Deadstock là gì? Thời trang thân thiện với môi trường làm từ vải thừa

26.03.2024
Mục lục (Hiện)

Theo nghiên cứu, thời trang là ngành đứng thứ hai trên thế giới (chỉ đứng sau dầu mỏ) về mức độ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, trên thị trường thời trang hiện nay, tính thân thiện với môi trường hay còn gọi là thời trang bền vững là xu hướng rất được chú trọng. Trong đó, ngoài các giải pháp như chất liệu xanh, chất liệu tái chế, quần áo secondhand thì vải deadstock cũng là một xu hướng có sự đóng góp đáng kể đối với mục tiêu bảo vệ môi trường. 

Vậy deadstock là gì? Deadstock mang lại các tác động tích cực nào đối với môi trường? Cùng 5S Fashion khám phá về thuật ngữ đặc biệt này qua bài viết dưới đây nhé!

Deadstock là gì?

Deadstock là gì?

Deadstock là gì?

Vải deadstock là loại vải, quần áo hoặc vật liệu dệt được sản xuất nhưng không được đưa vào sử dụng. Hiểu một cách đơn giản, deadstock ở đây chính là vải thừa và không còn giá trị sử dụng.

Vải deadstock có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Phần vải thừa từ quá trình cắt may, sản xuất
  • Vải không đạt yêu cầu về chất lượng và bị trả lại
  • Phần vải do vô tình đặt thừa hoặc không phù hợp để đưa vào thiết kế nên không được sử dụng
  • Sản phẩm lỗi, hàng tồn kho
  • Phần vải thừa ở phần đầu và phần cuối của một cây vải, cuộn vải lớn…

Trong đó, xu hướng thời trang deadstock chính là việc sử dụng lại những phần vải deadstock này để tạo ra các sản phẩm thời trang mới, có thể đưa vào sử dụng được.

Đây là xu hướng thời trang tuần hoàn, là một phần của thời trang bền vững. Đặc biệt, nó không những mang lại lợi ích cho môi trường mà còn giúp người dùng tiết kiệm chi phí mua sắm.

Sự phát triển của thời trang deadstock

Sự phát triển của thời trang deadstock

Sự phát triển của thời trang deadstock

Có thể nói, nguồn gốc phát triển của thời trang deadstock bắt nguồn từ các nhà thiết kế thời trang trong giai đoạn mới bắt đầu công việc thiết kế của mình. Lúc này, họ sẽ cần tìm tòi, học hỏi và thử nghiệm rất nhiều. 

Tất nhiên, chẳng ai muốn bỏ ra một chi phí lớn chỉ để phục vụ cho việc thử nghiệm trong khi không chắc rằng liệu chúng có thành công hay không. Vì vậy, vải deadstock trở thành giải pháp lý tưởng dành cho họ, giúp họ vừa có nguồn nguyên liệu để thử nghiệm, vừa tiết kiệm chi phí.

Dần dần, vải deadstock trở thành nguồn nguyên liệu chính của các thương hiệu trẻ. Lúc này, vải cũ, vải thừa và các mẫu quần áo tồn kho, không được tiêu thụ được đưa vào quá trình tái chế. Quá trình này được biết đến với các thuật ngữ như “recycling”, “downcycling” và “upcycling”.

Trong đó, “recycling” là việc thu gom và phân loại vải deadstock để biến nó thành nguyên liệu mới, phục vụ cho quá trình sản xuất. “Downcycling” là quá trình tái sử dụng vải deadstock thành các sản phẩm có giá trị thấp hơn so với vật liệu gốc và “upcycling” là quá trình tận dụng vải deadstock để tạo ra sản phẩm mới có chất lượng và giá trị cao hơn.

Nhìn chung, đây đều là các quá trình tái chế có vai trò quan trọng trong việc giảm lượng chất thải và tài nguyên tiêu thụ trong ngành công nghiệp may mặc. Trong đó, “upcycling” được đánh giá là có tiềm năng sáng tạo và mang lại giá trị cao. 

Ví dụ minh họa của quá trình “upcycling”

Ví dụ minh họa của quá trình “upcycling”

Ngược lại, với “downcycling”, mặc dù tạo ra sản phẩm có giá trị thấp hơn sản phẩm gốc ban đầu nhưng đây chính là giải pháp giúp tận dụng vải deadstock một cách triệt để nhất.

Trên thực tế, việc sử dụng vải deadstock không phải là điều mới mẻ, đã có nhiều người thành công trong việc áp dụng và phát triển ý tưởng từ vải deadstock này. Thậm chí, biến nó thành thương hiệu được biết đến trên toàn thế giới. 

Có thể kể đến như Martin Margiela - “cha đẻ” của thương hiệu Maison Margiela. Ông đã thu mua các item cũ, item vintage để tạo ra các sản phẩm thời trang mới vô cùng độc đáo và ấn tượng. Chẳng hạn như, tận dụng găng tay cũ để tạo nên một chiếc áo da, áo khoác nam được làm từ vải của bộ kimono,...

Bên cạnh đó, vào năm 2014, John Galliano - người kế thừa của Martin Margiela cũng đã tiếp tục truyền thống sáng tạo đó và thổi hồn vào những mảnh vải deadstock cũ. Từ đó, từ những món đồ tưởng chừng như phải bỏ đi lại trở thành một sản phẩm mới đầy hữu ích.

Ưu điểm của xu hướng thời trang làm từ vải thừa deadstock

Ưu điểm của thời trang làm từ vải thừa

Ưu điểm của thời trang làm từ vải thừa

Có thể nói, với bản chất tái sử dụng nguồn nguyên liệu cũ, thời trang deadstock mang lại tác động tích cực đối với môi trường. Bên cạnh đó, thời trang deadstock còn mang lại cho khách hàng các item thời trang vô cùng độc đáo và sáng tạo. Sau đây là một số lý do chính khiến vải deadstock trở thành xu hướng được ưa chuộng:

Tận dụng nguồn nguyên liệu tái chế

Deadstock giúp tận dụng nguồn nguyên liệu tái chế

Deadstock giúp tận dụng nguồn nguyên liệu tái chế

Thông qua khái niệm “deadstock là gì?”, bạn có thể hiểu đơn giản, thời trang deadstock là việc sử dụng các loại vải thừa, vải cũ hay thậm chí là quần áo cũ, quần áo tồn kho để tái sử dụng và tạo thành một sản phẩm mới. 

Theo nghiên cứu, hằng năm, có đến hơn 16 triệu tấn vải dệt bị lãng phí và ⅔ trong số đó là lượng vải bỏ không, không được sử dụng. Vì vậy, việc sử dụng vải deadstock đã “giải cứu” lượng vải “vô dụng” ấy.

Bảo vệ môi trường

Deadstock giúp bảo vệ môi trường

Deadstock giúp bảo vệ môi trường

Nếu không được tận dụng, lượng vải thừa này sẽ bị tiêu hủy bằng cách mang đi chôn, đốt hoặc vứt bỏ tại các bãi rác. Đồng thời, đây cũng là loại rác thải tốn nhiều thời gian và công sức để xử lý. Từ đó, không chỉ dùng hóa chất trong quá trình sản xuất ban đầu, giờ đây, người ta lại phải tốn thêm hóa chất để tiêu hủy nó.

Vì vậy, việc sử dụng nguồn vật liệu deadstock này sẽ giúp làm giảm lượng vải thừa bị vứt đi hay nói cách khác là giảm lượng rác thải. Đồng thời, giúp hạn chế nguồn nhiên liệu và lượng khí thải ra từ việc tiêu hủy nó cũng như từ quá trình tạo ra chất liệu mới.  

Tiết kiệm chi phí sản xuất

Deadstock giúp tiết kiệm chi phí sản xuất

Deadstock giúp tiết kiệm chi phí sản xuất

Việc sử dụng lại vải deadstock sẽ giúp nhà sản xuất tiết kiệm chi phí trong khâu sản xuất ra chất liệu mới. Giờ đây, với nguồn nguyên liệu tái chế có sẵn, người ta sẽ có thể tiến hành ngay công đoạn cắt may.

Bên cạnh đó, với tính chất "vô dụng", không thể sử dụng, vải deadstock thường được bán ra với mức giá cực kỳ rẻ. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vải deadstock này để tiết kiệm chi phí. Đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ, sơ khai, không có quá nhiều ngân sách cho việc sản xuất vải vóc. 

Ngoài ra, đối với các nhà thiết kế mới, các sinh viên đang theo học ngành thời trang hay các thương hiệu thời trang startup, nguồn vải deadstock không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế mà còn giúp họ thỏa sức sáng tạo dựa trên nguồn nguyên liệu sẵn có.

Tạo ra sản phẩm độc đáo, mới lạ

Deadstock tạo nên các sản phẩm độc đáo, ấn tượng

Deadstock tạo nên các sản phẩm độc đáo, ấn tượng

Do phần lớn đều là các đoạn vải thừa nên vải deadstock thường có diện tích không quá lớn. Đồng thời, chúng cũng không có sự đồng nhất về họa tiết, chất liệu. Vì vậy, trong quá trình tái sử dụng vải deadstock, việc chắp vá là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chính điều này lại tạo nên sự độc đáo và mới lạ cho sản phẩm.

Một số thương hiệu thời trang từ vải thừa deadstock

Không chỉ là giải pháp giúp tiết kiệm ngân sách cho các doanh nghiệp nhỏ, với tính độc đáo, mới lạ mà nó mang lại, vải deadstock còn được rất nhiều thương hiệu thời trang lớn sử dụng. Một số thương hiệu tiêu biểu như:

Eileen Fisher Renew

Thương hiệu thời trang làm từ vải thừa Eileen Fisher Renew

Thương hiệu thời trang làm từ vải thừa Eileen Fisher Renew

Eileen Fisher Renew là một trong những thương hiệu vô cùng nổi bật trong ngành thời trang bền vững, thời trang tái chế. Trong đó, không thể không kể đến bộ sưu tập đình đám “Resewn” của thương hiệu này.

Họ đã sử dụng các mảnh vải deadstock và làm sạch kỹ càng, sau đó, “nâng cấp” chúng thành các item thời trang có giá trị và chất lượng tốt hơn, chẳng hạn như áo len, áo thun, áo khoác, vòng tay, túi tote,... Mỗi sản phẩm đều mang lại sự độc đáo và phong cách riêng, tạo nên một bộ sưu tập không những bền vững, thân thiện với môi trường mà còn có tính sáng tạo và mới mẻ.

Archive Sashiko

Sản phẩm làm từ vải thừa của thương hiệu Archive Sashiko

Sản phẩm làm từ vải thừa của thương hiệu Archive Sashiko

Archive Sashiko là thương hiệu thời trang bền vững với style “chắp - đắp - vá”. Ra đời vào năm 2020, thương hiệu Archive Sashiko đã áp dụng kỹ thuật may “Boro” - kỹ thuật may vá của Nhật Bản với việc tận dụng vải vụn, vải thừa. Từ đó, tạo nên các sản phẩm bắt mắt, ấn tượng như túi tote, quần jean nam, áo khoác jean,...

Dòng Dòng

Túi tote làm từ bạt của Dòng Dòng

Túi tote làm từ bạt của Dòng Dòng

Dòng Dòng là một thương hiệu thời trang tái chế của Việt Nam. Trong đó, dòng sản phẩm nổi bật của Dòng Dòng đó chính là túi tote được làm bằng bạt. Bằng việc sử dụng những tấm bạt thô sần và cũ kỹ, họ đã phù phép và biến chúng thành những chiếc túi tote và túi xách xinh xắn.

Đặc biệt, với nguyên liệu là những tấm bạt cũ che mái hiên, bạt trùm xe hơi, những sản phẩm của Dòng Dòng có ưu điểm bền chắc, dẻo dai và chống nước cực kỳ tốt.

Môi Điên

Bộ sưu tập “Thức” của thương hiệu Môi Điên

Bộ sưu tập “Thức” của thương hiệu Môi Điên

Môi Điên là một local brand của Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực thời trang bền vững và thời trang tái chế. Bên cạnh đó, đây cũng là thương hiệu đáng tham khảo dành cho các tín đồ của phong cách streetstyle.

Trong đó, nổi bật là bộ sưu tập “Thức” của Môi Điên. Với việc tận dụng hơn 100 chiếc áo sơ mi cũ cùng hàng ngàn mảnh vải thừa, đồng thời, với kỹ thuật xử lý chất liệu và may thủ công, Môi Điên đã mang đến cho giới mộ điệu bộ sưu tập thời trang vô cùng độc đáo và ấn tượng.  

KHAAR

Áo khoác Tết thương hiệu KHAAR

Áo khoác Tết thương hiệu KHAAR

Được thành lập vào năm 2022, KHAAR cũng là một trong những thương hiệu thời trang tái chế nổi bật tại Việt Nam. Các sản phẩm của KHAAR là sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống, tái chế và thiết kế 3D.

Trong đó, áo khoác Tết là một trong số dòng sản phẩm mới nhất và đặc sắc nhất của KHAAR. Với hơn 80% công đoạn là làm thủ công, đồng thời, bề mặt áo được chắp nối từ nhiều mảnh vải vụn có hoa văn khác nhau, điểm nhấn của item này chính là sự mộc mạc, gần gũi trong chất liệu. Nhà thiết kế đã thổi sức sống mới vào những mảnh vải cũ và hô biến nó thành một sản phẩm thời trang đầy tính nghệ thuật.

Một số bất cập của vải deadstock

Vải thừa deadstock gây khó khăn trong việc truy xuất xuất xứ, chất liệu, nguồn gốc

Vải thừa deadstock gây khó khăn trong việc truy xuất xuất xứ, chất liệu, nguồn gốc

Mặc dù mang đến nhiều ưu điểm đối với thời trang và môi trường nhưng vải deadstock vẫn tồn tại một vài bất cập. Một trong số đó chính là vấn đề truy xuất nguồn gốc của vải. 

Như bạn đã biết, vải deadstock là loại vải thừa đến từ rất nhiều nguồn khác nhau. Do không có nhãn hiệu trên vải nên các thông tin về nguồn gốc, nguồn nguyên liệu hay xuất xứ của từng mẫu vải dường như không thể xác định được. Vì vậy, không có gì chắc chắn rằng vải deadstock có phải là nguồn nguyên liệu xanh hay không.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận việc tái sử dụng nguồn vải deadstock đã giúp giảm thiểu phần nào các tác động tiêu cực của ngành công nghiệp thời trang đối với môi trường. Mặc dù chưa phải là phương án tối ưu 100% nhưng việc sử dụng vải deadstock đã là một bước tiến quan trọng, đóng góp vào việc bảo vệ môi trường trong ngành công nghiệp thời trang.

Tổng kết

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của 5S Fashion đã giúp bạn tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “deadstock là gì?”, đồng thời, có thêm kiến thức về xu hướng thời trang làm từ vải thừa. Có thể thấy, không chỉ là giải pháp bảo vệ môi trường, tiết kiệm chi phí sản xuất, tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, thời trang deadstock còn mang đến cho khách hàng dòng sản phẩm vô cùng ấn tượng và độc đáo. Vì vậy, nếu có cơ hội, bạn hãy thử tham khảo ngay các item thời trang làm từ vải thừa để có thể góp chút công sức vào công cuộc bảo vệ môi trường nhé!

5S Fashion - Thời trang cho nam giới!

>> Xem thêm:

Biên tập: Huỳnh Thị Hải Quyên
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng