ bị rách hơn so với khi khô.
- Dễ co rút khi giặt ở nhiệt độ cao: Nếu giặt bằng nước nóng hoặc sấy ở nhiệt độ cao, vải Rayon có thể bị co lại đáng kể.
- Dễ bị ẩm mốc khi ít sử dụng.
Tuy nhiên, vải Rayon vẫn còn một vài nhược điểm cần lưu ý
4. Vải Rayon được ứng dụng vào đâu?
Trong ngành thời trang
Với độ mềm mại và thoáng khí, vải Rayon thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm ngành thời trang. Đặc biệt, vải Rayon có độ rủ tự nhiên nên hay được ứng dụng để làm áo sơ mi nam, quần lót nam, đồ ngủ, bộ thể thao nam ,... Vì giá thành rẻ và an toàn với môi trường nên các nhà sản xuất có thể dễ dàng thay đổi mẫu mã liên tục.
Vải Rayon thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm ngành thời trang
Trong ngành nội thất
Rayon cũng xuất hiện trong các sản phẩm nội thất như ga trải giường, vỏ gối, rèm cửa, khăn trải bàn,... nhờ vào khả năng giữ màu tốt và bề mặt mềm mại, bóng bẩy nên có thể đem lại vẻ đẹp sang trọng cho cả văn phòng.
Rayon được ứng dụng trong sản xuất nội thất nhờ vào khả năng giữ màu tốt và bề mặt mềm mại
Trong công nghiệp
Ngoài ra, vải Rayon còn được ứng dụng trong sản xuất băng gạc y tế, vải không dệt và một số vật liệu công nghiệp khác như lốp xe ô tô. Hơn nữa, vải Rayon còn được ứng dụng để làm băng vệ sinh, bỉm,... cho trẻ em nhờ khả năng thấm hút tốt.
Vải Rayon được ứng dụng trong đa ngành nghề
5. Lưu ý cách sử dụng và bảo quản vải Rayon để tăng độ bền
Để bảo quản và tăng tuổi thọ cho các sản phẩm làm từ vải Rayon, cần biết một số lưu ý sau:
- Giặt bằng nước lạnh để tránh co rút.
- Không vắt mạnh hoặc xoắn vải khi giặt tay.
- Nếu giặt máy, nên sử dụng túi giặt để bảo vệ sợi vải.
- Phơi ở nơi râm mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
- Không sấy khô ở nhiệt độ cao vì dễ làm co rút sợi vải.
- Khi cất giữ, nên treo lên thay vì gấp để hạn chế nếp nhăn.
- Ủi ở nhiệt độ thấp, sử dụng chế độ là hơi để giảm nếp nhăn.
- Nếu ủi trực tiếp, nên lót một lớp vải mỏng lên trên để tránh làm cháy sợi Rayon.
Một số lưu ý khi bảo quản vải Rayon
6. Vải Rayon có dễ nhăn không?
Rayon có xu hướng dễ nhăn, đặc biệt là khi giặt hoặc cất giữ không đúng cách. Điều này là do sợi vải khá mềm và không có độ đàn hồi cao như polyester hay spandex.
Tuy nhiên, một số loại Rayon cao cấp như Modal và Lyocell có khả năng chống nhăn tốt hơn nhờ vào quy trình sản xuất tiên tiến.
Để hạn chế tình trạng nhăn, bạn có thể:
- Treo quần áo Rayon thay vì gấp lại.
- Sử dụng bàn ủi hơi nước để làm phẳng vải nhanh chóng.
- Chọn các loại Rayon pha với sợi tổng hợp để tăng độ bền và giảm nhăn.
Tùy từng loại mà vải Rayon có độ nhăn khác nhau
Vải Rayon là một chất liệu mềm mại, thoáng khí và có tính ứng dụng cao trong ngành thời trang, nội thất. Tuy nhiên, vải cũng có nhược điểm là dễ nhăn và kém bền khi ướt. Nếu bảo quản đúng cách, bạn vẫn có thể kéo dài tuổi thọ của trang phục làm từ Rayon.
Nếu bạn đang tìm kiếm những bộ trang phục chất lượng từ vải Rayon, hãy ghé 5S Fashion để khám phá ngay những mẫu thiết kế đẹp và thoải mái nhé!
5S Fashion - Thời trang chất lượng cho nam giới
>>> Xem thêm: