Vải Tencel là gì? “Tất tần tật” các thông tin về vải Tencel
Vải Tencel là gì? “Tất tần tật” các thông tin về vải Tencel
Với nguồn gốc từ bột gỗ, Vải Tencel là một trong những chất liệu được ưa chuộng nhất hiện nay khi con người ngày càng hướng tới phát triển thời trang bền vững. Vậy vải Tencel là gì? Các thông tin thú vị xoay quanh vải Tencel sẽ được 5S Fashion bật mí qua bài viết sau đây:
Vải Tencel là gì? Nguồn gốc của vải Tencel
Vải Tencel (hay còn có tên gọi khác là Lyocell) là loại vải sinh học an toàn và thân thiện với môi trường nhất hiện nay. Loại vải này có nguồn gốc từ gỗ cây sồi. Khi sản xuất, người ta sẽ nghiền nhỏ vỏ của thân cây thành bột, sau đó đem đi kéo sợi bằng công nghệ dệt Nano hiện đại, tạo sự sản phẩm an toàn và thân thiện tuyệt đối với sức khỏe người sử dụng.
Xét về nguồn gốc ra đời, sợi Tencel được nghiên cứu và phát triển bởi công ty Courtaulds Fibers tại Anh vào đầu những năm 1980. Đến năm 1990, vải Tencel đã được sử dụng rộng rãi tại các nhà máy ở Alabama và Grimsby. Năm 2004, vải Tencel dần trở thành cái tên hot thuộc tập đoàn Lenzing AG. Tới năm 2013, thương hiệu Tencel của tập đoàn này ra mắt và nhanh chóng nổi tiếng khắp thế giới.
Vải Tencel (hay còn có tên gọi khác là Lyocell) là loại vải sinh học an toàn và thân thiện với môi trường
Quy trình sản xuất vải Tencel
Để sản xuất ra vải Tencel cần trải qua 4 bước cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị bột gỗ
Sau khi thu hoạch, các mảnh gỗ cứng như sồi, bạch dương sẽ được đem đến các xưởng sản xuất Tencel để nghiền thành bột. Tiếp theo, đưa bột vào nước rửa sạch, có thể dùng thuốc tẩy để khử trùng. Sau đó, bột được làm khô, cuộn lại.
Bước 2: Hòa tan bột gỗ
Những tấm bột gỗ khô này sẽ được chia thành các hình vuông có kích thước 1 inch. Sau đó, đặt vào các thùng có áp suất, nung nóng của oxit amine - dung môi chính để sản xuất lụa Tencel. Sau đó, khi Cellulose được hòa tan thành chất lỏng, người ta sẽ đem lọc sợi.
Bước 3: Thu sợi
Cellulose sau khi ép qua các ống tơ sẽ biến thành các sợi dài, mỏng. Sợi thu được sẽ ngâm trong thùng oxit amine đã pha loãng để đông kết, rồi đem đi rửa sạch với nước khử khoáng.
Bước 4: Thành phẩm vải Tencel
Đến với bước cuối cùng, sợi được rửa sạch và áp dụng phương pháp sấy khô, cuộn thành các cuộn lớn để dệt thành các tấm vải Tencel hoàn chỉnh.
Quy trình sản xuất vải Tencel
Phân loại vải Tencel
Hiện nay, vải Tencel thường được chia làm 2 loại chính bao gồm:
Tencel Lyocell
Đây là chất liệu có sự kết hợp giữa sợi Cellulose và các loại sợi dệt quen thuộc khác như Cotton, Polyester, silk, nylon, wool. Sự kết hợp này nhằm nâng cao những đặc tính cho vải, mang đến chất liệu Tencel Lyocell bền đẹp, thoáng khí và thoải mái hơn nhiều. Vì thế, Tencel Lyocell thường được ứng dụng trong ngành sản xuất chăn ga gối đệm, quần áo…
Chất liệu Tencel Lyocell
Tencel Modal
Quy trình sản xuất của Tencel Modal cũng tương tự như Tencel Lycell. Tuy nhiên, Tencel Modal sở hữu sợi vải mỏng hơn, đem đến trải nghiệm mềm mại hơn khi chạm. Vì thế, chất liệu này được ứng dụng rất rộng rãi trong lĩnh vực thời trang nam, nữ hiện nay.
Chất liệu Tencel Modal
Một số những ưu điểm vượt trội của vải Tencel
Một số những ưu điểm nổi bật của vải Tencel có thể kể đến như:
- Khả năng thấm hút tốt: Lụa Tencel là chất liệu có khả năng thấm hút cực tốt, nhờ vậy mà không khí đều được thấm hút nhanh vào sợi rồi nhanh chóng tỏa ra ngoài. Điều này giúp người mặc luôn cảm thấy dễ chịu và thoáng mát khi mặc quần áo làm từ vải Tencel. Đặc biệt, vải Tencel cũng mềm mịn, mát lạnh, lướt nhẹ trên da, mang đến trải nghiệm cực thoải mái khi mặc.
- Độ đàn hồi cao, không bị mài mòn: Độ co giãn tốt, không co rút sợi và không gây nhăn nhúm vải trong quá trình sử dụng hay giặt là. Vải Tencel có khả năng chống tĩnh điện nên không bám dính vào người khi sử dụng. Có thể nói vải Tencel sở hữu hầu hết những ưu điểm của vải Cotton nhưng không có bụi vải như sợi Cotton, khả năng chống mài mòn cao nên quần áo cũng không lo bị xù lông, sờn rách khi mặc.
- Thân thiện với môi trường và sức khỏe người dùng: Có nguồn gốc từ bột gỗ tự nhiên nên vải Tencel có khả năng tự phân hủy, không gây ô nhiễm môi trường. Với thành phần 100% từ bột gỗ tự nhiên nên lụa Tencel cũng không gây dị ứng da khi mặc. Nhờ khả năng kiểm soát được độ ẩm tốt nên vải Tencel giúp ngăn ngừa sự sản sinh của vi khuẩn, diệt nấm mốc và chống nhiễm khuẩn cho làn da người dùng.
- Dễ nhuộm màu: Sợi Tencel có khả năng hấp thụ vô cùng cao, vì thế, dễ dàng nhuộm màu vải theo ý thích để tạo ra những sản phẩm bắt mắt mà vẫn đảm bảo chất lượng.
Ứng dụng của vải Tencel trong đời sống
Vải Tencel thường được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực may mặc đời sống và thời trang, cụ thể:
- Quần áo từ vải Tencel: Đây là chất vải thường được sử dụng để thay thế cho lụa hoặc Cotton mà vẫn đảm bảo mang đến trải nghiệm thoáng mát, dễ mặc như các chất liệu này. Nhờ tính thấm hút mồ hôi, thoáng khí, ít bị co giãn và thân thiện với môi trường nên vải Tencel ngày càng được ưa chuộng hơn dù là với thời trang nam hay nữ. Tuy nhiên, thông thường, quần áo làm từ vải Tencel sẽ được pha trộn với các chất liệu khác như Cotton, Lyocell, Polyester chứ không hoàn toàn là 100% Tencel. Sự kết hợp này sẽ mang đến một chất liệu vải bền chắc và hội tụ nhiều ưu điểm vượt trội của các chất liệu khác cộng lại.
Áo Polo Nam APC23094 với sự kết hợp của đa dạng các thành phần bao gồm Freezing Nylon, Viscose, Tencel...
- Chăn ga gối đệm vải Tencel: Với những đặc tính như mềm mại, thoáng mát và an toàn với da nên Tencel được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực sản xuất chăn ga gối đệm. Chất liệu này vừa mang đến trải nghiệm thoải mái, êm ái vừa hạn chế gây kích ứng da, đặc biệt là những người sở hữu làn da nhạy cảm. Với khả năng thông thoáng vượt trội, chăn đệm từ vải Tencel cũng ngăn ngừa sự sinh sôi và xâm nhập của vi khuẩn gây hại cho làn da.
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về vải Tencel
Vải Tencel và Cotton có gì khác biệt?
Điểm khác biệt đầu tiên ở vải Tencel và Cotton chính là tính mềm mại, thoải mái. Với bề mặt phẳng, xốp và nhẵn bóng, vải Tencel đem đến cảm giác mềm mại, dễ chịu và đặc biệt không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm. Đây là ưu điểm vượt trội hơn so với chất vải Cotton truyền thống khi vẫn gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và có thể xuất hiện các hiện tượng xù lông. Mặc dù vậy, Cotton vẫn được xem là “nữ hoàng của các loại vải” khi ngành công nghiệp thời trang hiện nay đang không ngừng phát triển và cải tiến chất liệu Cotton trở nên có chất lượng, mềm mịn hơn.
Cả Cotton và Tencel đều có độ bền cao, chống mài mòn tốt. Tuy nhiên, vải Tencel thường ít bị nhăn hơn so với Cotton nên khá dễ để bảo quản. Đặc biệt, Tencel có thể giặt bằng máy mà ít khi bị co giãn hay biến dạng. Tencel có độ bền cao, không dễ bị mài mòn và phai màu theo thời gian.
Cách sử dụng, giặt là quần áo từ vải Tencel bền đẹp như mới
- Cách giặt: Khi giặt là quần áo từ vải Tencel, bạn chỉ nên giặt với nước có nhiệt độ dưới 30 độ C để giữ cho vải bền đẹp hơn, hạn chế bị nhăn nhúm do nhiệt độ. Trong trường hợp có sử dụng chất tẩy, nên dùng các loại trung tính với độ kiềm ở mức trung bình. Tránh sử dụng các loại chất tẩy quá mạnh làm phá hủy độ bền tự nhiên của sợi Tencel. Điều này có thể gây loang màu sau khi giặt, từ đó làm mất đi tính thẩm mỹ của vải Tencel.
- Ở lần giặt đầu tiên, nên giặt vải Tencel ở nước lạnh, không cần dùng bột giặt. Đặc biệt, không ngâm các sản phẩm từ vải lụa Tencel trong nước giặt quá 30 phút.
- Khi phơi, nên phơi vải Tencel ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp vì có thể làm sợi vải co lại. Với những ngày nồm ẩm, nên dùng quạt hong khô tự nhiên, hạn chế dùng máy sấy vì với nhiệt độ cao có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng của vải.
- Sau khi khô, nên gấp gọn quần áo, chăn ga vải Tencel và bảo quản nơi khô thoáng để ngăn ngừa nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi.
Trên đây là những giải đáp chi tiết xoay quanh chất vải Tencel. Với những ưu điểm vượt trội nêu trên, Tencel được dự đoán là chất liệu sẽ dẫn đầu xu hướng thời trang “xanh” trong thời gian tới.