So sánh vải mè và thun lạnh, loại nào tốt hơn?

07.04.2024
Mục lục (Hiện)

Vải mè và thun lạnh là hai loại vải được sử dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang thể thao. Mặc dù vậy nhưng nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ cũng như biết được những đặc tính riêng của từng loại vải. Vậy mời bạn hãy cùng 5S Fashion tìm hiểu xem giữa vải mè và thun lạnh thì loại nào tốt hơn nhé. Bắt đầu ngay thôi nào!

1. Tìm hiểu chi tiết về vải mè và thun lạnh

Vải mè và thun lạnh nếu xét trên phương diện tổng thể thì chúng khá giống nhau nhưng vẫn có sự khác biệt về cách dệt vải cũng như hoạ tiết trên vải. Cùng tìm hiểu chi tiết về hai loại vải này nhé!

1.1. Vải mè là loại vải gì?

Vải mè (còn được gọi là vải thun mè, vải hạt mè) là loại vải có chứa nhiều rãnh nhỏ ở một bên mặt phải trông rất giống hạt mè, mặt còn lại của vải thì lại trơn láng. Nhờ kết cấu đặc biệt với những rãnh nhỏ đã giúp cho vải có khả năng thoáng khí, thoáng hơi nước tốt, đồng thời cũng rất dày và xốp. 

Vải mè là loại vải có chứa nhiều rãnh nhỏ ở một bên mặt phải trông rất giống hạt mè

Vải mè là loại vải có chứa nhiều rãnh nhỏ ở một bên mặt phải trông rất giống hạt mè

Trong thành phần của vải hạt mè có chứa tỷ lệ lớn sợi polyester, cũng có thể dùng thêm sợi TC (sợi cotton pha) giúp tạo độ dày cho vải. Ngoài ra, để tăng độ co giãn cho vải, các nhà sản xuất cũng có thể kết hợp thêm thành phần spandex với tỷ lệ thích hợp.

1.2. Vải thun lạnh là vải gì?

Vải thun lạnh là loại vải sở hữu bề mặt trơn bóng và vô cùng nhẹ, được dệt bằng phương pháp interlock nên có kết cấu 2 mặt hoàn toàn giống nhau. Điểm nhận dạng rõ nhất của thun lạnh đó là bề mặt không có lông, chỉ có những đường sườn nổi và rãnh chìm rất mảnh đan xen vào nhau dọc theo chiều dài của vải. 

Vải thun lạnh là loại vải sở hữu bề mặt trơn bóng và vô cùng nhẹ

Vải thun lạnh là loại vải sở hữu bề mặt trơn bóng và vô cùng nhẹ

Thông thường, vải thun lạnh được tạo thành nhờ quá trình mix sợi tổng hợp (sợi nylon hoặc polyester) cùng sợi spandex. Nhờ hai thành phần này mà kết cấu của vải có độ đàn hồi tốt hơn, co giãn đa chiều và bền đẹp theo thời gian. Loại vải này vô cùng mỏng nhẹ, khi sờ vào sẽ cảm thấy hơi trơn và rất mát. Bên cạnh đó, vải cũng có khả năng thoát ẩm tốt, nhanh khô nên được ứng dụng chủ yếu để sản xuất quần áo thể thao, trang phục mùa hè như áo sơ mi nam, áo ba lỗ nam, áo chống nắng, áo cách nhiệt,...

2. So sánh ưu, nhược điểm của vải mè và thun lạnh

Vải mè và thun lạnh có những đặc điểm riêng biệt, không hoàn toàn giống nhau. Vậy để biết rõ hơn về hai loại vải này, hãy cùng tham khảo bảng so sánh ưu, nhược điểm ngay nhé:

Loại vải

Vải mè

Vải thun lạnh

Ưu điểm

- Vải thường ít bị nhăn, không gặp trường hợp ẩm mốc giống các loại vải làm từ sợi tự nhiên khác.

- Nhờ các rãnh nhỏ trên bề mặt mà vải có khả năng thoáng khí tốt, giúp hạn chế tình trạng bí bách, khó chịu cho người sử dụng.

- Vải dễ chăm sóc và bảo quản, bền đẹp theo thời gian.

- Chất vải mềm mại, mịn màng, đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc.

- Khả năng co giãn và đàn hồi tốt, phù hợp để sử dụng trong các hoạt động thể thao hoặc khi ở ngoài trời.

- Giá thành phải chăng.

- Vải thun lạnh chủ yếu được dệt từ loại sợi tổng hợp polyester nên có độ bền cao.

- Khả năng chống bám bẩn của vải khá tốt.

- Khi sử dụng, vải không bị xù, nhăn, dễ dàng bảo quản và chăm sóc.

- Nhờ có thêm thành phần spandex nên vải thun lạnh có độ co giãn tốt hơn.

- Vải thoáng khí, nhanh khô.

- Vải có giá thành rẻ, không có loại nào rẻ hơn.

Nhược điểm

- Do trong thành phần không có sợi cotton nên khi sử dụng có thể gây cảm giác hơi nóng.

- Vải dễ bị biến dạng nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao.

- Khả năng thấm hút mồ hôi kém, chỉ nên dùng vào mùa đông, hạn chế sử dụng vào mùa hè.

- Do thành phần chính là sợi tổng hợp nên vải thun lạnh có khả năng thấm hút mồ hôi kém.

- Khi gặp nhiệt độ cao sẽ rất dễ bị biến dạng, co rút, mất độ đàn hồi, co giãn ban đầu.

Ưu điểm và nhược điểm của vải mè và thun lạnh

3. Ứng dụng của vải mè và thun lạnh trong đời sống hiện nay

  • Trong lĩnh vực thời trang: Cả 2 loại vải này đều được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực thời trang. Đặc biệt vải mè thì dùng làm những loại trang phục cao cấp như áo sơ mi, váy dạ hội, áo dài,... giúp tôn lên sự sang trọng, nét lịch lãm cho người mặc. Còn vải thun lạnh lại được ứng dụng trong sản xuất trang phục thường ngày như áo thun nam, quần thể thao,.... giúp tạo sự thoải mái.
  • Trang trí nội thất: Vải mè thường được dùng cho rèm cửa, áo gối, tấm trải giường và các đồ nội thất khác để tạo ra không gian sang trọng và tinh tế. Trong khi đó, vải thun lạnh thường được sử dụng cho ghế sofa, bọc ghế và các vật dụng trang trí khác vì loại vải này có khả năng co giãn tốt.

Ứng dụng của vải mè và thun lạnh trong đời sống hiện nay

Ứng dụng của vải mè và thun lạnh trong đời sống hiện nay

  • Sản phẩm thủ công: Cả vải mè và vải thun lạnh đều thích hợp để làm các sản phẩm thủ công như túi xách, ví, bao đựng điện thoại và các phụ kiện thời trang khác. Bởi hai loại vải này đều mang lại cảm giác mềm mại, mịn màng.
  • Trang trí sự kiện: Hai loại vải này cũng có thể sử dụng cho các sự kiện đặc biệt như đám cưới, tiệc sinh nhật hoặc sự kiện doanh nghiệp. Vải mè mang lại vẻ đẹp lãng mạn và sang trọng, trong khi đó vải thun lạnh thường được sử dụng cho các sự kiện ngoài trời vì khả năng chống nắng và thoải mái khi mặc.

4. Cách phân biệt vải mè và thun lạnh

Đặc Điểm

Vải mè

Vải thun lạnh

Thành phần

Vải chứa tỷ lệ lớn sợi polyester, cũng có thể dùng thêm sợi TC (sợi cotton pha). 

Được làm từ sợi polyester, pha thêm spandex, các loại sợi tổng hợp có đặc tính co giãn và đàn hồi.

Cấu trúc

Vải mè thường được dệt chặt chẽ, không co giãn nhiều.

So với mè thì vải thun lạnh thực sự co giãn tốt hơn rất nhiều.

Tính chất vải

Mềm mại và có bề mặt láng mịn, thường mang lại cảm giác sang trọng.

Mềm mại, co giãn và đàn hồi, thoải mái khi mặc.

Độ bền

Vải mè có độ bền cao, ít bị biến dạng sau quá trình sử dụng và giặt giũ.

Vải thun lạnh cũng có độ bền tốt, đàn hồi được giữ nguyên sau nhiều lần sử dụng.

Ứng dụng

Vải mè thường được sử dụng cho các sản phẩm thời trang cao cấp như váy dạ hội, áo sơ mi, áo dài và trang trí nội thất.

Vải thun lạnh phổ biến trong thời trang hàng ngày như áo thun, quần áo thể thao, váy dạo phố và sản phẩm thể thao.

Bảo quản

Vải mè đòi hỏi chăm sóc cẩn thận, thường cần giặt tay hoặc giặt máy chế độ nhẹ.

Vải thun lạnh dễ chăm sóc hơn, có thể giặt máy ở chế độ thông thường, không cần là ấm.

Một số cách phân biệt vải mè và thun lạnh vô cùng đơn giản

5. Một số lưu ý khi bảo quản vải mè và thun lạnh

  • Nên giặt vải bằng nước lạnh hoặc nước ấm có nhiệt độ dưới 30 độ C, điều này sẽ giúp giữ vải luôn mềm mại, hạn chế tình trạng biến dạng, co rút.
  • Nếu bạn giặt vải bằng máy giặt thì nên chọn chế độ giặt nhẹ hoặc tốt nhất nên giặt bằng tay để đảm bảo vải không bị hỏng.
  • Tránh sử dụng các chất tẩy rửa quá mạnh lên vải, hạn chế sấy khô bằng máy.
  • Nên phơi vải tại những nơi thoáng mát, hạn chế để vải tiếp xúc quá lâu với anh nắng mặt trời, sẽ gây hỏng và làm giảm tuổi thọ của vải.
  • Nên ủi là vải ở nhiệt độ thấp, có thể lót thêm một miếng vải mỏng để tránh làm hỏng vải.

Lưu ý về cách chăm sóc và bảo quản vải mè và thun lạnh

Lưu ý về cách chăm sóc và bảo quản vải mè và thun lạnh

Trên đây là những thông tin về vải mè và thun lạnh mà 5S Fashion vừa cập nhật đến bạn đọc. Hy vọng bài viết này đã hữu ích với bạn, giúp bạn hiểu hơn về hai loại vải này, cũng như tìm ra được loại vải phù hợp với mình nhất. Chúng mình sẽ còn quay trở lại trong nhiều bài viết thú vị hơn về thời trang tại Trang tin tức 5S Fashion, hãy cùng đón chờ nhé!

5S Fashion - Thời trang cho nam giới

Xem thêm:

Biên tập: Đinh Thuỳ Ngân
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng