Vải Viscose là vải gì? Đặc điểm và ứng dụng của vải Viscose

07.06.2023
Mục lục (Hiện)

Chất liệu Viscose được ứng dụng trong rất nhiều ngành hàng, trong đó có may mặc thời trang. Các sản phẩm làm từ sợi Viscose thường gây thiện cảm với người dùng nhờ những ưu điểm như mềm mịn, thấm hút mồ hôi tốt và đặc biệt, thân thiện với làn da người mặc. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Viscose là gì? Tính ứng dụng của chất liệu cụ thể ra sao? Hiểu được điều ấy, 5S Fashion sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thông qua bài viết dưới đây. 

Vải Viscose

Vải Viscose

Viscose là gì? Nguồn gốc ra đời của chất liệu này

Viscose hay còn được biết đến với tên gọi là lụa nhân tạo, là sợi tổng hợp từ chất xơ của sợi Cellulose làm từ bột gỗ như gỗ sồi, thông, bạch đàn… Vì thế, chúng có hết những đặc tính của các chất liệu khác như lụa, cotton hay vải linen,… 

Mặc dù là chất liệu nhân tạo nhưng trước khi đến tay các nhà thiết kế để tạo ra thành phẩm, chất vải này đã được loại bỏ sạch sẽ các chất phụ gia hóa học nên không hề gây hại cho sức khỏe người dùng. 

Viscose là sợi tổng hợp từ chất xơ của sợi Cellulose làm từ bột gỗ như gỗ sồi, thông, bạch đàn…

Viscose là sợi tổng hợp từ chất xơ của sợi Cellulose làm từ bột gỗ như gỗ sồi, thông, bạch đàn…

Xét về nguồn gốc ra đời, Viscose có mặt tại các nước Châu Âu từ thế kỷ 19, 20 trong cuộc các mạng công nghiệp. Lúc này, nhà khoa học người Pháp - Hilaire de Chardonnet đã sáng chế ra Viscose nhằm thay thế cho chất vải tơ tằm truyền thống. Với lợi thế là tiện lợi, dễ sản xuất với giá thành khá rẻ nên Viscose nhanh chóng nhận được sự chú ý và ủng hộ của đông đảo mọi người.

Đến năm 1892, quy trình sản xuất sợi Viscose chính thức được cấp bằng sáng chế và các nhà khoa học người Anh - Edward John Bevan, Charles Frederick Cross và Clayton Beadle là những người đã hoàn thiện và đưa chất liệu này ứng dụng sâu rộng trong đời sống.

Đến những năm đầu của thế kỷ 20, chất liệu Viscose xuất hiện rộng rãi trên thị trường may mặc và nhiều ngành khác tại Châu Âu rồi lan rộng ra nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Ưu điểm của vải Viscose

Một số những ưu điểm vượt trội của chất vải Viscose như: 

Ưu điểm của vải Viscose

Ưu điểm của vải Viscose

  • Thấm hút tốt, thoáng khí: Được làm từ sợi nhân tạo nên Viscose rất mềm mại, thoáng khí với độ co giãn tốt. Vì vậy, quần áo làm từ chất vải này thường có khả năng thấm hút khá tốt, mang tới trải nghiệm thoáng mát, dễ chịu cho người mặc. 
  • Mềm mại, không tích điện: Với bề mặt vải mềm mịn và có độ dày vừa phải nên Viscose tạo cảm giác thoải mái cho người mặc. Đồng thời, điểm cộng của loại vải này đó là không lo xảy ra hiện tượng bám dính, tích điện khi mặc. 
  • Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn: Vì rất thoáng khí nên chất vải Viscose cũng có khả năng kháng khuẩn cao, hạn chế sự sản sinh của vi khuẩn, nấm mốc, từ đó ngăn mùi mồ hôi hiệu quả.
  • Nhuộm màu dễ dàng: Khi nhuộm màu, chất vải Viscose thường lên màu rất sắc, đẹp và bền màu, vì thế đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng. Đặc biệt, đây cũng là chất vải dễ vệ sinh, giặt giũ, không lo bị phai màu hay ố vàng sau thời gian dài sử dụng. 
  • Mềm mịn với làn da: Với đặc tính mềm mịn nên chất vải Viscose thường không gây cảm giác vướng ngứa khi mặc, tạo cảm giác thoải mái và êm ái trong mọi hoạt động, đặc biệt là vận động thể dục thể thao.  
  • Giá thành phải chăng: Vải Viscose thường có giá thành khá phải chăng và thấp hơn một số loại vải khác nên rất được ưa chuộng trong ngành may mặc. 

Mặc dù sở hữu rất nhiều những ưu điểm nhưng chất vải Viscose cũng có một số những nhược điểm như dễ nhăn và dễ bị giảm chất lượng khi phơi trong điều kiện ánh nắng gắt.

Nhược điểm của vải Viscose

Bên cạnh việc sở hữu những ưu điểm nổi bật, vải Viscose cũng không thể nào tránh khỏi những nhược điểm. Tiêu biểu như: 

Nhược điểm của vải Viscose

Nhược điểm của vải Viscose

  • Gây những ảnh hưởng đến hệ sinh thái: theo như những gì ước lượng thì khoảng 30% sản lượng vải Viscose trên thị trường hiện nay đều được sản xuất bằng việc tàn phá rừng. Việc này kéo dài nhiều năm đã làm cho diện tích của rừng tự nhiên suy giảm đáng kể và gây mất cân bằng trong hệ sinh thái.
  • Gây ô nhiễm môi trường: để sản xuất ra vải viscose chúng ta sẽ cần sử dụng khá nhiều hóa chất với nồng độ cao như axit sunfuric, lưu huỳnh, disulfide,... gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí.
  • Dễ bị giãn: những sản phẩm từ vải viscose rất dễ bị co giãn sau thời gian dài sử dụng hay sau nhiều lần giặt. Thêm nữa chất liệu vải này cũng khá dễ nhăn, khó phục hồi
  • Dễ cháy: là chất liệu vải được làm từ bột gỗ tự nhiên nên vải viscose khá dễ cháy thêm nữa khả năng chống mài mòn của em nó cũng tương đối kém.
  • Khó khăn trong việc vệ sinh và bảo quản: là loại vải khá kỵ nước nên vải viscose sẽ cần phải giặt khô. Điều này cũng gây nhiều khó khăn, bất cập cho người sử dụng.

Phân loại cái loại vải Viscose phổ biến

Trên thị trường hiện nay, vải Viscose được chia ra làm 3 loại phổ biến. Cụ thể như sau:

Phân loại cái loại vải Viscose phổ biến

Phân loại cái loại vải Viscose phổ biến

  • Vải Viscose nguyên chất: đây là loại vải Viscose chiếm lượng lớn nhất trên thị trường. Nó thường được sửu dụng trong việc may mặc và sản xuất đồ nội thất. Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý chất liệu vải dễ dàng bị co lại khi gặp nước. Vậy nên hãy cân nhắc giặt khô hoặc mang ra tiệm để giặt chuyên dụng nhằm giúp giữ được chất lượng tốt nhất.
  • Vải Viscose có độ bền cao: là loại vải với khả năng chịu được lực lớn nên thường được sử dụng trong hàng dệt may công nghiệp hoặc trong sản xuất lốp xe. Thêm nữa giá thành khá rẻ, độ bền vượt trội nên nó giúp tiết kiệm được chi phí của thành phẩm.
  • HWM Viscose: HWM Viscose hay còn được gọi là HWM Rayon là chất liệu vải thu được khá nhiều sự chú ý của quý khách hàng nhờ vào khả năng thấm hút vượt trội, khả năng giữ hơi ấm tốt. Thêm nữa quy trình làm bóng và vệ sinh vải cũng tương đối dễ dàng, loại vải có thể giặt tay hay giặt máy đều được.

Ứng dụng của chất liệu Viscose trong ngành thời trang

Ứng dụng của chất liệu Viscose trong ngành thời trang

Ứng dụng của chất liệu Viscose trong ngành thời trang

Trong ngành thời trang, vải Viscose được sử dụng để thiết kế những item sang trọng, các sản phẩm dệt khác hoặc được sử dụng để sản xuất đồ trượt tuyết, áo sơ mi, quần áo hằng ngày,... bởi giá thành rẻ nhưng chất lượng lại đầy vượt trội. Không chỉ vậy nó còn được sử dùng để làm chăn ga gối đệm, rèm cửa, khăn trải giường,....

Cách vệ sinh và bảo quản vải Viscose bền đẹp

 Viscose có nguồn gốc từ những chất liệu tự nhiên nên cách sử dụng và bảo quản tương tự dòng vải Cotton.

Cách vệ sinh và bảo quản vải Viscose bền đẹp

Cách vệ sinh và bảo quản vải Viscose bền đẹp

  • Giặt: Hạn chế vắt cực khô, không nên ngâm quá lâu, không lạm dụng quá nhiều bột giặt hoặc chất tẩy rửa mạnh, không giặt bằng nước nóng quá 60 độ C, nên lộn mặt trái khi giặt
  • Phơi: Viscose có nguồn gốc tự nhiên nên cũng sẽ bị bạc màu khi phơi dưới ánh nắng trực tiếp, nên phơi ở nơi thoáng mát tránh ánh nắng gắt. Lộn mặt trái khi phơi để hạn chế sờn vải và bạc màu. Giũ phẳng áo trước khi phơi để sản phẩm không bị nhăn nhàu.
  • Sử dụng: Vì là chất liệu tự nhiên nên sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Nên giặt luôn ngay sau khi sử dụng để tránh lưu mồ hôi lâu trên quần áo sẽ gây ẩm mốc
  • Bảo quản: Tránh để quần áo Viscose ở những nơi ẩm thấp bởi tính năng hút ẩm tốt sẽ khiến áo dễ bị mốc. Khi sử dụng xong phải treo sản phẩm lên để tránh nhăn nhúm.

Câu hỏi thường gặp ở vải Viscose

Cùng 5S Fashion đi giải đáp một vài câu hỏi thường gặp khi sử dụng vải Viscose ngay nhé!

Những câu hỏi thường gặp ở vải Viscose

Những câu hỏi thường gặp ở vải Viscose

  • Khả năng thấm hút của vải Viscose như thế nào? Đây là loại vải có khả năng thấm hút cực kỳ tốt, độ thông thoáng cao nhờ vào kết cấu đặc và độ mỏng vừa phải. Thêm nữa chất liệu vải này còn không có khả năng giữ nhiệt nên hạn chế tối đa tình trạng nấm mốc, tạo cảm giác dễ chịu nhất cho người mặc.
  • Độ co giãn ở vải Viscose? Là loại vải dễ bị co giãn sau thời gian dài sử dụng hay sau nhiều lần giặt, vải dễ nhăn và khó phục hồi lại như ban đầu.
  • Vải Viscose có dễ bảo quản không? đa phần thì chất liệu vải Viscose cần phải giặt khô bởi nó khá kỵ nước, nước sẽ làm phá vỡ đi cấu trúc vốn có của vải nên việc vệ sinh cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Trên đây là những thông tin chi tiết giải đáp xoay quanh chất liệu Viscose. Hy vọng với bài viết này, bạn đã hiểu nắm rõ hơn về những ưu, nhược điểm cũng như cách giặt là để giữ cho quần áo làm từ chất liệu này được bền đẹp với thời gian nhé!

5S Fashion - Thời trang cho nam giới

>>> Xem thêm:

Biên tập: Nguyễn Hà
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng