Vải sợi nhân tạo là gì? Vải sợi nhân tạo có nguồn gốc từ đâu?

25.05.2024
Mục lục (Hiện)

Sợi nhân tạo vẫn luôn là một phương pháp hữu dụng thay thế sợi vải thiên nhiên khi không đáp ứng đủ yêu cầu tiêu dùng đa dạng. Vậy vải sợi nhân tạo là gì? Nguồn gốc của loại vải này từ đâu? Cùng 5S Fashion tìm hiểu chi tiết về sợi vải này trong bài viết dưới đây:

Vải sợi nhân tạo là gì?

Sợi nhân tạo là loại sợi được con người nghiên cứu và chế tạo, hầu như không phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên tự nhiên. Thay vì dựa vào các chất liệu có sẵn trong tự nhiên như bông hay len, sợi nhân tạo được sản xuất thông qua các quy trình hóa học trong nhà máy. Quá trình sản xuất này thường liên quan đến việc sử dụng các nguyên liệu gốc dầu mỏ và các hợp chất hóa học để tạo ra sợi có đặc tính mong muốn.

Hiện nay, sợi nhân tạo đã trở thành loại sợi phổ biến nhất trong ngành dệt may và công nghiệp sản xuất vải vóc. Những loại sợi nhân tạo nổi tiếng và được sử dụng rộng rãi bao gồm Polyester, Nylon, và Acrylic... 

Vải sợi nhân tạo là gì? Sợi nhân tạo là loại sợi được con người nghiên cứu và chế tạo

Vải sợi nhân tạo là gì? Sợi nhân tạo là loại sợi được con người nghiên cứu và chế tạo

Nguồn gốc ra đời của vải sợi nhân tạo 

Vải sợi nhân tạo có nguồn gốc từ việc chiết xuất cellulose và trải qua một loạt các bước xử lý hoá học. Sau khi được chiết xuất, cellulose được xử lý với các chất hóa học như axit hoặc kiềm để phân tách và làm tan chất liên kết, tạo ra cellulose hòa tan. Tiếp theo, cellulose hòa tan được sử dụng như là nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp hóa học, trong đó các phản ứng hóa học được thực hiện để tạo ra các polyme mới.

Nguồn gốc ra đời của vải sợi nhân tạo 

Nguồn gốc ra đời của vải sợi nhân tạo 

Các polyme này sau đó được kéo thành sợi nhân tạo thông qua các quá trình kéo sợi, trong đó polyme được đưa qua các răng cưa hoặc mặt phẳng để tạo ra sợi nhân tạo có độ dài và độ dày mong muốn. Cuối cùng, sợi nhân tạo được xử lý thêm và hoàn thiện bằng các quy trình như giặt, nhuộm màu và hoàn thiện bề mặt để tạo ra sản phẩm vải sợi nhân tạo cuối cùng.

Vải sợi nhân tạo và vải sợi tự nhiên có gì khác biệt?

Sợi tự nhiên và sợi tự nhiên đều được sử dụng trong ngành dệt may và sản xuất. Tuy nhiên hai loại sợi này đều có những khác biệt về các tính chất:

Tính chất 

Vải sợi nhân tạo

Vải sợi tự nhiên 

Nguồn gốc 

Được tạo ra từ các nguyên liệu hóa học như cellulose từ gỗ, polyme tổng hợp như polyester, nylon, hoặc acrylic.

Được chiết xuất từ các nguồn tự nhiên như bông, len, tơ tằm, hoặc lụa.

Tính chất 

Độ bền cao và ít nhăn nhàu hơn so với sợi tự nhiên. 

Kháng nước tốt, có thể được điều chỉnh để có độ co giãn và độ đàn hồi khác nhau.

Thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt, êm ái và dễ chịu khi tiếp xúc với da. 

Quá trình sản xuất 

Yêu cầu quá trình sản xuất phức tạp hơn, bao gồm các phản ứng hóa học để tạo ra polyme hoặc các chất hóa học khác, sau đó được chuyển thành sợi thông qua quá trình kéo và xử lý.

Đòi hỏi ít xử lý hóa học hơn so với sợi nhân tạo, thường chỉ cần các quy trình chiết xuất và xử lý cơ bản để tách sợi từ nguồn gốc tự nhiên.

Cách thức bảo quản 

Bảo quản đơn giản và dễ dàng.

Nhanh khô và dễ giặt.

Một số loại sợi tổng hợp không bền khi gặp nước và dễ bị chảy nhũn trong quá trình đốt, từ đó gây mất thẩm mỹ hoặc thải ra khí đốt gây hại sức khoẻ con người.

Loại sợi nhạy cảm, bạn cần được bảo quản cẩn thận hơn. Mỗi loại sợi tự nhiên sẽ có một cách bảo quản khác nhau. 

Tuy nhiên, nhìn chung, nhờ quá trình sản xuất tự nhiên và ít chứa pha tạp, sợi tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho làn da và cơ thể.

5 loại vải sợi nhân tạo phổ biến nhất trên thị trường hiện nay 

Vải sợi nhân tạo có rất nhiều loại vải sợi khác nhau nhưng dưới đây là 5 loại vải sợi nhân tạo phổ biến nhất trên thị trường, bao gồm: 

Vải sợi nhân tạo PU

Vải Polyurethane, còn được gọi là vải PU, là một loại vật liệu nhân tạo được tạo thành từ một hoặc nhiều lớp polyme được kết nối với nhau thông qua các liên kết urethane. Lớp nền của vải này có thể là vải dệt thoi hoặc không dệt, được làm từ các chất liệu như polyester hoặc da xay.

Vải Polyurethane, còn được gọi là vải PU

Vải Polyurethane, còn được gọi là vải PU

Vải PU thường được sử dụng làm vải giả da, với lớp phủ sơn PU trên bề mặt. Điều này giúp bảo vệ vải khỏi hư tổn khi tiếp xúc với nước và các yếu tố khác. Bên cạnh đó, nhờ vào khối lượng nhẹ và tính linh hoạt, vải PU mang lại cảm giác chân thật khi tiếp xúc.

Vải PU có khả năng giữ nếp và chống mài mòn tốt, ngoài ra việc bảo quản cũng trở nên dễ dàng với máy giặt mà không lo bị hư hỏng nhiều. Do đó mà sợi vải nhân tạo này là lựa chọn lý tưởng dành cho việc sản xuất quần áo công nhân, áo mưa,... Đặc biệt, với tính linh hoạt và độ bền, vải sợi PU cũng được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thể thao, từ việc làm bóng đá đến ván lướt và nhiều môn thể thao khác.

>> Xem thêm: Vải polyurethane (PU) là gì? Đặc điểm và ứng dụng của vải PU

Vải sợi nhân tạo PE

Vải sợi PE là tên viết tắt của Polyester được sản xuất từ phản ứng hoá học trùng hợp 4 dạng sợi bao gồm: sợi xơ, sợi Fiberfill, sợi Filament, sợi thô. Loại vải sợi nhân tạo này được sử dụng rộng rãi vào ngành công nghiệp may mặc đặc biệt sử dụng vào các sản phẩm chăn, ga, gối, đệm,... 

Vải sợi PE là tên viết tắt của Polyester được sản xuất từ phản ứng hoá học

Vải sợi PE là tên viết tắt của Polyester được sản xuất từ phản ứng hoá học

Vải sợi PE có khả năng kháng nước do tính hút ẩm kém và dễ dàng cho công đoạn gia công phủ màu mà không gây hư tổn, phai màu theo thời gian. Vải sợi nhân tạo PE có khả năng chống nhăn tốt, giặt máy giặt mà không lo sợ vải biến dạng và mất form ban đầu. 

Mặc dù có nhiều đặc tính tốt, nhưng vải sợi PE cũng mang đến những nhược điểm mà các nhà sản xuất cần chú ý. Vải này thường có cấu trúc dày và nặng, và do khả năng hút ẩm kém, nó có thể tạo cảm giác bí bách và ẩm ướt khi sử dụng trong các hoạt động ngoài trời với tần suất cao. Điều này có thể gây ra sự không thoải mái cho người tiêu dùng trong quá trình sử dụng.

Vải sợi nhân tạo PA

Vải sợi nhân tạo PA còn có tên gọi khác là Nylon và được chế tạo từ những nguyên liệu như than đá, dầu mỏ, khí đốt,... Đây là sợi vải thông thường để sử dụng may áo lót, dệt lụa nylon, tất,... Sợi vải này có khối lượng nhẹ, khó bắt bụi nên độ bền của trang phục được làm từ sợi này rất cao. Thời hạn sử dụng lâu mà không lo phai màu hoặc biến dạng là một ưu điểm lớn của vải sợi PA. Đặc biệt, độ đàn hồi tốt của nó giúp ít bị bung, nhăn vải trong quá trình sử dụng.

Vải sợi nhân tạo PA còn có tên gọi khác là Nilon

Vải sợi nhân tạo PA còn có tên gọi khác là Nilon

Tuy nhiên, giống như đa số các loại sợi vải nhân tạo khác, vải sợi PA cũng có khả năng thấm hút kém. Điều này có thể tạo ra cảm giác không thoải mái khi mặc trong thời gian dài.

Nếu nhiệt độ quá cao trong quá trình ủi, có thể làm biến dạng vải, khiến sợi vải co lại và trở nên mềm dưới nhiệt độ >150 độ C.

Vải sợi nhân tạo PVA

PVA là viết tắt của Polyvinyl Alcohol Fiber, là loại sợi được tạo ra từ polyvinyl alcohol dạng thô được kéo thành sợi. Với khả năng co giãn thấp, chịu được tác động của thời tiết nắng nóng, chống ăn mòn và chống thấm, vải sợi PVA được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp xây dựng. Tuy nhiên, sợi vải nhân tạo này có khả năng thấm hút, thoát khí kém và dễ khô nóng.

PVA là viết tắt của Polyvinyl Alcohol Fiber, là loại sợi được tạo ra từ polyvinyl alcohol dạng thô 

PVA là viết tắt của Polyvinyl Alcohol Fiber, là loại sợi được tạo ra từ polyvinyl alcohol dạng thô 

Vải sợi nhân tạo PAC

Sợi vải PAC là một loại vải sợi nhân tạo được sử dụng để tạo ra nguyên liệu cho việc dệt len nhân tạo. Để tạo ra sản phẩm vải pha chất lượng, các nhà sản xuất thường kết hợp với một số loại vải khác.

Sợi vải PAC là một loại vải sợi nhân tạo được sử dụng để tạo ra nguyên liệu cho việc dệt len 

Sợi vải PAC là một loại vải sợi nhân tạo được sử dụng để tạo ra nguyên liệu cho việc dệt len 

Điểm mạnh của loại vải này là sự mềm mịn và khả năng cách nhiệt xuất sắc, đặc biệt là khi được sử dụng trong việc chế tạo các sợi len thành cuộn. Tuy nhiên, nếu sử dụng trong thời gian dài mà không được bảo quản đúng cách, vải có thể dễ bị bung ra và xổ lông, là một điểm yếu của nó.

Ưu điểm và nhược điểm của vải sợi nhân tạo 

Vải sợi nhân tạo được sản xuất phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay khi vải tự nhiên không cung cấp đủ. Loại vải sợi nhân tạo sở hữu những ưu điểm nổi bật như: 

Những ưu điểm nổi bật của vải sợi nhân tạo 

Vải sợi nhân tạo sở hữu những ưu điểm nổi bật bao gồm:

  • Vải ít bị nhàu nát: Vải sợi nhân tạo thường ít bị nhàu nát hơn so với vải tự nhiên. Điều này làm cho sản phẩm duy trì được chất vải và tính thẩm mỹ sau mỗi lần giặt. 
  • Khả năng chống nhăn và giữ dáng: Vải sợi nhân tạo thường có độ bền cao và co dãn tốt, do đó không bị biến dạng hoặc nhăn sau khi giặt máy. Điều này giúp giữ cho sản phẩm luôn giữ được hình dáng và form dáng ban đầu, tạo cảm giác thoải mái khi mặc.
  • Khả năng chống nước: Một số loại vải sợi nhân tạo được xử lý để có khả năng chống nước. Điều này làm cho chúng trở thành lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng yêu cầu tính chống nước như trang phục mưa, túi xách, hoặc đồ dùng điện tử.
  • Tính linh hoạt trong thiết kế: Với quá trình sản xuất linh hoạt, vải sợi nhân tạo có thể được tạo ra với nhiều màu sắc, hoa văn và kiểu dáng khác nhau. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho các nhà thiết kế để sáng tạo và tạo ra những sản phẩm độc đáo và phong cách.
  • Dễ bảo quản và giặt vải sợi: Vải sợi nhân tạo thường dễ bảo quản hơn vải sợi tự nhiên và có thể giặt máy mà không cần chú trọng những lưu ý đặc biệt trong quá trình bảo quản và giặt giũ. Điều này tiết kiệm thời gian và công sức cho người sử dụng.

Những ưu điểm nổi bật của vải sợi nhân tạo 

Những ưu điểm nổi bật của vải sợi nhân tạo 

Nhược điểm của vải sợi nhân tạo 

Tuy nhiên, vải sợi nhân tạo cũng có một số nhược điểm như:

  • Thấm hút kém: Do tính chất thấm hút kém, vải sợi nhân tạo có thể tạo ra cảm giác bí bách và không thoải mái khi sử dụng trong thời gian dài, đặc biệt là trong điều kiện nhiệt đới hoặc độ ẩm cao.
  • Mùi hoá chất và hiện tượng chảy nhựa khi đốt: Một số loại vải sợi nhân tạo có thể phát ra mùi hoá chất và khi bị đốt có thể gây ra hiện tượng chảy nhựa, gây khó chịu và không an toàn cho sức khỏe.
  • Màu sắc không an toàn và khó nhuộm bằng chất màu tự nhiên: Màu sắc của sợi nhân tạo thường được nhuộm bằng các chất hoá học không an toàn cho da, và do tính chất khó bám màu, việc sử dụng các chất màu tự nhiên dịu nhẹ với da trở nên khó khăn và không hiệu quả.

Nhược điểm của vải sợi nhân tạo 

Nhược điểm của vải sợi nhân tạo 

Ứng dụng của vải sợi nhân tạo trong đời sống

Để đáp ứng với xu hướng luôn thay đổi và sự sáng tạo trong thị trường thời trang và may mặc, vải sợi nhân tạo dẫn đầu sự đa dạng về đa dạng mẫu mã, màu sắc. Ứng dụng của loại vải sợi nhân tạo trong thị trường may mặc và lĩnh vực nội thất, cụ thể: 

Vải sợi nhân tạo trở thành một trong những loại vải phổ biến nhất được ứng dụng trong lĩnh vực may mặc như:

  • Trang phục hàng ngày: Vải sợi nhân tạo được sử dụng rộng rãi để may áo sơ mi nam, quần áo thể thao, quần áo công sở và nhiều loại trang phục hàng ngày khác. Chúng có thể được sản xuất với nhiều đặc tính khác nhau như độ co giãn, khả năng chống nhăn, và khả năng chống thấm.
  • Trang phục thể thao: Với khả năng co giãn tốt và khả năng thoát hơi tốt, vải sợi nhân tạo thường được sử dụng cho trang phục thể thao như áo thun nam, quần lót thể thao và quần áo tập gym.
  • Trang phục công nghiệp và bảo hộ: Vải sợi nhân tạo có thể được sử dụng để sản xuất các trang phục công nghiệp như đồ bảo hộ lao động, áo mưa, áo khoác chống thấm nước và nhiều loại trang phục khác được sử dụng trong môi trường làm việc đòi hỏi tính an toàn cao.
  • Phụ kiện thời trang: Vải sợi nhân tạo cũng có thể được sử dụng để làm các loại phụ kiện như túi xách, dây đeo, và vật liệu trang trí như rèm cửa, drap giường và gối nệm.

Ứng dụng vải sợi nhân tạo vào may mặc

Ứng dụng vải sợi nhân tạo vào may mặc

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản vải sợi nhân tạo 

Đa phần vải sợi nhân tạo dễ dàng bảo quản và giặt giũ, tuy nhiên có một số loại vải cao cấp hơn cần lưu ý trong quá trình này. Dưới đây là những điều cần lưu ý trong quá trình sử dụng và bảo quản vải sợi nhân tạo cụ thể:

  • Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp: Nắng mặt trời gay gắt có thể làm mất màu và làm hỏng sợi vải nhân tạo. Vì vậy, trong quá trình phơi khô vải, bạn không nên phơi dưới ánh nắng mặt trời gay gắt mà nên phơi ở dưới bóng râm.
  • Tránh sử dụng hóa chất: Tránh tiếp xúc với các chất hóa học như chất tẩy rửa mạnh, thuốc tẩy, hoặc dung dịch khử trùng, vì chúng có thể gây hại cho sợi vải nhân tạo.
  • Bảo quản đúng cách: Khi không sử dụng, bạn hãy bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo và thoáng mát để tránh ẩm ướt và nấm mốc.

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản vải sợi nhân tạo 

Lưu ý khi sử dụng và bảo quản vải sợi nhân tạo 

Bài viết trên 5S Fashion đã chia sẻ đến bạn đọc tất tần tật về vải sợi nhân tạo và những đặc điểm của sợi vải này. Hy vọng với những thông tin hữu ích sẽ giúp các bạn biết thêm về một sợi vải mới và lựa chọn trang phục phù hợp với sở thích và phong cách cá nhân của bạn. 

5S Fashion - Thời trang cho nam giới

Xem thêm:

Biên tập: Nguyễn Thanh Tuyền
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng