Vải sợi đậu nành là gì? Ưu điểm vượt trội của vải vải sợi đậu nành Soybean fabric
Vải sợi đậu nành là chất liệu còn mới lạ đối với người Việt Nam nhưng phổ biến ở nước ngoài. Đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng và được sử dụng nhiều trong ngành thực phẩm nhưng trong ngành dệt may thì loại vải này có tác dụng gì? Cùng 5S Fashion tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Vải sợi đậu nành là gì? Soybean fabric là gì?
Vải đậu nành (soybean fabric hay còn được gọi là "cashmere thực vật") là sợi vải được sản xuất bằng cách sử dụng protein đậu nành có nguồn gốc từ vỏ đậu nành. Loại vải này có đặc tính mềm mại như lụa thông thường. Quá trình sản xuất này thường được tận dụng từ các phế phẩm của đậu nành và sau đó biến chúng thành loại vải có thể sử dụng được, đồng thời giảm thiểu việc sử dụng các hóa chất độc hại và hạn chế các quy trình xử lý.
Vải đậu nành có khả năng co giãn tốt và độ đàn hồi cao, tạo cảm giác ôm sát tự nhiên cho cơ thể. Mặc dù loại vải này có khả năng nhuộm màu tốt, nhưng đôi khi có thể xảy ra hiện tượng ra màu trong vài lần giặt đầu tiên. Bạn nên ưu tiên giặt riêng vải đậu nành hoặc sử dụng các phương pháp giặt phù hợp để không bị mất màu.
Vải đậu nành (soybean fabric) được sản xuất bằng cách sử dụng protein đậu nành có nguồn gốc từ vỏ đậu nành
Vải sợi đậu nành có ưu điểm là không nhăn và không dễ bị co lại khi giặt với nước lạnh. Điều này giúp vải duy trì form dáng của vải và dễ dàng bảo quản. Tuy nhiên, vải đậu nành có thể dễ bị vón cục do tính chất tự nhiên của protein đậu nành. Vì vậy bạn cũng nên lưu ý trong quá trình giặt và bảo quản vải sợi đậu nành phù hợp để có thể sử dụng được lâu dài.
Nguồn gốc ra đời của vải sợi đậu nành
Henry Ford, người sáng lập Ford Motors, được cho là đã đóng góp vào việc phát minh vải đậu nành và thậm chí mặc quần áo nam làm từ nguyên liệu này trong cuộc sống hàng ngày của ông. Ông cũng chủ động sử dụng đậu nành trong quy trình sản xuất ô tô, tích hợp chất liệu này vào các dây chuyền sản xuất hàng loạt của mình.
Vào năm 1940, Ford bắt đầu kế hoạch sản xuất một loại vải kết hợp từ đậu nành và len để sử dụng làm vải bọc cho ô tô của mình. Mặc dù dự án này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn do Chiến tranh thế giới thứ Hai, nhưng nhiều xe Ford được sản xuất từ năm 1941 đến năm 1945 có vải bọc bên hông bằng vải đậu nành.
Nguồn gốc ra đời của vải sợi đậu nành
Sau đó, trong thời gian chiến tranh, công ty ô tô chuyển sang sử dụng các vật liệu nhân tạo như nylon để bọc nội thất, và sự liên kết của Henry Ford với đậu nành đã giảm dần. Ông qua đời vào năm 1947.
Tuy nhiên, vào năm 1999, các kỹ sư dệt công bố một quy trình mới giúp sản xuất vải từ đậu nành hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn. Đến năm 2003, phương pháp sản xuất mới này đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới và sự chấp thuận của công chúng đối với vải đậu nành đã tăng lên khi người tiêu dùng quan tâm đến tác động môi trường của các loại sợi dệt thông thường.
Quy trình sản xuất ra vải sợi đậu nành
Vải đậu nành có nguồn gốc lấy từ vỏ đậu nành, do đó mà quy trình sản xuất loại vải này có sự khác biệt. Dưới đây là các bước sản xuất vải sợi đậu nành:
-
Quá trình sản xuất vải từ protein đậu nành bắt đầu bằng việc phân lập protein từ đậu nành. Nhà sản xuất có thể sử dụng phương pháp tự nhiên hoặc chiết xuất trực tiếp từ đậu nành để tách protein ra khỏi các hợp chất khác trong vỏ đậu nành.
-
Sau đó, protein đậu nành được phân hủy để giảm độ thô. Phương pháp này có thể sử dụng chất kiềm hoặc enzyme tự nhiên, kèm theo việc áp dụng nhiệt để đạt được trạng thái mong muốn cho sợi.
-
Tiếp theo, protein đậu nành đã qua xử lý sẽ được đùn qua máy kéo sợi để tạo thành sợi. Sau khi sợi được nguội và khô, chúng trở nên ổn định và sẵn sàng cho quá trình sản xuất vải.
-
Cuối cùng, sợi đậu nành sẽ được xử lý, nhuộm mà không cần sử dụng thuốc tẩy, và kéo thành từng sợi. Các sợi sau đó sẽ được dệt thành dải vải dài và cuộn vào cuộn để hoàn thiện sản phẩm.
Quy trình sản xuất ra vải sợi đậu nành
Ưu - nhược điểm của vải sợi đậu nành
Vải sợi đậu nành (Soybean fabric) mặc dù chưa được ứng dụng rộng rãi vào may dệt tại Việt Nam nhưng những ưu điểm vượt trội mà chúng mang lại sẽ khiến người tiêu dùng yêu thích các sản phẩm làm tử loại vải này, cụ thể:
Ưu điểm của vải sợi đậu nành
Tính năng tái chế: Vải sợi đậu nành được làm từ nguồn gốc thực vật vì vậy mà nó hoàn toàn có khả năng tái chế. Khi sản phẩm bị hỏng hoặc không còn sử dụng được, vải sợi đậu nành sẽ được tái chế để tạo ra những sản phẩm mới. Điều này giúp giảm tác động môi trường và thân thiện với người dùng bởi đây là tài nguyên tái tạo dồi dào.
Sợi vải mềm mại, nhẹ nhàng: Vải sợi đậu nành có cảm giác mềm mại, tương tự như vải lụa. Điều này làm cho nó thích hợp cho việc tạo ra những sản phẩm thời trang như quần nam, áo nam, trang phục nữ,... mang lại sự thoải mái và êm ái cho người mặc.
Ưu điểm của vải sợi đậu nành
Hút ẩm tốt: Vải sợi đậu nành có khả năng hút ẩm tốt, giúp cung cấp cảm giác thoáng mát và thoải mái khi mặc trong môi trường nóng ẩm. Điều này giúp điều chỉnh độ ẩm trên da và hút mồ hôi, giúp người mặc cảm thấy dễ chịu hơn.
Đặc tính kháng khuẩn: Vải sợi đậu nành có tính năng kháng khuẩn tự nhiên. Khả năng này giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và mùi hôi, giữ cho sản phẩm luôn tươi mới và không gây mùi khó chịu sau khi sử dụng.
Nhược điểm của vải sợi đậu nành
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật mà sợi vải này mang lại, vải sợi đậu nành cũng có những nhược điểm như:
Độ bền hạn chế: Vải sợi đậu nành có độ bền thấp hơn so với một số vật liệu sợi tổng hợp khác. Trong quá trình sử dụng và giặt, vải này dễ bị rách hoặc biến dạng do độ bền không cao. Người dùng cần phải cẩn thận hơn khi sử dụng để tránh làm hư hỏng các sản phẩm từ vải sợi đậu nành nhanh chóng.
Khó làm sạch: Vải sợi đậu nành có xu hướng dễ bám bẩn và khó làm sạch. Điều này có thể đòi hỏi quá trình chăm sóc đặc biệt và giới hạn sử dụng các chất tẩy mạnh khiến chất lượng sản phẩm bị giảm.
Giá thành cao: Quá trình sản xuất của nó đòi hỏi sự áp dụng công nghệ đặc biệt và quy trình làm việc phức tạp, điều này có thể dẫn đến việc tăng giá thành của sản phẩm. Tuy nhiên, người tiêu dùng thường sẵn lòng trả giá cao hơn cho sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên và có ít ảnh hưởng đến môi trường.
Nhược điểm của vải sợi đậu nành
Ảnh hưởng đến nguồn thực phẩm: Vải sợi đậu nành được sản xuất từ đậu nành, nguồn thực phẩm quan trọng. Sự tăng cường sản xuất vải đậu nành có thể gây cạnh tranh với việc sử dụng đậu nành trong ngành thực phẩm và có tác động đến nguồn cung cấp thực phẩm.
Ứng dụng của vải sợi đậu nành
Vải sợi đậu nành có nhiều ứng dụng trong ngành thời trang và các lĩnh vực khác. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến của vải sợi đậu nành:
Ứng dụng trong thời trang
Vải sợi đậu nành được đánh giá cao với cảm giác mềm mại và độ bóng tự nhiên, tạo nên sự sang trọng và thoải mái cho người mặc. Điều này làm cho nó trở thành một lựa chọn lý tưởng cho quần áo và đồ lót, mang đến cảm giác thoải mái và bảo vệ làn da người mặc.
Ứng dụng trong thời trang
Ngoài ra, Vải sợi đậu nành được sử dụng để làm váy, áo khoác, áo len nam, áo sơ mi nam, áo thể thao và các sản phẩm thời trang khác. Những trang phục này mang lại cảm giác thoải mái, sang trọng nhờ độ bóng tự nhiên của sợi vải. Sợi vải cũng làm được những phụ kiện khác như khăn, tất, găng tay, túi xách và ví.
Ứng dụng vào trang trí nội thất
Vải sợi đậu nành cũng có ứng dụng trong trang trí nội thất, bao gồm rèm cửa, vỏ gối, bọc ghế, và vải trải giường. Nó thường được sử dụng để tạo ra không gian sống và làm việc thân thiện với môi trường.
Ứng dụng vào trang trí nội thất
Ứng dụng vào các sản phẩm chăm sóc da
Vải sợi đậu nành cũng có thể được sử dụng để tạo ra các sản phẩm chăm sóc cá nhân như khăn mặt, khăn tắm, khăn tay và găng tay chăm sóc da. Tính năng hút ẩm và kháng khuẩn của vải đậu nành giúp duy trì sự sạch sẽ và tươi mới cho các sản phẩm này.
Ứng dụng vào các sản phẩm chăm sóc da
Bỏ túi cách bảo quản và giặt sạch các sản phẩm làm cho vải sợi đậu nành
Để bảo quản và giặt sạch các sản phẩm làm từ vải sợi đậu nành, bạn nên áp dụng những phương pháp bảo quản và giặt sạch dưới đây để các sản phẩm được bền đẹp nhất:
- Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất: Luôn luôn tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất về cách bảo quản và giặt sản phẩm. Điều này đảm bảo rằng bạn đang áp dụng phương pháp phù hợp cho loại vải cụ thể của bạn.
- Tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp: Vải sợi đậu nành nên được bảo quản ở nơi thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Ánh nắng mặt trời có thể làm mất màu và làm yếu chất lượng của vải.
- Tránh tiếp xúc với chất tẩy mạnh và chất lỏng khác: Hạn chế tiếp xúc với chất lỏng và hóa chất, bao gồm nước biển, mồ hôi, mỹ phẩm và chất tẩy rửa mạnh. Những hoá chất và chất lỏng trên có thể khiến sợi vải bị biến dạng theo thời gian và form dáng không còn như trước.
- Sử dụng chế phẩm giặt nhẹ: Chọn chế phẩm giặt nhẹ, không chứa chất tẩy mạnh bởi có thể khiến các sợi vải bị hỏng và biến dạng. Điều này giúp bảo vệ sợi vải và duy trì màu sắc của nó.
- Giặt bằng nước lạnh hoặc ấm: Vải sợi đậu nành thường được giặt bằng nước lạnh hoặc ấm giúp form dáng của trang phục làm từ vải sợi đậu nành bền đẹp, không nên sử dụng nước nóng. Nước nóng có thể làm mất màu và làm co sợi vải.
- Tránh vắt mạnh và là ủi ở nhiệt độ cao: Tránh vắt quần áo làm từ vải sợi đậu nành quá mạnh để tránh làm biến dạng hoặc làm mất dáng sản phẩm. Thay vào đó, hãy vắt nhẹ và phơi khô tự nhiên. Nếu cần, bạn có thể làm phẳng sản phẩm bằng bàn ủi ở nhiệt độ thích hợp.
Bỏ túi cách bảo quản và giặt sạch các sản phẩm làm cho vải sợi đậu nành
Vải sợi đậu nành Soybean fabric có tác động như nào đến môi trường?
Vải sợi đậu nành (Soybean fabric) có tác động tích cực đến môi trường bởi những nguyên nhân sau:
- Sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường: Vải sợi đậu nành được làm từ nguồn gốc thực vật, đó là đậu nành. Đậu nành là một nguồn tài nguyên tái tạo và có sẵn một cách phổ biến. Sử dụng đậu nành để sản xuất vải giúp giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên không tái tạo như dầu mỏ hay than đá.
- Không sử dụng hóa chất độc hại: Trong quá trình sản xuất vải sợi đậu nành, không sử dụng các hóa chất độc hại như các hợp chất hữu cơ halogen hoặc chất phụ gia gây ô nhiễm môi trường. Điều này giảm tác động tiêu cực lên môi trường và giữ cho quá trình sản xuất an toàn cho công nhân và người tiêu dùng.
- Giảm khí thải carbon: So với một số vật liệu như polyester hoặc nylon, sản xuất vải sợi đậu nành thường có khí thải carbon thấp hơn. Đậu nành có khả năng hấp thụ carbon dioxide (CO2) trong quá trình sinh trưởng, giúp giảm lượng khí thải carbon của quá trình sản xuất.
- Có khả năng tái chế và dễ phân huỷ: Vải sợi đậu nành có khả năng tái chế. Khi sản phẩm bị hỏng hoặc không còn sử dụng được, nó có thể được tái chế để tạo ra các sản phẩm mới. Nếu sản phẩm không thể tái chế, vải sợi đậu nành cũng có khả năng phân huỷ sinh học, giúp giảm lượng rác thải không phân hủy trong môi trường.
Vải sợi đậu nành Soybean fabric có tác động như nào đến môi trường?
Bài viết trên 5S Fashion đã chia sẻ đến bạn đọc về một loại vải mới lạ đó là vải sợi đậu nành. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn đọc biết thêm một loại vải mới trong ngành dệt may và ứng dụng vải trong cuộc sống của mình một cách hợp lý hơn.
Nếu bạn đang tìm kiếm những quần áo nam chất lượng, giá rẻ thì hãy nhanh chóng ghé ngay website 5S Fashion để nhận những ưu đãi hấp dẫn. Đừng quên theo dõi kênh tin tức nhà 5S để cập nhật thêm nhiều thông tin và kiến thức hữu ích về thời trang nam và xu hướng thời trang trong nước và quốc tế.
5S Fashion - Thời trang cho nam giới
Xem thêm: