Polyester vải gió là gì? Ứng dụng của Polyester vải gió trong may mặc
Polyester vải gió là chất liệu khá quen thuộc trong ngành công nghiệp dệt may. Vậy thực chất Polyester vải gió là gì? Phân loại, ứng dụng và cách bảo quản, giặt là Polyester vải gió bền đẹp với thời gian? Cùng 5S Fashion đi tìm hiểu chi tiết ngay qua bài viết sau đây nhé:
Khái niệm Polyester vải gió
Polyester vải gió hay còn có tên gọi là vải gió thường được tạo nên từ sợi Nylon hoặc PVC. Với cấu tạo từ các thành phần chất liệu này, Polyester vải gió thường sở hữu những ưu điểm như mỏng nhẹ, bền đẹp với tuổi thọ cao.
Polyester là loại vải tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ, trải qua quá trình trùng hợp - kéo sợi để tạo ra. Mặc dù không được như các sợi tự nhiên nhưng loại vải dệt này khá phổ biến trên thế giới, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, đặc biệt là công nghiệp may mặc.
Khái niệm và nguồn gốc Polyester vải gió
Polyester vải gió có mấy loại?
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều các loại vải gió khác nhau, từ sự khác biệt về thành phần chất liệu, mẫu mã cho tới giá thành. Vì thế có khá nhiều cách để phân loại Polyester vải gió nhưng ở bài viết này, 5S Fashion sẽ gửi tới bạn về 2 cách phân loại Polyester vải gió đơn giản và phổ biến nhất hiện nay:
Phân loại Polyester vải gió dựa trên kết cấu bề mặt vải
Dựa trên sự quan sát về kết cấu bề mặt vải, người ta có thể chia Polyester vải gió thành các loại sau đây:
- Vải gió lì (hay vải gió trơn) được gọi như vậy nhờ bề mặt vải mềm mịn, nhẵn lì. Để dệt ra loại vải gió này, người ta thường phải lựa chọn các loại sợi mỏng nhất. Thông thường, vải gió lì có khá nhiều màu sắc đem đến đa dạng sự lựa chọn cho các sản phẩm thời trang. Ưu điểm của loại vải này là bền đẹp, kháng khuẩn và chống nhăn rất tốt. Với mức giá thành phải chăng nên loại vải này thường được sử dụng để may áo khoác, áo đồng phục…
- Vải gió nhũn: Đây là chất liệu được cấu tạo bởi các sợi Micro Polyester nên thường có khả năng co giãn, đàn hồi tốt, mềm mỏng nhưng thường dễ bị nhăn khi gặp nhiệt độ cao. Vải gió nhũn với đặc tính mềm mại nên chủ yếu thường được dùng để làm lớp lót bên trong của áo khoác
- Vải gió gân: Giống như tên gọi, bề mặt vải gió gân thường khá gồ ghề, khi nhìn kỹ, bạn sẽ thấy các sợi vải được đan chồng lên trên bền mặt, tạo thành kết cấu khá dày dặn và chắc chắn. Ưu điểm của loại vải gió này là khả năng chống nước, cản bụi và cản gió cực tốt. Thêm nữa, với kết cấu bề mặt như vậy, các sản phẩm làm từ vải gió gân thường có tính thẩm mỹ cao, sang trọng và bắt mắt hơn. Tuy nhiên, chất liệu này lại dễ bám bẩn, lâu khô khi giặt giũ.
Polyester vải gió dựa trên nhu cầu sử dụng
Dựa theo nhu cầu sử dụng, cách phân loại Polyester vải gió sẽ có sự khác biệt nhất định:
- Vải Kaki gió: Đây là loại vải có nguồn gốc từ các sợi tổng hợp với thành phần đặc trưng là ethylene. Vải Kaki gió hay Kaki Polyester sở hữu những ưu điểm tuyệt vời như chống thấm nước tuyệt vời nên thường được sử dụng để may balo, túi xách, áo da… Tuy nhiên, chất liệu này lại ít co giãn, thấm hút mồ hôi kém và lâu khô.
- Vải Lụa gió: Đây là loại vải sở hữu đặc tính láng mịn với cấu trúc nhẹ, mát. Vải lụa gió thường được kết hợp giữa sợi tơ tằm và sợi tổng hợp nên rất bền đẹp. Vải lụa gió khá giống với vải gió lì khi xét về kết cấu bề mặt với vẻ ngoài trơn nhẵn, mịn mượt. Tuy nhiên, chất liệu này sẽ nhẹ, bền, mịn mượt hơn và đặc biệt an toàn với cả làn da nhạy cảm.
- Vải Poly gió: Với cấu tạo từ 100% Polyester hoặc có sự pha trộn với tỷ lệ nhất định của thành phần Poly và Nylon nên chất liệu này thường được dùng để sản xuất áo khoác, đồ lót hay vỏ bọc đệm…
Một số những ưu điểm vượt trội của Polyester vải gió
Ưu điểm vượt trội của Polyester vải gió:
- Độ bền tốt: Polyester vải gió có khả năng chống co rút cực tốt nhờ quá trình kéo sợi, các sợi Polyester cuộn chắc vào nhau tạo nên cấu trúc bền vững, khó phá vỡ. Dù là giặt là hay mặc hằng ngày thì vải Polyester đều có khả năng giữ được hình dáng ban đầu, chống nhăn nhàu cực tốt.
- Khả năng chống nước tối ưu: Với đặc tính thấm hút kém, không phai màu nên các sản phẩm làm từ Polyester vải gió có khả năng chống thấm nước cực tốt.
Khả năng chống nước tối ưu
- Nhuộm màu sắc nét, đẹp mắt: Polyester cho phép quá trình sản xuất, nhuộm màu dễ dàng với đa dạng các màu sắc khác nhau mà không lo phai màu, từ đó mang đến những sản phẩm đẹp mắt, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Dễ nhuộm màu, bền đẹp, tính thẩm mỹ cao
- Dễ dàng giặt ủi: Chất liệu Polyester gió rất bền, chịu được hóa chất nên quá trình giặt ủi sản phẩm từ chất vải này cũng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đặc biệt, chất vải này cũng rất nhanh khô, giúp tiết kiệm tối đa thời gian giặt là sản phẩm.
- Giá thành khá rẻ: Với chi phí thấp, quy trình sản xuất không phức tạp nên các sản phẩm làm từ chất liệu này có mức giá thành phải chăng, phù hợp với nhiều đối tượng người tiêu dùng.
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, Polyester vải gió vẫn còn một số những nhược điểm như cảm giác nóng bí khi mặc, gây ô nhiễm khi thải ra môi trường…
Ứng dụng của Polyester vải gió trong ngành công nghiệp thời trang
Quần short gió
Quần short gió là một trong những sản phẩm ứng dụng chất liệu Polyester vải gió siêu nhẹ, siêu bền giúp hạn chế nhăn nhàu tối đa khi mặc. Đặc biệt, công nghệ dry thoáng mát, nhanh khô độc quyền của 5S Fashion đem đến những mẫu quần short gió với trải nghiệm thoải mái và thoáng mát tối đa khi vận động. Đây được xem là mẫu quần nhất định phải có trong tủ đồ của nam giới, sẵn sàng cho outfit đầy năng động, khỏe khoắn và mát mẻ cho mùa hè này.
Quần short thể thao QST23003 với sự kết hợp của Polyester và Spandex
Áo khoác gió
Áo khoác gió cũng là một trong những sản phẩm phổ biến sử dụng chất liệu Polyester vải gió. Không phải tự nhiên mà chất liệu này được sử dụng nhiều trong ngành thời trang đến vậy, so với các loại vải tự nhiên, Polyester nổi bật với những ưu điểm như chống nước tốt, chống nhăn, không hấp thụ chất bân, dễ vệ sinh cùng khả năng giữ màu cực tốt, không lo vải bám bẩn hay phai màu ra các loại quần áo khác. Đây đều là những ưu điểm tuyệt vời và cần có của một chiếc áo khoác gió.
Áo khoác gió AKG22020 được làm từ 100% Poylester
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến Polyester vải gió
Quần áo từ Polyester vải gió có nóng, bí khi mặc không?
Thông thường, quần áo từ Polyester vải gió thường có khả năng chống thấm nước khá tốt nên dễ gây nóng bí khi mặc trong thời gian dài. Tuy nhiên, nắm bắt được tâm lý của người dùng, các nhà sản xuất thường đưa ra nhiều giải pháp bằng cách ứng dụng công nghiệp hiện đại để cải tiến loại vải này. Ngoài ra, việc kết hợp và bổ sung các thành phần chất liệu khác cùng với Polyester vải gió cũng là cách để các sản phẩm làm từ chất liệu này trở nên thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt mà vẫn đảm bảo chất lượng, bền đẹp.
Polyester vải gió có bền không?
Vải gió là sự kết hợp hoàn hảo giữa thành phần chất liệu Nylon và Poly nên các sản phẩm làm từ Polyester vải gió thường rất bền. Tuy nhiên, sẽ có một số loại vải gió khá dễ nhăn, mất form khi gặp nhiệt độ cao, điển hình là vải gió nhũn.
Nói chung, các loại vải gió thường có độ bền khá cao nên thường được ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm thời trang nam thể thao như áo khoác gió, quần short thể thao…
Cách giặt là, bảo quản quần áo từ Polyester vải gió bền đẹp
- Cách giặt: Chất liệu này có độ bền cơ lý hóa tương đối tốt nên việc giặt máy cũng không làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên dùng các chất tẩy rửa quá mạnh, vì có thể làm phai màu sản phẩm. Đồng thời, không giặt quần áo Polyester vải gió với nước nóng >40 độ C
- Là/ủi: Nếu cần là ủi quần áo Polyester vải gió hãy chọn chế độ nhiệt độ thấp và đặt thêm lớp vải lót.
- Cách phơi: Là gốc sợi nhân tạo và có độ bền cao nên phơi nắng cũng không làm ảnh hưởng tới chất lượng màu sắc sản phẩm. Tuy nhiên, bạn không nên phơi sản phẩm dưới nắng gắt, điều này giúp tăng độ bền tối đa của sản phẩm.
- Sử dụng: Loại vải này có tính co giãn 4 chiều nên khi treo trên móc sẽ có xu hướng chảy xuống dọc và co ngang dẫn tới tình trạng độ dài sản phẩm tăng lên. Tuy nhiên để khắc phục vấn đề này lại rất dễ, chỉ cần kéo giãn sản phẩm theo chiều ngang thì sẽ giúp sản phẩm trở lại hình dáng ban đầu. Khả năng chịu nhiệt của polyester vải gió khá kém nên hạn chế sử dụng trong môi trường có nguy cơ cháy cao.
- Bảo quản: Chất liệu có độ bền cao nên tương đối dễ bảo quản, không lo nhăn nhàu trong quá trình sử dụng, có thể gấp gọn trong tủ.
Trên đây là những giải đáp chi tiết xoay quanh Polyester vải gió cùng những ứng dụng của chất liệu này trong ngành công nghiệp thời trang. Hy vọng rằng những thông tin này có thể giúp bạn sử dụng và bảo quản các sản phẩm từ chất vải Polyester vải gió bền đẹp hơn với thời gian.