Vải Jacquard là gì? Ứng dụng của vải Jacquard trong đời sống

17.02.2024
Mục lục (Hiện)

Chắc hẳn có khá nhiều người tiêu dùng vẫn còn lạ lẫm với chất liệu vải Jacquard. Tuy nhiên với những xưởng sản xuất chăn ga gối đệm hay cửa hàng kinh doanh vải vóc thì loại vải này chẳng mấy xa lạ. Vải Jacquard là gì? Chất liệu này có những ứng dụng gì trong đời sống hàng ngày? Hãy cùng 5S Fashion giải đáp các câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Vải Jacquard là gì? Có mấy loại vải Jacquard? 

Vải Jacquard là vải gì là câu hỏi đang nhận được sự quan tâm từ đông đảo người tiêu dùng. Jacquard là loại vải có hoa văn đặc biệt, nó không sử dụng công nghệ in ấn hay thêu thủ công lên bề mặt mà được người thợ dệt trực tiếp lên cấu trúc vải. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp chất liệu vải Jacquard ở những món đồ nội thất trong gia đình như rèm cửa, gối đệm, thảm nhà, chăn ga,... 

Khi xưa, vải Jacquard chủ yếu được thực hiện dệt trên vải tơ lụa. Đến ngày nay, loại này còn được tạo ra từ nhiều loại sợi khác nhau, có thể kể đến như sợi tơ tằm, sợi bông, sợi tổng hợp PE, cotton hay vải jacquard polyester,... Đặc điểm nổi bật của chất vải này là độ dày thường lớn hơn những loại vải khác. 

Vải Jacquard là gì? Có mấy loại vải Jacquard? 

Vải Jacquard là gì? Có mấy loại vải Jacquard? 

Dưới đây là những loại Jacquard được sử dụng phổ biến nhất hiện nay: 

  • Vải thổ cẩm: Ở nước ta, vải thổ cẩm phổ biến chủ yếu ở các vùng dân tộc thiểu số như Mường, Mông,... Loại vải này được rất nhiều người yêu thích, phù hợp làm quà tặng cho người thân, bạn bè sau chuyến du lịch. Vải thổ cẩm thường được sử dụng để may các loại trang phục như áo, váy, quần nam, áo nam của người dân tộc, áo khoác nam, ví đựng tiền, thẩm nội thất,... So với các loại vải Jacquard khác, chất vải này nặng, dày dặn và thô ráp hơn. 
  • Vải Jacquard Cotton: Rất được ưa chuộng bởi những ưu điểm nổi bật như thấm hút tốt, thoáng mát, không nhăn nhàu, bền màu theo thời gian,... Đặc biệt, Jacquard Cotton có nguồn gốc 100% tự nhiên nên không gây kích ứng cho da. Ngoài ra, chất liệu vải này còn có đặc điểm khá độc đáo là một vải hoa văn gồ lên, mặt còn lại hoa văn lại lõm vào trong. 
  • Vải Damask Jacquard: Thường được tạo nên từ các sợi như sợi len, sợi lanh, tơ tằm,... và có thể kết hợp thêm với số ít sợi tổng hợp. Vải Damask Jacquard chủ yếu có duy nhất một màu chủ đạo, độ bóng cao và khá mềm mượt. Hoa văn được dệt theo chiều ngang còn cấu trúc vải lại được dệt theo chiều dọc. Loại vải này được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất đồ nội thất như khăn trải bàn, bọc ghế sofa, chăn ga gối đệm,... 
  • Vải Matelassé: Được làm từ chất liệu sợi bông hoặc sợi tơ lụa, hoa văn dệt nổi lên theo phương pháp Jacquard. Phần bề mặt vải khá mềm mại, có khả năng thấm hút rất tốt. Tuy nhiên, chất vải này lại dễ bị xù lông nên thường được dùng để sản xuất tấm lót gối hoặc vật dụng cá nhân. 
  • Vải lụa Jacquard: Chất liệu vải là sự kết hợp hoàn hảo giữa độ bóng, mềm mại của tơ tằm cùng công nghệ dệt Jacquard. Người ta thường sử dụng vải lụa Jacquard trong ngành thời trang cao cấp, giúp người mặc toát lên vẻ đẹp sang trọng, thanh lịch.  

2. Nguồn gốc ra đời của vải Jacquard 

Năm 1804, người thợ dệt người Pháp có tên là Joseph – Marie Jacquard đã phát minh ra máy dệt mới có thể dệt hoa văn trực tiếp lên khung dệt cơ học thay vì sử dụng công nghệ in hay thêu thủ công lên bề mặt vải. Sau khi loại vải này ra đời, để tri ân công lao của người thợ dệt người ta đã đặt tên vải theo tên của ông. 

Quá trình phát triển của vải Jacquard

Quá trình phát triển của vải Jacquard

Ngày xưa để tạo nên vải Jacquard, những người thợ dệt phải thực hiện thủ công hoàn toàn, không sử dụng bất kỳ máy móc nào. Sau nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, người ta đã sáng tạo ra máy may chuyên dụng để may loại vải này. Nhờ đó, chi phí sản xuất vải đã giảm đi rất nhiều, giá thành vải cũng hạ xuống giúp nhiều người tiêu dùng có thể tiếp cận được chất vải sang trọng này. 

Loại máy đầu tiên được dùng để tạo ra chất vải Jacquard được điều khiển bởi hệ thống cơ khí với các thẻ đục là cấu tạo chủ đạo. Ngày nay, bạn có thể bắt gặp ở hầu hết các xưởng may loại máy này với nhiều kiểu dáng khác nhau. 

3. Quy trình sản xuất vải Jacquard 

Tiếp theo hãy cùng khám phá quy trình sản xuất nên một tấm vải Jacquard nhé!

Quy trình sản xuất vải Jacquard 

Quy trình sản xuất vải Jacquard 

  • Bước 1: Kéo sợi 

Nguyên liệu sau khi được thu mua đầy đủ sẽ đưa về nhà máy để loại bỏ đi những tạp chất tự nhiên như hạt giống, bụi bẩn,... Kế đó, chúng sẽ được đưa đi kéo thô để gia tăng kích thước cũng như giúp cho sợi vải có độ bền và dai. Các ống sợi sẽ được đưa vào quá trình hồ sợi dọc để tạo nên màng hồ bọc quanh sợi. Nhờ việc sử dụng tinh bột biến tính cùng hồ nhân tạo (như polyacrylat, polyvinynalcol PVA…), sợi vải sẽ bền chắc, trơn, bóng hơn. 

  • Bước 2: Nhuộm màu 

Sau khi kéo sợi thô xong chúng sẽ được đưa đi tẩy màu tự nhiên. Sợi vải thường được người thợ xử lý bằng thuốc nhuộm và dung dịch hữu cơ trước khi áp dụng công nghệ dệt Jacquard nhằm giúp vải lên màu tốt hơn. Song song với đó, người thợ cũng tiến hành xen kẽ công đoạn giặt vải để tách màu dư và những bụi bẩn còn sót lại. 

  • Bước 3: Dệt vải 

Vải sau khi được nhuộm sẽ đưa vào máy dệt Jacquard, sợi dọc kết hợp xen kẽ với sợi ngang để tạo ra những tấm vải có hoa văn theo mẫu đẹp. Tiếp đó, người thợ sẽ đem các tấm vải này đi nấu trong dung dịch hóa học và chất phụ trợ. Nhờ quá trình nhuộm sợi trước nên vải có nhiều màu hơn, tạo ra sự phối hợp màu sắc rất độc đáo. Ngoài ra, kỹ thuật này cũng giúp cho quá trình dệt vải của người thợ thuận tiện hơn với số lượng màu nhiều. 

  • Bước 4: Hoàn thành sản phẩm 

Kết thúc quy trình dệt vải, vải Jacquard sẽ trải qua khâu kiểm tra kỹ lưỡng nhằm đảm sự chất lượng đồng bộ, xử lý các lỗi còn tồn đọng, kế đó là hoàn thiện và đóng gói. Vải sau đó sẽ được chuyển qua khâu thiết kế hoặc đơn vị thu mua. 

4. Ưu nhược điểm của chất liệu vải Jacquard 

Vải Jacquard có những ưu nhược điểm gì? Hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn. 

Ưu điểm của vải Jacquard 

  • Độ bền cao: Chất liệu vải Jacquard được giới mộ điệu đánh giá rất cao về độ bền, đặc biệt là loại Cotton Jacquard. Dù bạn sử dụng trong thời gian dài cũng không lo vải bị biến dạng, giãn chảy hay phai màu. Hầu hết các sản phẩm làm từ chất vải này đều có tuổi thọ rất cao. 
  • Khả năng co giãn tốt: Cấu trúc các sợi liên kết rất chắc chắn kết hợp với phương pháp dệt Jacquard đã tạo nên những tấm vải có khả năng co giãn tốt. Các sản phẩm từ vải Jacquard giữ được form dáng lâu, không bị nhàu nát sau khi sử dụng, vệ sinh, tiết kiệm thời gian là ủi. 
  • Tính thẩm mỹ cao: Loại vải này mang đến sự sang trọng, quý phái, thanh lịch cho người mặc bởi đường nét hoa văn độc đáo được dệt trực tiếp lên bề mặt vải. Mỗi tấm vải đều thể hiện được sự công phu, tinh tế của người thợ nên rất thịnh hành trong ngành thời trang cao cấp. 
  • Màu sắc đa dạng: Jacquard có bộ sưu tập màu sắc vô cùng đa dạng, người tiêu dùng có thể thoải mái lựa chọn hoa văn, màu sắc phù hợp với sở thích, phong cách bản thân. 

Ưu điểm của vải Jacquard 

Ưu điểm của vải Jacquard 

Nhược điểm của vải Jacquard 

  • Giá thành sản phẩm cao: Dù có công nghệ dệt Jacquard nên giá thành của loại vải này đã giảm nhưng so với những loại vải dệt khác, chúng vẫn rất đắt đỏ bởi sự công phu, phức tạp. 
  • Khó bảo quản: Nếu bạn sử dụng chất tẩy rửa mạnh hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài, là ủi với nhiệt độ > 30 độ C, tuổi thọ của vải sẽ giảm nhanh chóng. Thậm chí một số loại vải Jacquard còn bị xù lông sau một khoảng thời gian sử dụng. 
  • Hạn chế trong thiết kế: Do chất liệu vải dày dặn nên việc thiết kế gặp khá nhiều khó khăn. Thêm vào đó, loại vải này khá nóng, bí bách nên cũng hạn chế trong việc sản xuất các loại trang phục khác nhau. 

Nhược điểm của vải Jacquard 

Nhược điểm của vải Jacquard 

5. Những ứng dụng của vải Jacquard trong đời sống hàng ngày 

Sau đây là những ứng dụng phổ biến của vải Jacquard trong đời sống hàng ngày. 

  • Trong thời trang may mặc: Vải Jacquard với những mảng hoa văn cổ điển độc đáo thường được sử dụng để may các bộ trang phục truyền thống, mang đậm nét văn hóa của các dân tộc. Loại vải này cũng thu hút nhiều nhà thiết kế nổi tiếng bởi sự sang trọng, quý phái. Do đó không khó để chúng ta bắt gặp trang phục làm từ loại vải này trên các sàn diễn thời trang trong nước lẫn quốc tế. 
  • Trong sản xuất đồ nội thất: Đây là lĩnh vực mà chất vải Jacquard rất được ưa chuộng bởi họa tiết đẹp, xen kẽ giữa truyền thống và hiện đại, chất vải bền, giúp không gian trở nên sang trọng, đẳng cấp hơn. 
  • Trong sản xuất chăn ga gối: Với ưu điểm thấm hút tốt, thoáng khí, khả năng kháng khuẩn tự nhiên,... chất vải này còn được ứng dụng trong sản xuất chăn ga gối. 

Những ứng dụng của vải Jacquard trong đời sống hàng ngày 

Những ứng dụng của vải Jacquard trong đời sống hàng ngày 

6. Hướng dẫn cách vệ sinh, bảo quản vải Jacquard đúng chuẩn 

Hãy tham khảo hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản vải Jacquard đúng cách dưới đây nếu bạn muốn món đồ của mình có tuổi thọ cao nhé! 

Hướng dẫn cách vệ sinh, bảo quản vải Jacquard đúng chuẩn 

Hướng dẫn cách vệ sinh, bảo quản vải Jacquard đúng chuẩn 

  • Ưu tiên giặt tay, hạn chế giặt bằng máy để tránh tác động xấu đến sản phẩm từ buồng máy. 
  • Giặt vải ở nhiệt độ khoảng 30 độ C để làm sạch vết bụi bẩn hiệu quả mà không làm hư hại vải. 
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất tẩy mạnh, đặc biệt là với những sản phẩm thủ công phức tạp, nhiều chi tiết. 
  • Nếu vải gắn kim loại, bạn nên giặt khô để đảm bảo chất lượng của sản phẩm. 
  • Phơi đồ ở nơi thoáng mát, tránh phơi dưới ánh nắng mặt trời gay gắt. 
  • Tránh những vật sắc nhọn đâm vào bề mặt vải để không làm hỏng sản phẩm. 

Bài viết trên 5S Fashion đã cung cấp những thông tin cần thiết về loại vải Jacquard về tính chất, phân loại vải, ưu nhược điểm, ứng dụng, cách vệ sinh, bảo quản,... Hy vọng rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc lựa chọn sản phẩm từ chất vải này. 

5S Fashion - Thời trang cho nam giới 

>>> Xem thêm: 

Biên tập: Nông Thị Nhung
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng