loading-mask
Xu Hướng - Phong Cách

Upcycling là gì? Phân biệt xu hướng Recycling và Upcycling

Ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động, một trong số đó, thời trang là ngành công nghiệp gây hại đáng kể đối với môi trường, chỉ đứng thứ hai sau dầu mỏ. Vì vậy, hiện nay, các xu hướng thời trang theo hướng bảo vệ môi trường đang là sự ưu tiên hàng đầu. Trong đó, Upcycling là một trong những xu hướng khá nổi bật và phổ biến. Vậy Upcycling là gì? Nó có khác gì so với Recycling và Downcycling? Cùng 5S Fashion tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Upcycling là gì?

Upcycling là gì?

Upcycling là gì?

Upcycling là một xu hướng thời trang nhằm biến những vật liệu cũ hay những món đồ thời trang bị lãng quên trong tủ quần áo thành những phiên bản mới mẻ và độc đáo hơn. Hiểu một cách đơn giản, Upcycling cũng là một quá trình tái chế. Tuy nhiên, điểm đặc biệt của Upcycling chính là nằm ở sản phẩm sau cùng với sự “nâng cấp” về chất lượng và vẻ thẩm mỹ.

Vì vậy, không chỉ đơn thuần là tái chế, Upcycling còn đòi hỏi sự sáng tạo, kỹ thuật và công nghệ để biến những món đồ “vô dụng” trở nên đáng giá hơn. Chẳng hạn, một chiếc quần jeans nam cũ được Upcycling thành một chiếc váy hoặc túi xách mới. Có thể nói, Upcycling đã mang đến vòng đời thứ hai cho những vật liệu và món đồ cũ kỹ này.

Ý nghĩa của xu hướng thời trang Upcycling

Thông qua khái niệm “Upcycling là gì?”, có thể khẳng định rằng, Upcycling là xu hướng thời trang hướng đến giá trị bền vững, có ý nghĩa tích cực đối với môi trường cũng như ngành công nghiệp thời trang nói chung. Đặc biệt, thời trang Upcycling còn kích thích sự sáng tạo và đổi mới, mang đến các item độc đáo, phá cách, mới lạ. Cụ thể, sự ra đời của Upcycling mang đến các tác động tích cực sau:

Bảo vệ môi trường

Thời trang Upcycling giúp bảo vệ môi trường

Thời trang Upcycling giúp bảo vệ môi trường

Như bạn đã biết, ngành công nghiệp thời trang là một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Nó có thể bắt nguồn từ chất thải, hóa chất được thải ra từ quá trình sản xuất hay rác thải từ quần áo cũ, vật liệu cũ bị đào thải ra ngoài môi trường. Từ đó, gây ra các vấn đề như ô nhiễm đất, nước, không khí, mất mỹ quan môi trường,...

Đây cũng là một trong những lý do chính cho sự ra đời của thời trang Upcycling. Bằng cách sử dụng lại các nguyên vật liệu cũ và vật liệu sẵn có, Upcycling góp phần đáng kể vào công cuộc bảo vệ môi trường, giúp giảm thiểu lượng rác thải thời trang thải vào môi trường, đồng thời, xây dựng ngành công nghiệp thời trang theo hướng bền vững hơn.

Tiết kiệm tài nguyên

Upcycling giúp tiết kiệm tài nguyên

Upcycling giúp tiết kiệm tài nguyên

Bên cạnh đó, thời trang Upcycling còn góp phần vào việc tiết kiệm tài nguyên mà ngành công nghiệp thời trang sử dụng. Có thể thấy, việc sản xuất nhanh, sản xuất hàng loạt trong ngành thời trang, đặc biệt là thời trang nhanh (Fast Fashion) gây hao tổn lượng lớn nguồn tài nguyên.

Chẳng hạn, theo một nghiên cứu, để tạo ra một chiếc áo thun nam mới hoàn toàn sẽ cần đến 2.700 lít nước, sản xuất một chiếc quần jeans mới tiêu tốn khoảng 7.500 lít nước. Chưa kể, quá trình sản xuất bông chiếm đến 2,4% diện tích đất canh tác trên toàn cầu và tiêu tốn khoảng 25% nguồn nước ngọt.

Do đó, thay vì phải bỏ đi chiếc áo thun cũ, với Upcycling, bạn có thể “nâng cấp” nó để tạo thành một chiếc áo kiểu hay váy, đầm mới. Điều này giúp bạn tiết kiệm đáng kể nguồn tài nguyên so với việc sản xuất một item hoàn toàn mới.

Giảm chi phí sản xuất

Upcycling giúp giảm chi phí sản xuất

Upcycling giúp giảm chi phí sản xuất

Có thể thấy, với xu hướng Upcycling, thay vì phải tốn chi phí cho việc mua các nguyên vật liệu mới như vải, khuy, khóa kéo,... bạn có thể tận dụng chúng từ những item cũ, lỗi thời hoặc không còn vừa vặn với dáng người của mình. Đây là điều cực kỳ hữu ích đối với các nhà thiết kế trẻ, doanh nghiệp startup hoặc các sinh viên đang theo học ngành thời trang với ngân sách hạn chế trong việc mua sắm nguyên vật liệu.

Ngoài ra, không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mua nguyên vật liệu mới, xu hướng Upcycling còn giúp giảm chi phí cho việc xử lý và tiêu hủy rác thải thời trang. Một số chất liệu may mặc, đặc biệt là sợi tổng hợp thường mất rất nhiều thời gian và chi phí để có thể tiêu hủy.

Khơi nguồn sáng tạo

Thời trang Upcycling giúp khơi nguồn sáng tạo với các sản phẩm độc đáo, mới lạ

Thời trang Upcycling giúp khơi nguồn sáng tạo với các sản phẩm độc đáo, mới lạ

Ngoài các tác động tích cực đối với môi trường, thời trang Upcycling còn mang đến cho các tín đồ thời trang các item cực kỳ ấn tượng và bắt mắt. Đặc biệt, chúng thường là những item có số lượng giới hạn hay thậm chí là có một không hai. Vì vậy, xu hướng Upcycling thu hút đông đảo giới trẻ cũng bởi sự độc đáo này.

Bên cạnh đó, xu hướng Upcycling còn mang đến một nguồn cảm hứng bất tận cho những nhà thiết kế thời trang. Thông thường, việc sản xuất hàng loạt sẽ đi theo một khuôn mẫu nhất định. Tuy nhiên, với Upcycling, bạn có thể thỏa sức sáng tạo và kết hợp các nguyên vật liệu sẵn có theo phong cách riêng của mình.

Phân biệt xu hướng Recycling và Upcycling

Phân biệt xu hướng Recycling và Upcycling

Phân biệt xu hướng Recycling và Upcycling

Trên thực tế, Upcycling cũng là một phân loại của thời trang tái chế. Vì vậy, nhiều người thường nhầm lẫn giữa Recycling và Upcycling. Thực chất, đây đều là khái niệm của xu hướng thời trang tái chế. Tuy nhiên, chúng không hoàn toàn giống nhau.

Cụ thể, Recycling chỉ đơn thuần là tái chế, tập trung vào việc chuyển đổi từ nguyên liệu cũ để tạo thành một nguyên liệu thô mới để phục vụ cho quá trình sản xuất tiếp theo. Nó có thể được xử lý bằng cách nghiền, cắt nhỏ, đánh tơi hoặc làm tan chảy, sau đó, được thêu dệt lại để tạo thành những tấm vải mới hoặc sử dụng để nhồi vào chăn bông, gấu bông,...

Nếu Recycling chỉ là tái chế đơn thuần thì Upcycling chính là tái chế theo cách sáng tạo và nâng cấp hơn. Trong thời trang Upcycling, các vật liệu không chỉ được tái sử dụng mà còn được cải thiện và biến tấu để tạo ra các sản phẩm mới có giá trị cao hơn, hữu dụng hơn và phong cách hơn.

Sự khác nhau giữa Upcycling và Downcycling

Phân biệt Upcycling và Downcycling

Phân biệt Upcycling và Downcycling

Ngoài Recycling và Upcycling, thời trang tái chế còn có một thuật ngữ khác cũng rất dễ gây nhầm lẫn đó chính là Downcycling. Xét trên mặt chữ, có lẽ bạn cũng có thể phán đoán được Downcycling là thuật ngữ có sự đối lập với Upcycling.

Trước tiên, bản chất của Upcycling và Downcycling đều là tái chế, tức là việc tận dụng, biến đổi các chất liệu cũ, đồ vật “vô dụng” trở thành sản phẩm mới có giá trị. Điểm khác biệt của hai khái niệm này nằm ở giá trị của đồ vật mới được tạo nên.

Cụ thể, nếu Upcycling nhằm tạo ra các sản phẩm mới có giá trị cao hơn thì Downcycling thường tạo ra các sản phẩm có tính ứng dụng thấp hơn so với sản phẩm gốc ban đầu.

Một vài ví dụ minh họa của Upcycling như biến một chiếc quần jean cũ thành một chiếc túi xách thời trang hay biến một lon sữa cũ thành một bình hoa trang trí. Ví dụ của Downcycling như một chiếc thảm lau được làm từ quần áo cũ hay giấy toilet được làm từ giấy tái chế,...

Một số bộ sưu tập và sản phẩm Upcycling ấn tượng

Ngay từ khi ra đời, thời trang Upcycling nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các thương hiệu thời trang. Một số bộ sưu tập và sản phẩm Upcycling tiêu biểu, ấn tượng có thể kể đến như: 

Bộ sưu tập “Miu Miu Upcycled”

Bộ sưu tập “Miu Miu Upcycled” của thương hiệu Miu Miu

Bộ sưu tập “Miu Miu Upcycled” của thương hiệu Miu Miu

Đây là bộ sưu tập thời trang Upcycling của thương hiệu Miu Miu - thương hiệu thời trang nữ cao cấp đến từ Ý với style nữ tính nhưng không kém phần phá cách, nổi loạn. Hiện tại, Miu Miu cũng đang trên con đường hướng đến xu hướng thời trang bền vững với các bộ sưu tập thời trang tái chế. Nổi bật trong số đó là bộ sưu tập “Miu Miu Upcycled” được ra mắt vào năm 2020.

“Miu Miu Upcycled” mang đến sức sống mới cho những chiếc quần jeans cổ điển và chất liệu da thừa bằng việc tạo ra hàng loạt các sản phẩm jeans thời trang. Bộ sưu tập “Miu Miu Upcycled” tập trung vào việc tái chế quần jeans. Thậm chí, một số chất liệu vải jeans còn có “tuổi đời” từ trước những năm 2000. 

Để tận dụng vải jeans cũ một cách tối đa, các đường may của chúng đa phần đều được giữ lại trong quá trình cắt may, đồng thời, mọi công đoạn này đều được thực hiện bằng thủ công. Bên cạnh đó, Miu Miu còn tạo điểm nhấn cho các sản phẩm Upcycling clothes của mình bằng một số chi tiết thêu, đính kết pha lê, ruy băng, cườm,...

Chỉ với những chiếc quần jeans cũ, bộ sưu tập “Miu Miu Upcycled” mang đến cho khách hàng với hơn 80 sản phẩm mới từ áo khoác jeans, mũ jeans, váy jeans đến các phụ kiện như túi xách, cài tóc, kẹp tóc làm từ vải jeans,... với vẻ ngoài vô cùng thời thượng và phong cách.

Bộ sưu tập “Thức”

Bộ sưu tập “Thức” của thương hiệu Môi Điên kết hợp với Piktina

Bộ sưu tập “Thức” của thương hiệu Môi Điên kết hợp với Piktina

Đây là mộ bộ sưu tập thời trang Upcycling đến từ một Local Brand của Việt Nam. Bộ sưu tập “Thức” là sự kết hợp giữa thương hiệu Môi Điên và Piktina - nền tảng mua sắm trực tuyến với những món đồ đã qua sử dụng.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường, Môi Điên và Piktina đã cho ra mắt bộ sưu tập “Thức” với mục tiêu truyền cảm hứng cho giới trẻ về việc tái chế sản phẩm cũ, từ đó, giảm thiểu lượng rác thải thời trang đối với môi trường.

Với bộ sưu tập “Thức”, hơn 100 chiếc áo sơ mi cũ đã được xử lý lại, đồng thời, kết hợp với denim, cotton để tạo thành các sản phẩm mới với style nhiều lớp và điểm nhấn màu sắc độc đáo. Một số sản phẩm tiêu biểu của bộ sưu tập “Thức” như áo sơ mi nam, quần dài nam, mũ, túi xách, túi bao tử,...

Bộ sưu tập “Chắp vá”

Bộ sưu tập “Chắp vá” của thương hiệu More Than Blue

Bộ sưu tập “Chắp vá” của thương hiệu More Than Blue

More Than Blue là thương hiệu thời trang thủ công với các item mang đậm nét đẹp truyền thống của các dân tộc Việt. Ngoài các đặc trưng như sử dụng chất liệu từ tự nhiên, dệt vải thủ công, nhuộm màu từ cây cỏ, thương hiệu More Than Blue còn gây ấn tượng với xu hướng thời trang tái chế Upcycling thông qua bộ sưu tập “Chắp vá”.

Đặc trưng của bộ sưu tập “Chắp vá” của More Than Blue chính là những item mang style chắp vá, được ghép nối từ những mảnh vải thừa, vải vụn. Đặc biệt, chúng đều có nguồn gốc từ chất liệu thiên nhiên và được nhuộm màu từ thực vật, từ đó, đem đến cho người mặc vẻ ngoài vừa độc đáo lại vừa gần gũi, mộc mạc.

Re.socks - tất, vớ “tái xinh” từ chai nhựa

Bộ sưu tất, vớ “tái xinh” từ chai nhựa của thương hiệu Re.socks

Bộ sưu tất, vớ “tái xinh” từ chai nhựa của thương hiệu Re.socks

Re.socks là thương hiệu chuyên cung cấp tất, vớ với các sợi vải tự nhiên, sợi vải tái chế, đảm bảo sức khỏe cho đôi chân. Một trong những dòng sản phẩm Upcycling tiêu biểu của Re.socks chính là bộ sưu tập tất, vớ được làm từ chai nhựa.

Re.socks mang đến sự “lột xác” thần kỳ cho những chiếc vỏ chai nhựa, biến chúng thành những chiếc tất ấn tượng, muôn màu. Cụ thể, Re.socks đã kéo dài thêm vòng đời của vỏ chai nhựa bằng cách thu gom, làm sạch, nung chảy và ép, dệt chúng để tạo thành tất. 

Như bạn đã biết, rác thải nhựa là một trong những loại rác thải rất khó để phân hủy, đồng thời, gây ảnh hưởng đáng kể đến nguồn đất, nước và không khí trong quá trình phân hủy và xử lý. Do đó, việc Upcycling chai nhựa để tạo thành những đôi tất giúp hạn chế sự tổn hại của rác thải nhựa đối với môi trường

Bên cạnh đó, bạn còn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng các sản phẩm tất làm từ chai nhựa này bởi chúng vẫn sẽ đảm bảo về mặt chất lượng, đem đến sự êm ái, thoải mái và an toàn cho đôi chân của bạn.

Tổng kết

Có thể thấy, Upcycling là một xu hướng thời trang vô cùng ấn tượng và hữu ích. Với ưu điểm giảm thiểu chất thải, tiết kiệm tài nguyên và khuyến khích sự sáng tạo trong thiết kế, thời trang Upcycling hứa hẹn sẽ là xu hướng tiêu biểu của thị trường thời trang bền vững trong tương lai. Hy vọng thông qua bài viết trên của 5S Fashion đã giúp bạn hiểu hơn về Upcycling là gì, biết cách phân biệt Upcycling với Recycling và Downcycling. Đồng thời, đừng quên tận dụng xu hướng thời trang này để chung tay bảo vệ môi trường nhé!

5S Fashion - Thời trang cho nam giới!

>> Xem thêm:

VIẾT BÌNH LUẬN

icon hotline