Vải gấm là gì? Một số ứng dụng rộng rãi của vải gấm trong lĩnh vực thời trang

29.08.2023
Mục lục (Hiện)

Vải gấm bên cạnh diện mạo sang trọng, hoa văn tinh tế, đẹp mắt thì còn là chất liệu với độ bền cao, giữ ấm cơ thể tốt nhất là trong những ngày đông lạnh giá. Thế nhưng không phải ai cũng biết vải gấm là? Vải gấm có đắt không? Những câu hỏi này sẽ được 5S Fashion giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây: 

Vải gấm là gì?

Vải gấm là một trong những dòng chất liệu được dệt từ 100% các sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ sợi tơ tằm. Vải gấm là loại vải thượng hạng đòi hỏi kỹ thuật dệt cao và vô cùng tinh xảo, vì thế, từ thời xa xưa, vải gấm chỉ xuất hiện chủ yếu trong các tầng lớp quan lại, vua chúa… 

Khi nhìn bề ngoài, vải gấm thường có hoa văn khá cầu kỳ, màu sắc nổi bật. Thêm nữa, khi sờ lên bề mặt vải, bạn sẽ cảm nhận rõ nét vẽ mịn và mướt đặc trưng của chất liệu này. Bề mặt vải thường có độ óng ánh tự nhiên tạo nên diện mạo sang trọng, thu hút cho tổng thể các sản phẩm được tạo nên từ vải gấm. 

vải gấm là gì

Vải gấm là gì? 

Lịch sử ra đời của vải gấm

Vải gấm xuất hiện tại Trung Quốc vào khoảng 5000 năm trước, rồi theo thời gian, chất liệu này lan rộng và trở nên phổ biến hơn ở các quốc gia lân cận như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc… 

Tại nước ta, một số tài liệu cổ đã chỉ ra rằng: Vải gấm xuất hiện từ thời Văn Lang, cụ thể, vào đời vua hùng thứ 6, công chúa Thiều Hoa chính là người đã phát hiện và cho ra đời phương pháp dệt vải lụa, vải gấm.

Thời xưa, vải gấm thường chủ yếu được dệt từ tơ tằm bởi giá trị của chúng vô cùng đắt đỏ, chỉ dành riêng cho tầng lớp quan lại, vua chúa sử dụng. Đến nay, khi xã hội phát triển cùng khoa học công nghệ tiên tiến hơn, kỹ thuật dệt được cải tiến, vải gấm có thể được tạo nên bằng nhiều các vật liệu khác như gấm Cotton, gấm tổng hợp… Các loại vải này sẽ được lựa chọn tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của người dùng. 

lịch sử ra đời của vải gấm

Lịch sự ra đời, phát triển của vải gấm

Quy trình dệt vải gấm

Thực tế, dệt vải gấm là quy trình đòi hỏi khá nhiều các bước phức tạp với tay nghề cao cùng sự tỉ mỉ của người thợ. 

  • Dụng cụ để dệt vải gấm là chiếc khung cửi có thiết kế 2 tầng đặc trưng thường được người xưa gọi là khung hoa.
  • Cách thức hoạt động: Khung cửi này hoạt động dựa trên sự phối hợp vô cùng nhịp hàng của 2 người thợ, một người làm công việc kéo hoa. Khi con thoi kêu lên 2 tiếng thì ngay sau đó, người còn lại sẽ nhanh tay dệt vô cùng nhịp nhàng.
  • Ngày nay, với công nghệ cải tiến ngày càng hiện đại, kỹ thuật dệt vải gấm phổ biến nhất chính là dệt Jacquard. Đây là phương pháp dệt phổ biến với bề mặt vải sở hữu nhiều các đường nét hoa văn tinh tế, đẹp mắt. 

quy trình dệt vải

Quy trình dệt vải gấm

Một số đặc điểm nhận biết dễ thấy của vải gấm

Màu sắc vải gấm

Vải là thường được thiết kế với nhiều các màu sắc vô cùng sáng tạo, nổi bật và đa dạng. Thêm nữa, sự kết hợp của các màu sắc, hoa văn trên cùng một tấm vải như vậy cũng tổng thể mảnh vải gấm như một bức tranh sang trọng, lộng lẫy và thu hút vô cùng.

Đặc biệt, gấm cũng là chất liệu có khả năng đem đến hiệu ứng thị giác thu hút mọi ánh nhìn. 

Khác với các loại vải thông thường, trước khi dệt, người ta sẽ đem vải gấm đi nhuộm màu. Nhờ vậy mà khi dệt các sợi ngang hay dọc thì tổng thể màu sắc của mảnh vải gấm vẫn trở nên vô cùng hài hòa, tinh tế. 

màu sắc vải gấm

Màu sắc vải gấm

Hoa văn vải gấm

Để tạo nên hoa văn sống động, chất lượng và có gu, gấm là một trong những loại vải đòi hỏi kỹ thuật cầu kỳ vô cùng. Các loại hoa văn trên vải gấm có sự kết hợp hoàn hảo giữa tính nghệ thuật truyền thống và hiện đại với bố cục đối xứng. Vẻ đẹp của hoa văn trên vải này không chỉ tạo nên cảm giác sang trọng, tinh tế mà còn giải quyết triệt để nỗi lo tạo cảm giác rườm rà rối mắt cho người dùng. 

hoa văn vải gấm

Hoa văn vải gấm

Ưu và nhược điểm của chất liệu vải gấm

Ưu điểm

Một số những ưu điểm thường thấy của chất vải gấm như:

  • Độ bền cao: Gấm được đánh giá là một trong những chất liệu có độ bền tốt nhất hiện nay với độ bền màu cao. Trải qua quá trình giặt là nhiều lần thì vải gấm vẫn giữ được chất lượng gần như nguyên vẹn.
  • Thân thiện với môi trường: Với thành phần được dệt hoàn toàn từ các sợi tơ tằm tự nhiên, vải gấm vô cùng thân thiện với môi trường và an toàn, lành tính với làn da người mặc. 
  • Màu sắc đa dạng: Với họa tiết cầu kỳ, hoa văn tinh xảo với bảng màu đa dạng, bắt mắt, vải gấm thường có tính thẩm mỹ rất cao. 
  • Khả năng giữ nhiệt tốt: Với khả năng giữ nhiệt tốt, gấm là một trong những chất liệu hoàn hảo dành cho những ngày thời tiết vào Thu Đông lạnh giá. 

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, vải gấm cũng có những nhược điểm như:

  • Dễ thấm nước, lâu khô: Đây là một trong những trở ngại lớn trong quá trình vệ sinh, bảo quản các sản phẩm làm từ vải gấm. Đặc biệt, trường hợp phơi quần áo, sản phẩm làm từ vải gấm trong bóng râm hay các khu vực thiếu ánh sáng, nắng và gió thì rất dễ khiến vải bị mùi ẩm mốc và lâu khô hơn. 
  • Dễ bám bẩn, khó vệ sinh: Trường hợp vải gấm vô tình dính các vết bẩn thì việc tẩy sạch trở nên vô cùng khó khăn. 

Ứng dụng của vải gấm trong đời sống

Nhờ những ưu điểm của mình hiện nay, vải gấm thường được ứng dụng rộng rãi trong một số các lĩnh vực của đời sống như: 

Trang phục thời trang làm từ vải gấm

Vải gấm là một trong nhưng chất liệu thường được ứng dụng trong ngành thời trang nhờ diện mạo sang trọng với hoa văn tính tế, bắt may. Đặc biệt, đây cũng là chất liệu ưa thích để tạo nên các bộ áo dài truyền thống sang trọng, trở thành nguồn cảm hứng bất tận của các nhà thiết kế thời trang trong và ngoài nước. 

Bên cạnh đó, gấm cũng là chất liệu thường được sử dụng cho các vật dụng thời trang khác như túi xách, bóp cầm tay, giày cao gót…

trang phục thời trang từ vải gấm

Áo dài làm từ chất liệu vải gấm sang trọng, đẹp mắt

Túi gấm với hoa văn họa tiết thêu tay tinh tế, tỉ mỉ

Các món đồ trang trí nội thất từ vải gấm

Ngoài lĩnh vực thời trang, vải gấm thường được dùng để trang trí nội thất nhà cửa như bộ chăn ga gối đệm, rèm cửa, gối tựa lưng sofa… Với đặc tính mềm mại, thoáng mát nên vải gấm bên cạnh tính thẩm mỹ cao còn góp phần đem đến không gian sống sang trọng, tinh tế với tính nghệ thuật cao cho căn phòng của bạn. 

chăn ga gối đệm từ vải gấm

Chăn ga gối đệm với chất liệu gấm mềm mịn giúp giấc ngủ ngon hơn

Cách giặt là, bảo quản vải gấm luôn bền đẹp với thời gian

Để có thể giữ cho quần áo, sản phẩm từ vải gấm luôn bền đẹp như mới, bạn cần chú ý tới cách giặt là vải gấm cụ thể như:

  • Nên ưu tiên giặt tay và hạn chế tối đa giặt máy để giữ được độ bền của các sản phẩm làm từ vải gấm.
  • Chỉ dùng các sản phẩm tẩy rửa có nồng độ thấp, hạn chế dùng chất tẩy hóa học bởi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu của sản phẩm.
  • Giặt bằng nước lạnh với nhiệt độ phù hợp, không dùng nước nóng để tránh xảy ra hiện tượng co vải gấm khi giặt.
  • Nhiệt độ nước tốt nhất để giặt vải gấm là dưới 30 độ C>
  • Phơi sản phẩm từ vải gấm tại những nơi thoáng mát, bóng râm, nhiều gió và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Khi phơi nên lộn trái sản phẩm để hạn chế tối đa tình trạng bị phai màu hay ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm.

cách giặt là, bảo quản quần áo vải gầm luôn bền đẹp như mới

Phơi các sản phẩm làm từ vải gấm ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp

Kết luận

Có thể thấy rằng, vải gấm chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại với tính ứng dụng ngày càng cao trong đời sống hiện nay. Đặc biệt, với công nghệ hiện đại, các họa tiết hoa văn dệt trên vải gấm cũng ngày càng đa dạng, độc đáo hơn, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như trải nghiệm của người dùng.

Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp được vải gấm là gì? Ưu điểm, nhược điểm cũng như cách để bảo quản, giặt là các sản phẩm làm từ vải gấm luôn bền đẹp như mới sau thời gian dài sử dụng. 

Biên tập: Nguyễn Hà
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng