Vải CVC là gì? "Tất tần tật" thông tin về vải CVC

05.07.2023
Mục lục (Hiện)

Vải CVC là một trong những chất liệu vải phổ biến, được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc nhờ vào sự kết hợp hoàn hảo giữa sợi cotton và polyester. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về loại vải này. Vậy vải CVC là gì, có ưu nhược điểm ra sao và ứng dụng thế nào? Hãy cùng 5S Fashion tìm hiểu ngay sau đây nha!

Vải CVC là gì? "Tất tần tật" về vải CVC

Vải CVC là gì? "Tất tần tật" về vải CVC

1. Vải CVC là gì?

Vải CVC là gì?

Vải CVC là chữ viết tắt của “Chief Value Cotton”, có thể hiểu nôm na là “Xơ bông chất lượng cao".

Vải CVC (Chief Value Cotton) là loại vải kết hợp giữa cotton và polyester, trong đó thành phần sợi cotton chiếm tỷ lệ cao hơn so với sợi polyester. Nhờ vào sự kết hợp này, vải CVC vừa có độ thoáng mát và mềm mại của cotton, vừa có độ bền, ít nhăn và giữ form tốt của polyester. Đây là chất liệu được ưa chuộng trong ngành may mặc, đặc biệt là áo thun, đồng phục và đồ thể thao.

Vải CVC là chữ viết tắt của “Chief Value Cotton”, là “Xơ bông chất lượng cao”

Vải CVC là chữ viết tắt của “Chief Value Cotton”, là “Xơ bông chất lượng cao” 

Nguồn gốc của vải CVC

Vải CVC (Chief Value Cotton) được tạo ra nhằm cải thiện nhược điểm của vải cotton 100% bằng ưu điểm của vải Polyester, giúp vải có độ bền cao hơn, ít co rút nhưng vẫn giữ được sự thoải mái khi mặc. Lần đầu tiên vải CVC xuất hiện là vào khoảng năm 1970, khi nhu cầu vải có độ bền cao, dễ chăm sóc nhưng vẫn giữ được cảm giác thoải mái như cotton ngày càng lớn. 

Vải CVC là chữ viết tắt của “Chief Value Cotton”, là “Xơ bông chất lượng cao”

Vải CVC được tạo ra nhằm cải thiện nhược điểm của vải cotton 100% bằng ưu điểm của vải Polyester

2. Ưu và nhược điểm của vải CVC

Ưu điểm của vải CVC

Là sự kết hợp giữa vải cotton và vải polyester, vải CVC có những ưu điểm vượt trội như sau:

  • Với hàm lượng cotton cao, vải CVC có đặc tính là thoáng mát, khả năng thấm hút mồ hôi tốt, mang lại cảm giác dễ chịu khi mặc.
  • Nhờ có sợi polyester, vải CVC ít bị co rút, có độ bền cao, giữ form tốt và giữ được lâu ngày. 
  • Vải CVC có độ bền màu cao hơn so với vải cotton 100%, vì thế người dùng có thể sử dụng các sản phẩm làm bằng vải CVC trong thời gian dài mà không bị phai màu. 
  • So với cotton, vải CVC ít nhăn hơn, giúp quần áo luôn phẳng đẹp và dễ bảo quản.
  • Vải CVC có thể chống ẩm mốc và bụi bẩn cực tốt nhờ vào khả năng kháng khuẩn. 
  • Vải CVC thân thiện với môi trường và sức khỏe con người, không gây kích ứng da và có thể phân hủy dễ dàng sau khi sử dụng 

Vải CVC có ưu điểm của cotton và polyester kết hợp lại 

Vải CVC có ưu điểm của cotton và polyester kết hợp lại 

Nhược điểm của vải CVC

Tuy nhiên, vải CVC vẫn sẽ có một số nhược điểm sau đây: 

  • Dù có hàm lượng cotton cao, nhưng vải CVC vẫn không thể mềm mại bằng cotton nguyên chất.
  • Do mật độ sợi của vải CVC thấp nên sau một khoảng thời gian sử dụng, sẽ xuất hiện tình trạng các lỗ nhỏ li ti trên bề mặt vải làm mất đi tính thẩm mỹ và chất lượng của sản phẩm bị giảm xuống. 
  • Nếu không bảo quản phù hợp, vải CVC cũng sẽ bị xù lông. 
  • Vải CVC sẽ mất thời gian khô sau khi giặt do khả năng thấm hút tốt. 

Tuy nhiên, vải CVC có một số nhược điểm nhất định

Tuy nhiên, vải CVC có một số nhược điểm nhất định

3. Các loại vải CVC phổ biến

Có hai loại vải CVC phổ biến nhất hiện nay, được chia theo tỷ lệ phần trăm chất trong vải: 

  • Vải CVC 60/40: Đây là loại vải có thành phần cotton 60% và polyester là 40%, giúp vải có độ mềm mại tốt nhưng vẫn giữ được độ bền của polyester.
  • Vải CVC 65/35: Đây là loại vải có thành phần cotton 65% và polyester là 35%, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt hơn so với CVC 60/40, thích hợp với thời tiết nóng ẩm. Do có tỷ lệ cotton cao hơn, loại vải này có tính chất gần giống với cotton 100%, trong nhiều trường hợp, người sản xuất sẽ sử dụng vải CVC 65/35 thay cho vải cotton 100%. 

Vải CVC được chia theo tỷ lệ phần trăm thành phần trong vải

Vải CVC được chia theo tỷ lệ phần trăm thành phần trong vải

4. Cách nhận biết vải CVC

Để nhận biết vải CVC, bạn có thể sử dụng một số phương pháp sau:

  • Sờ tay: Vải CVC mềm, mịn và có độ dày vừa phải, không thô ráp như vải polyester 100%, đặc biệt, khi vò kỹ vải, vải sẽ ít nhàu, không bị nhăn nhúm quá nhiều. 
  • Nhìn bằng mắt: Bề mặt vải có độ bóng nhẹ, đường dệt đều, không xù lông.
  • Dùng nước: Vải CVC có khả năng thấm hút nước tốt nên có thể sử dụng nước để thử.
    Đốt thử: Khi đốt một mẫu vải nhỏ, phần cotton sẽ cháy thành tro mịn, còn polyester sẽ vón cục và có mùi nhựa.

Có nhiều cách để nhận biết vải CVC 

Có nhiều cách để nhận biết vải CVC 

5. Vải CVC được ứng dụng vào đâu?

Nhờ những đặc tính ưu việt, vải CVC được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc cũng như các sản phẩm gia dụng tại gia đình, nhà hàng, khách sạn. Với độ bền cao, khả năng thấm hút tốt và ít nhăn, vải CVC mang lại sự thoải mái cho người mặc và độ bền cho sản phẩm.

  • Trong may mặc, vải CVC là lựa chọn hàng đầu để sản xuất áo thun đồng phục, áo nhóm nhờ khả năng giữ form tốt và mang lại cảm giác thoáng mát. 
  • Vải CVC cũng được ứng dụng vào may áo sơ mi, đặc biệt là các mẫu sơ mi công sở nhờ độ bền màu và ít nhăn.
  • Ngoài quần áo, vải CVC còn được sử dụng để sản xuất chăn ga gối đệm nhờ bề mặt mềm mại và khả năng giữ màu lâu dài. Các sản phẩm từ vải CVC mang đến sự êm ái và thoải mái khi sử dụng.
  • Trong trang phục thể thao, vải CVC 4 chiều là lựa chọn phổ biến nhờ độ co giãn linh hoạt, phù hợp với những hoạt động vận động mạnh. Đặc tính thấm hút tốt giúp trang phục luôn khô ráo, thoáng mát.
  • Vải CVC cũng xuất hiện trong các mẫu quần áo mặc nhà, đầm váy bởi sự mềm mại, dễ chịu, phù hợp với mọi mùa trong năm.

Vải CVC được ứng dụng chủ yếu trong ngành may mặc 

Vải CVC được ứng dụng chủ yếu trong ngành may mặc 

6. Lưu ý cách bảo quản vải CVC

Vải CVC không khó trong việc bảo quản, tuy nhiên vẫn cần một vài lưu ý sau đây: 

  • Giặt bằng nước lạnh hoặc nước ấm dưới 40°C để tránh làm co rút vải.
  • Khi giặt, nên tách riêng quần áo trắng và quần áo màu để tránh phai màu.
  • Không nên chà xát quá mạnh vì có thể làm xù lông vải, đồng thời hạn chế sử dụng chất tẩy rửa mạnh để tránh làm hư sợi vải
  • Nếu cần dùng nước tẩy, có thể pha loãng với chanh hoặc giấm để giảm tác động lên chất liệu.
  • Phơi nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để vải không bị bạc màu.
  • Khi ủi, nên chỉnh nhiệt độ vừa phải để tránh làm cháy sợi polyester trong vải.
  • Sau khi mặc, nên giặt ngay để tránh tình trạng ẩm mốc, có mùi khó chịu. 
  • Khi phơi, nên lộn mặt trái của quần áo ra ngoài để hạn chế bạc màu do tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. 
  • Bảo quản quần áo ở nơi khô ráo, tránh độ ẩm cao để duy trì độ bền của vải CVC.

Một số lưu ý trong việc bảo quản vải CVC

Một số lưu ý trong việc bảo quản vải CVC 

Vải CVC là loại vải kết hợp giữa cotton và polyester, mang lại nhiều ưu điểm như mềm mại, thoáng mát, ít nhăn và bền màu. Hai loại vải phổ biến nhất là CVC 60/40 và CVC 65/35, mỗi loại có ưu điểm riêng phù hợp với từng nhu cầu sử dụng. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại vải vừa đẹp, vừa bền mà vẫn thoải mái, thì vải CVC chắc chắn là lựa chọn đáng cân nhắc!

5S Fashion - Thời trang cho nam giới. 

>>> Xem thêm: 

Biên tập: Nguyễn Hà
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng