Vải recycle là gì? Ưu điểm vượt trội của vải recycle trong bảo vệ môi trường

15.12.2023
Mục lục (Hiện)

Ngày nay, Trái Đất đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề liên quan tới biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường vì vậy việc sử dụng các sản phẩm thời trang tái chế cũng là một điều đáng khuyến khích để góp phần giúp hành tinh của chúng ta thêm xanh. Để hướng tới điều này, trong ngành thời trang vải recycle - một loại vải cao cấp đã ra đời và nhận được rất nhiều tín hiệu tích cực từ tất cả mọi người. 

Liệu bạn đã hiểu rõ vải recycle là gì chưa? Ưu điểm vượt trội của vải recycle trong bảo vệ môi trường là gì? Hãy cùng 5S Fashion tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.

Vải recycle là gì?

Đã có mặt từ khá lâu đời, vải recycle đã trở thành một phần quan trọng của các nỗ lực bảo vệ môi trường, phát triển bền vững trong ngành công nghiệp thời trang cũng và sản xuất vải. Vậy cụ thể hơn thì vải recycle là gì

Nói một cách dễ hiểu nhất vải recycle hay còn được gọi là vải tái chế, đây là một chất liệu khá phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất vải. Vải recycle thường được sản xuất từ nguyên liệu tái chế từ các vải đã qua sử dụng hoặc từ các nguồn tái chế khác. 

 Vải recycle là vải gì? Vải recycle có những đặc điểm nào?

 Vải recycle là vải gì? Vải recycle có những đặc điểm nào?

Các loại vải recycle trên thị trường

Được sản xuất từ nhiều nguồn tái chế khác nhau vậy liệu bạn có biết trên thị trường hiện nay có bao nhiêu loại vải recycle, các loại vải recycle là gì không? Hãy cùng 5S Fashion tìm hiểu thêm nhé. 

Vải Recycle Staple

Vải Recycle Staple là một loại vải tái chế được sản xuất từ sợi ngắn, được gọi là sợi staple. Sợi staple thông thường sẽ có có độ dài lên tới vài chục mm và khác với sợi dài liên tục được sử dụng trong quá trình dệt kim. Quá trình sản xuất vải Recycle Staple thường bắt đầu bằng việc thu gom và tách các sợi từ các nguồn tái chế như quần áo cũ, vải công nghiệp thải hoặc các nguồn sợi khác đã qua sử dụng. 

Vải Recycle Staple thường bắt đầu bằng việc thu gom từ các nguồn tái chế

Vải Recycle Staple thường bắt đầu bằng việc thu gom từ các nguồn tái chế

Vải Recycle Filament

Vải Recycle Filament là một loại vải tái chế được sản xuất từ sợi dài liên tục, được gọi là sợi filament. Sợi filament là các sợi dài và liền mạch, thường được sử dụng trong dệt kim và sản xuất các loại vải chất lượng cao. Nó có thể có các đặc tính như bền, mềm mại, chống nhăn và mịn màng, tương tự như các loại vải từ sợi filament chưa tái chế.

Vải Recycle Filament là một loại vải tái chế được sản xuất từ sợi dài liên tục

Vải Recycle Filament là một loại vải tái chế được sản xuất từ sợi dài liên tục

Recycle Melange

Vải Recycle Melange là một loại vải tái chế có hiệu ứng mélange. Hiệu ứng mélange là kết quả của việc kết hợp các sợi có màu sắc khác nhau để tạo ra một màu sắc kết hợp độc đáo và đa dạng trên bề mặt vải. Nó thường được sử dụng để sản xuất quần áo, áo len, nón, khăn, và đồ trang trí. Hiệu ứng màu sắc đa dạng của vải Recycle Melange tạo nên một cái nhìn độc đáo và thú vị cho các sản phẩm.

Vải Recycle Melange tạo nên một cái nhìn độc đáo cho các sản phẩm

Vải Recycle Melange tạo nên một cái nhìn độc đáo cho các sản phẩm

Đánh giá ưu và nhược điểm của vải recycle

Nổi danh là với ưu điểm lớn là bảo vệ môi trường, vậy nên vải recycle luôn được giới mộ điệu cũng như tất cả mọi người tán thưởng về ưu điểm này. Nhưng bên cạnh đó, bạn có biết nhược điểm của vải recycle là gì không? Tất cả sẽ được 5S Fashion giải đáp ngay sau đây nhé.

Ưu điểm của vải recycle

Đã từ lâu vải recycle luôn là một nhân tố tích cực được đánh giá cao bởi có ưu điểm lớn trong việc góp phần bảo vệ tối tầng ozon của Trái Đất. Những ưu điểm đó của vải recycle là gì mà khiến nó được tôn sùng như vậy?

  • Bảo vệ môi trường: Sử dụng vải recycle  giúp giảm tiêu thụ nguyên liệu tự nhiên và giới hạn khai thác tài nguyên thiên nhiên. Quá trình tái chế vải tiết kiệm năng lượng và giảm lượng rác thải vải, góp phần giảm tác động tiêu cực lên môi trường.
  • Giảm khí thải carbon: Sản xuất vải recycle thường tiêu thụ ít năng lượng hơn so với sản xuất vải mới từ nguyên liệu tự nhiên. Điều này giúp giảm khí thải carbon để bảo vệ tầng ozon và không khí trở nên trong lành hơn. 
  • Tiết kiệm nước: Quá trình sản xuất vải từ nguyên liệu tái chế thường không đòi hỏi sử dụng nhiều nước như sản xuất vải mới. Điều này giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá và giảm tác động lên các nguồn nước sạch.
  • Giảm chất thải: Vải recycle 100% sẽ sử dụng các nguyên liệu đã qua sử dụng, giúp giảm lượng chất thải vải được đưa vào hệ thống rác thải. Điều này đóng góp vào việc giảm áp lực đối với các khu vực xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.
  • Khả năng tái sử dụng và tái chế: Vải recycle có thể được sử dụng lại và tái chế nhiều lần, giúp kéo dài tuổi thọ của vải và giảm nhu cầu về nguyên liệu mới.
  • Sản phẩm có chất lượng cao: Hiện nay, vải recycle được sản xuất bằng các quy trình kỹ thuật tiên tiến, đảm bảo chất lượng tương đương với vải mới. Vải recycle cũng có thể có đặc tính và tính năng tương tự như vải mới, đồng thời mang trong mình giá trị bền vững.
  • Khả năng thiết kế sáng tạo: Với vải recycle thì việc có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo và sáng tạo giờ đây đã quá bình thường. Vải recycle thường có các mẫu mã, màu sắc, kết cấu đa dạng, giúp thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và khám phá thêm nhiều khả năng thiết kế.

Những ưu điểm vượt trội của vải recycle là gì? 

Những ưu điểm vượt trội của vải recycle là gì? 

Nhược điểm của vải recycle

Mặc dù recycle chế mang lại nhiều ưu điểm, nhưng cũng có một số nhược điểm còn tồn tại cần lưu ý. Ngay bây giờ hãy cùng tìm hiểu xem nhược điểm của vải recycle là gì nhé:

  • Giá cả: Vải tái chế thường có chi phí sản xuất cao hơn so với vải mới từ nguyên liệu tự nhiên. Quy trình phức tạp và công nghệ sản xuất đặc biệt có thể tăng giá thành của vải tái chế, làm cho nó trở thành một lựa chọn đắt đỏ hơn đối với người tiêu dùng
  • Quy trình sản xuất phức tạp: Sản xuất vải tái chế thường đòi hỏi các quy trình phức tạp như thu gom, phân loại, làm sạch và tái chế nguyên liệu. Quy trình này tốn nhiều thời gian, công sức và tài nguyên, gây ra chi phí cao hơn so với sản xuất vải mới từ nguyên liệu tự nhiên.
  • Khả năng phân biệt: Đôi khi, khó phân biệt vải tái chế và vải mới từ nguyên liệu tự nhiên. Điều này có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và làm mất đi sự đặc biệt và giá trị của vải tái chế.

 Một số nhược điểm còn tồn tại của vải recycle là gì?

 Một số nhược điểm còn tồn tại của vải recycle là gì?

Ứng dụng của vải Recycle trong thời trang

Trong xu thế hiện đại, vải recycle đã được rất nhiều người yêu thích và sử dụng rộng rãi ở rất nhiều lĩnh vực liên quan tới thời trang. Vậy những ứng dụng của vải recycle là gì, tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Đối với quần áo

  • Quần áo bền vững: Vải recycle thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm thời trang bền vững, như áo len, áo nỉ, quần jeans tái chế và áo khoác. Những sản phẩm này được làm từ nguyên liệu tái chế như sợi bông tái chế hoặc sợi tái chế từ các nguồn vải đã qua sử dụng.
  • Áo thể thao: Các sản phẩm như áo tập gym, áo chạy bộ, quần legging và áo phông thể thao có thể được làm từ sợi tái chế như polyester tái chế hoặc nilon tái chế. Vải recycle trong quần áo thể thao thường có khả năng thoát ẩm và nhanh khô, giúp người mặc cảm thấy thoải mái trong quá trình vận động.
  • Đồ lót và áo tắm: Các sản phẩm như áo bra, quần lót, bikini và áo tắm hai mảnh có thể được làm từ vải tái chế như spandex tái chế hoặc nilon tái chế. Trong đồ lót và áo tắm vải recycle thường có khả năng chống nước và độ co giãn tốt.
  • Sản phẩm đặc biệt: Đặc biệt mà ít người biết đó là vải recycle còn được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm đặc biệt như áo mưa tái chế, áo khoác chống nắng tái chế và quần áo công nghiệp tái chế. Những sản phẩm này thường có tính năng chống thấm nước, chống tia UV hoặc chịu được điều kiện làm việc khắc nghiệt.

Vải recycle được dùng làm các sản phẩm thời trang hàng ngày

Vải recycle được dùng làm các sản phẩm thời trang hàng ngày

Đối với giày dép

Đối với ngành sản xuất giày dép vải recycle thường được sử dụng để tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường. Vải tái chế có thể được sử dụng làm phần trên của giày, lót trong hoặc cả hai. Điều này giúp giảm lượng chất thải và tài nguyên sử dụng trong sản xuất giày dép.

Ngoài các thành phần chính của giày mà mọi người thường biết đến như phần đế giày thì vải recycle cũng có thể được sử dụng để tạo ra các phụ kiện như miếng lót, lưỡi gài, nút và các chi tiết trang trí khác trên giày.

Vải recycle dùng để tạo ra các sản phẩm giày dép thân thiện với môi trường

Vải recycle dùng để tạo ra các sản phẩm giày dép thân thiện với môi trường

Đối với phụ kiện thời trang

Riêng với phụ kiện thời trang vải recycle được sử dụng rất phổ biến và tạo ra được rất nhiều phụ kiện đa dạng như: túi, ví, khăn, mũ, thắt lưng,...Thậm chí một số nhà thiết kế cũng sử dụng vải recycle để tạo ra trang sức thời trang cầu kỳ. 

Nhờ tính linh hoạt của vải recycle đã giúp các nhà thiết kế thành các mẫu độc đáo, sáng tạo và có tính ứng dụng cao trong thời trang hàng ngày. Đây cũng được coi là nguồn nguyên liệu quý đối với việc tạo ra phụ kiện, đặc biệt trên thế giới những người yêu thích thời trang đều có xu hướng sử dụng phụ kiện làm từ vải recycle. 

Vải recycle được sử dụng phổ biến và tạo ra rất nhiều phụ kiện đa dạng

Vải recycle được sử dụng phổ biến và tạo ra rất nhiều phụ kiện đa dạng

Một số mẹo bảo quản vải recycle luôn bền đẹp như mới

Là một loại vải tái chế có đặc tính khác hẳn so với các loại vải khác thì bạn đã biết cách bảo quản vải recycle là gì chưa? Nếu chưa 5S Fashion sẽ gợi ý cho bạn một số mẹo bảo quản vải recycle luôn bền đẹp như mới nhé:

  • Tham khảo hướng dẫn giặt: Luôn tuân thủ hướng dẫn giặt trên nhãn của sản phẩm. Mỗi loại vải tái chế có thể có yêu cầu giặt riêng, bao gồm nhiệt độ nước, chế độ máy giặt và sản phẩm chăm sóc đặc biệt. Điều này giúp tránh các vấn đề như co rút, mất màu hoặc hỏng hóc.
  • Giặt bằng nước lạnh hoặc ấm: Vải tái chế thường nhạy cảm với nhiệt độ cao. Vì vậy, hãy giặt nó bằng nước lạnh hoặc ấm để tránh co rút và biến dạng.
  • Sử dụng chế độ giặt nhẹ: Chế độ giặt nhẹ hoặc chế độ giặt tay là lựa chọn tốt để bảo vệ vải tái chế. Tránh sử dụng chế độ giặt mạnh hoặc chế độ vắt mạnh, vì nó có thể làm hỏng sợi vải.
  • Không sử dụng chất tẩy mạnh: Tránh sử dụng chất tẩy mạnh có thể gây hại cho vải tái chế. Thay vào đó, sử dụng chất tẩy dịu nhẹ và không chứa chất tẩy mạnh.
  • Phơi khô trong bóng mát: Khi phơi khô vải tái chế, hãy tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, vì nó có thể làm mất màu và gây hại cho vải. Hãy phơi trong bóng mát hoặc trong nhà để tránh tác động mạnh từ ánh nắng.
  • Hạn chế sử dụng máy sấy: Máy sấy có thể gây co rút và làm mất màu vải tái chế. Hạn chế sử dụng máy sấy và thay vào đó, phơi khô ngoài trời hoặc trong môi trường thoáng khí.
  • Là ủi ở nhiệt độ thích hợp: Khi ủi vải tái chế, hãy chọn nhiệt độ phù hợp để tránh gây hại cho sợi vải. Nếu cần, bạn có thể sử dụng khăn vải mỏng để che phủ khi ủi.
  • Lưu trữ đúng cách: Khi không sử dụng, hãy lưu trữ vải tái chế ở nơi khô ráo và thoáng mát. Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và các điều kiện môi trường ẩm ướt.

Cách bảo quản vải recycle là gì? 

Cách bảo quản vải recycle là gì? 

Qua bài viết trên, 5S Fashion đã cùng bạn tìm hiểu một số thông tin nổi bật về loại vải recycle và những ưu điểm vượt trội của nó đối với môi trường. Hy vọng bạn có thể hiểu thêm về chất liệu vải này, biết những đặc điểm, những ưu nhược điểm, những ứng dụng của loại vải này đối với ngành thời trang và lựa chọn sử dụng, bảo quản một cách tốt nhất. 

Đừng quên theo dõi những trang Tin Tức của 5S Fashion để biết thêm những thông tin mới về thời trang, những kiến thức và những phong cách thời trang mới nhất nhé!

5S Fashion - Thời trang cho nam giới

Xem thêm

Biên tập: Lê Thị Hồng Nhung
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng