Vải mè mỏng là gì? Ứng dụng phổ biến của vải mè mỏng hiện nay

08.04.2024
Mục lục (Hiện)

Ngày nay chất liệu may mặc xuất hiện vô cùng đa dạng trên thị trường, trong đó vải mè mỏng là ưa chuộng hơn cả. Loại vải này được nhiều khách hàng đánh giá cao về mặt chất lượng cũng như tính thẩm mỹ khi may trang phục. Qua bài viết sau đây, hãy cùng 5S Fashion tìm hiểu những ứng dụng phổ biến của vải thun mè mỏng trong cuộc sống nhé.

Vải mè mỏng là gì?

Mè mỏng là chất vải thun, thuộc dạng xốp và sở hữu độ co giãn và thoát ẩm tốt. Điều này đều nhờ vào thành phần cấu tạo từ 100% sợi Polyester. Ngoài ra chất liệu còn có thể được pha trộn với cotton theo tỷ lệ nhất định để có được chất vải ổn định hơn.

Mè mỏng là chất vải thun, thuộc dạng xốp và sở hữu độ co giãn và thoát ẩm tốt

Mè mỏng là chất vải thun, thuộc dạng xốp và sở hữu độ co giãn và thoát ẩm tốt

Ngoài hai thành phần chính là Polyester và cotton, nhiều nhà sản xuất còn pha thêm sợi spandex vào vải mè mỏng. Điều này giúp tăng độ co giãn của chất liệu trong việc dệt vải thành hai chiều hoặc bốn chiều. 

 

>> Xem thêm: 

Thông số kỹ thuật của vải mè mỏng

Khổ

1m6

Định lượng

120gsm

Trọng lượng

5m2/kg

Đặc tính của vải mè mỏng

Xét về tính chất hóa học, vải mè mỏng có phản ứng chậm khi tiếp xúc với lửa. Đặc biệt khi đốt, tro vải sẽ vón cục, không bóp tan được và có mùi khét đặc trưng. Mặc dù khả năng bén lửa kém nhưng bạn vẫn cần tránh để chất liệu này tiếp xúc với nhiệt độ cao. Bởi điều này rất dễ xảy ra tình trạng bị co rúm. 

Xét về tính chất hóa học, vải mè mỏng có phản ứng chậm khi tiếp xúc với lửa

Xét về tính chất hóa học, vải mè mỏng có phản ứng chậm khi tiếp xúc với lửa

Xét về tính vật lý, vải thun mè có một số đặc điểm nổi bật sau:

  • Mềm mại: Nhờ bề mặt có những lỗ li ti nhỏ giống hạt mè nên chất liệu có đặc điểm là mềm mỏng và xốp. Điều này còn tạo cho người mặc sự thoải mái, giảm nguy cơ bị chàm và kích ứng da. 
  • Thoáng khí: Đa phần các loại vải mè đều có khả năng thoáng khí cao và vải thun mè mỏng cũng vậy. Đặc tính này sẽ giúp cơ thể người mặc tránh khỏi độ ẩm thừa do mồ hôi tạo nên, qua đó mang đến cảm giác thơm tho, sạch sẽ khi dùng. 
  • Khả năng hút ẩm: Do được cấu tạo từ thành phần tổng hợp nên vải mè mỏng có đặc tính ít thấm nước. Nhờ vậy mà khả năng hút ẩm sẽ kém hơn các loại vải khác.
  • Dễ dàng bảo quản: Vải mè mỏng có khả năng không bị nhăn hay mất form dáng dù sản phẩm có bị vo mạnh. Vì vậy mà bạn sẽ không cần phải tốn thời gian là ủi sau khi giặt. 

Ưu điểm và nhược điểm của chất liệu mè mỏng

Vải thun mè mỏng là một trong những chất liệu có ứng dụng rộng rãi ở lĩnh vực may mặc. Điều này không khó hiểu khi chất liệu sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên vẫn còn vài hạn chế nhất định. Hãy cùng 5S Fashion tìm hiểu ngay sau đây nhé! 

Ưu điểm của chất vải mè mỏng

  • Co giãn tốt: Vải mè mỏng có khả năng co giãn tương đối tốt nên không bị biến dạng hay chảy xệ khi giặt máy hoặc vò mạnh bằng tay. Do đó chất liệu này rất thích hợp để may các lớp bảo vệ cho phụ kiện hoặc trang phục thời trang.
  • Độ bền cao: Vải thun mè mỏng có ưu điểm là bề mặt bóng nhẹ, không bị sờn sau quá trình sử dụng lâu dài. Hơn nữa, chất liệu này còn tránh tình trạng đổ lông hay xù lông. 
  • Vải không bị nhăn: Vải mè mỏng rất khó bị nhăn, cho dù bạn có sử dụng hoặc bảo quản không đúng cách. Điều này giúp người dùng tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong quá trình là ủi.
  • Khả năng nhanh khô: Vải thun mè mỏng là một trong những chất liệu tổng hợp nhanh khô. Sau khi giặt xong, chỉ cần có gió nhẹ là loại vải này cũng sẽ nhanh chóng được làm khô. Chính vì vậy nếu bạn có nhu cầu sử dụng loại trang phục nào cao thì hãy chọn vải mè thun mỏng để may nhé.
  • Khả năng lên màu: Vải mè mỏng rất dễ lên màu và có độ bền màu cao. Hơn nữa sau thời gian sử dụng thì hình in trên sản phẩm vẫn luôn như mới, không xảy ra tình trạng bong tróc hay loang lổ.
  • Hạn chế mùi ẩm mốc: Thông thường vải tổng hợp không bị khí ẩm làm ảnh hưởng và tác động. Do đó vải thun mè mỏng sau thời gian dài ít sử dụng cũng không sinh ra mùi hôi mốc khó chịu. 

Vải mè mỏng rất khó bị nhăn, cho dù bạn có sử dụng hoặc bảo quản không đúng cách

Vải mè mỏng rất khó bị nhăn, cho dù bạn có sử dụng hoặc bảo quản không đúng cách

Nhược điểm của vải mè mỏng

  • Khó khâu lại: Vì sở hữu tính co giãn tốt nên vải thun mè mỏng khó có thể khâu lại và điều chỉnh kích cỡ. Nhược điểm này có thể tạo ra sự bất tiện trong việc may đồ thời trang hoặc những sản phẩm có yêu cầu cao về độ chính xác trong đường may.
  • Bị co rút: Vải mè mỏng có thể gặp tình trạng bị co rút sau khi giặt hoặc có những gợn sóng nếu bạn không chăm sóc đúng cách. Điều này sẽ làm mất đi tính thẩm mỹ cũng như sự phẳng phiu trong trang phục.
  • Độ hút ẩm thấp: Mặc dù chất liệu có độ thoáng khí cao nhưng khả năng hút ẩm lại khá kém. Đây là một nhược điểm mà nhiều khách hàng không mong muốn, đặc biệt trong mùa hè nóng nực. Vậy nên mà chất liệu này rất ít khi dùng để may đo các loại trang phục bó sát. 
  • Chịu nhiệt kém: Do thành phần chủ yếu là sợi nylon nên vải mè mỏng khá nhạy cảm với nguồn nhiệt cao. Nếu chất liệu này để trong nước nóng hoặc dưới ánh nắng mặt trời thì sẽ bị biến đổi cấu trúc trên bề mặt. 

Do thành phần chủ yếu là sợi nylon nên vải mè mỏng khá nhạy cảm với nguồn nhiệt cao

Do thành phần chủ yếu là sợi nylon nên vải mè mỏng khá nhạy cảm với nguồn nhiệt cao

Ứng dụng của vải mè mỏng trong cuộc sống

Sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội nên nên vải thun mè mỏng được ưu ái sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Những ứng dụng phổ biến mà bạn có thể biết như quần áo thể thao, áo thời trang hay các sản phẩm trong y tế.

Quần áo thể thao

Nhờ có tính co giãn tốt cùng khả năng thoáng khí cao nên vải mè mỏng luôn được ưu tiên làm trang phục thể thao. Với đặc điểm là nhiều lỗ nhỏ li ti, khi sử dụng người mặc sẽ luôn cảm thấy dễ chịu, mát mẻ ngay cả khi thực hiện các bài tập thể thao nặng hoặc dưới thời tiết nắng nóng.

Nhờ khả năng thoáng khí cao nên vải mè mỏng luôn được ưu tiên làm trang phục thể thao

Nhờ khả năng thoáng khí cao nên vải mè mỏng luôn được ưu tiên làm trang phục thể thao

Vải thun mè mỏng còn có ưu điểm là mềm nhẹ và ít thấm nước. Do đó trong quá trình tập luyện, nếu bạn đổ mồ nhiều thì cũng không lo quần áo bị tăng trọng lượng. Với những đặc điểm này bạn sẽ dễ dàng thấy chất liệu thường sử dụng làm quần dài thể thao nam, trang phục bóng đá, bóng rổ,...

Áo đồng phục

Vải mè mỏng có giá thành không quá cao so với các loại chất liệu khác trên thị trường. Do đó mà được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để may làm áo đồng phục. Tùy vào từng nhu cầu mà có thể làm áo thun nam, áo polo nam cho nhân viên nhà hàng, quán cafe hay đồ công sở cho nhân viên văn phòng.

Vải mè mỏng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để may làm áo đồng phục

Vải mè mỏng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để may làm áo đồng phục

Áo khoác

Những mẫu áo khoác, áo chống nắng được may bởi vải thun mè mỏng thì rất được nhiều chị em yêu thích. Bởi những sản phẩm này sở hữu thiết kế không quá cồng kềnh, dễ dàng mặc ở mọi nơi mà vẫn tạo cảm giác thoải mái. 

Những mẫu áo khoác, áo chống nắng được may bởi vải thun mè mỏng thì rất được yêu thích

Những mẫu áo khoác, áo chống nắng được may bởi vải thun mè mỏng thì rất được yêu thích

Sản phẩm trong lĩnh vực y tế

Vải mè mỏng sở hữu ưu điểm thoáng khí, chống ẩm mốc và có độ kháng khuẩn tốt nên được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực y tế. Cụ thể như khẩu trang, quần áo y tá và áo phẫu thuật.  Hơn nữa chất liệu này còn may đồ sơ sinh và đồ bơi của trẻ em bởi vì có sự an toàn cao.

Vải mè mỏng chống ẩm mốc và kháng khuẩn tốt nên được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y tế

Vải mè mỏng chống ẩm mốc và kháng khuẩn tốt nên được sử dụng nhiều trong lĩnh vực y tế

Các vật dụng trong gia đình

Ngoài việc sử dụng để may các trang phục quần áo, vải thun mè mỏng còn được làm các vật dụng trong gia đình. Cụ thể như áo mưa, màn rèm, khen che phủ, khăn trải bàn, khăn lót bình hoa cùng nhiều đồ khác.

Một số tips bảo vệ vải mè mỏng

Mặc dù có độ bền cao những các bạn vẫn cần phải nắm rõ một số tips bảo quản cũng như sử dụng vải mè mỏng. Điều này sẽ giúp cho sản phẩm được bền lâu và luôn trông như mới dù đã qua thời gian dài sử dụng.

  • Tránh chất tẩy rửa mạnh: Chất liệu mè mỏng là chất liệu tổng hợp nên khi sử dụng nước giặt có chất tẩy rửa mạnh thì có thể xảy ra tình trạng bạc màu của sợi vải.
  • Giặt vải cùng màu: Trước khi giặt các bạn cần phân loại trang phục trắng và trang phục màu. Điều này sẽ làm hạn chế phai sắc từ các quần áo với nhau, thậm chí bị hỏng hoặc không sử dụng được.
  • Chọn chế độ giặt nhẹ: Để làm giảm ma sát và kéo căng giữa các sợi vải, bạn cần chọn chế độ giặt sấy nhẹ trên thiết bị. Qua đó giúp sản phẩm giữ được tính chất mềm mại và tránh bị biến dạng.
  • Là ủi ở nhiệt độ thấp: Với ưu điểm không nhăn nên vải mè mỏng không nhất thiết phải là ủi để làm phẳng. Tuy nhiên trong trường hợp bạn muốn sử dụng máy là thì nên chú ý để nhiệt độ thấp, qua đó tránh bị vải co rút.
  • Bảo quản nơi khô ráo: Khi không sử dụng, bạn hãy treo hoặc gấp vải thun mè mỏng ở nơi khô ráo, thoáng khí và đặc biệt là tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Điều này sẽ làm giảm sự ẩm mốc hoặc mất đi tính đàn hồi của sản phẩm.

Để làm giảm ma sát và kéo căng giữa các sợi vải, bạn cần chọn chế độ giặt nhẹ trên thiết bị

Cách giặt là, bảo quản vải mè mỏng

Trên đây là những thông tin chi tiết cũng như ứng dụng phổ biến của vải mè mỏng. Hy vọng từ những chia sẻ này bạn sẽ có thêm nhiều điều hữu ích và nắm được cách nhận biết chất liệu này. Đừng quên theo dõi 5S Fashion để cập nhật thêm nhiều bài viết hay ho, thú vị hơn nhé!

5S Fashion - Thời trang cho nam giới

>> Xem thêm:

Vải polyurethane (PU) là gì? Đặc điểm và ứng dụng của vải PU

Vải quilt là gì? Đặc điểm và ứng dụng của vải quilt trong thời trang

Vải kháng khuẩn là gì? Đặc điểm, ứng dụng của vải kháng khuẩn

Biên tập: Nguyễn Phan Nhật Minh
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng