loading-mask
Chất Liệu May Mặc

Vải interlock là gì? Ưu điểm vượt trội của vải interlock

Cùng được dệt từ các loại sợi, nguyên liệu hết sức quen thuộc như sợi len, cotton hay polyester nhưng mỗi cách dệt khác nhau sẽ cho ra những loại vải khác nhau với đặc điểm khác biệt. Vải Interlock với kỹ thuật dệt độc đáo giúp chất liệu này có được những ưu điểm vượt trội mà các loại vải khác khó có được. 

Hôm nay, cùng 5S Fashion tìm hiểu xem vải Interlock là gì, các kiểu dệt vải Interlock cũng như các đặc điểm nổi bật của loại vải này nhé.

Tìm hiểu về vải Interlock

Vải Interlock là vải gì?

Vải Interlock là một loại vải dệt kim có cấu trúc đặc biệt và được sử dụng phổ biến trong việc sản xuất quần áo và các sản phẩm dệt may khác. Vải Interlock được dệt từ sợi cotton, polyester hoặc sợi hỗn hợp, và có cấu trúc hai lớp vải được dệt chồng lên nhau tạo ra một cấu trúc dày đặc và mềm mại.

Vải Interlock còn được biết đến như một dạng cải tiến của loại vải thun RIB nhưng sẽ sử dụng 2 kim trong quá trình dệt, điều này giúp đường sườn của tấm vải sẽ nhỏ và mịn hơn nhiều so với vải thun RIB. Chính vì thế nên vải Interlock sẽ có cách dệt vải phức tạp hơn so với đa số những loại vải khác trên thị trường hiện nay.

Đặc điểm chính của vải Interlock bao gồm độ co giãn tốt, độ bền cao, và khả năng giữ form tốt sau nhiều lần giặt. Với cấu trúc hai lớp vải dệt chồng lên nhau, vải Interlock thường được sử dụng để sản xuất quần áo nội bộ như áo thun, áo polo, áo len, quần lót và quần áo thể thao. Vải này cũng có độ mềm mại và thoáng khí, tạo cảm giác thoải mái cho người mặc, là lựa chọn phổ biến cho các sản phẩm quần áo hàng ngày.

Vải Interlock là vải gì?

Vải Interlock là vải gì?

Vải Interlock được dệt như thế nào

Vải Interlock được tạo thành từ kiểu dệt Interlock, đây là công nghệ dệt giống tấm vải được đan đôi với bề mặt tương tự như tổ ong và có 2 mặt hoàn toàn giống hệt nhau.

Vải Interlock được dệt với các hàng đan xen giữa được nâng lên và hạ xuống đều nhau và là một biến thể của kiểu dệt kim sườn. Chính nhờ vậy nên vải Interlock có độ căng cũng như chiều dày lý tưởng để che chắn an toàn cho cơ thể người mặc. Đồng thời nhờ vào việc 2 mặt của vải được dệt kim đồng thời cùng lúc với nhau nên nâng cao độ bền cho tấm vải và đây cũng chính là điểm khác biệt lớn của vải Interlock so với những loại vải khác trên thị trường.

Vải Interlock được dệt như thế nào?

Vải Interlock được dệt như thế nào?

Đặc điểm của vải Interlock

Ưu điểm của vải Interlock

  • Độ bền cao: Vải được dệt liên kết chắc chắn giúp cho lớp vải được dày lên, tránh gặp phải tình trạng bị bào mòn. Không những vậy vải cũng có tuổi thọ cực cao, những sản phẩm quần áo được may từ loại vải Interlock thì đều sẽ trông như mới sau một thời gian dài sử dụng. Ngoài ra nếu vải có bị kéo dãn thì cũng sẽ không bị rách hay sờn. 
  • Độ thấm hút tốt: Vải Interlock thường được dệt từ các sợi cotton nên thành phẩm tạo ra có khả năng hút ẩm tốt. Vì vậy giúp cho khả năng thấm hút mồ hôi là cực kỳ cao, giúp người dùng luôn cảm thấy thông thoáng và thoải mái. 
  • Khả năng đàn hồi tốt: Vải co giãn cực tốt nên khi kéo dãn ra thì vải có thể trở về được hình dạng ban đầu. Vì vậy, quần áo được làm từ vải Interlock luôn được đánh giá cao về tiêu chí này. 
  • Rất thoáng khí: Tuy vải Interlock dày hơn những loại vải thông thường nhưng độ thoáng khí của vải lại được đánh giá là rất cao. Nhờ những đặc điểm trên mà vải Interlock được sử dụng nhiều trong thiết kế các loại quần áo thể thao
  • Vải ít bị biến dạng: Nhờ vào công nghệ dệt Interlock mà mép vải không bao giờ bị cong vênh mặc dù đã bị cắt. Điều này là một lợi thế cho các nhà thiết kế giúp họ thuận tiện hơn trong quá trình may vá. 
  • Giá thành phải chăng: Đây có thể nói là một ưu điểm lớn của vải Interlock khi có rất nhiều đặc điểm nổi bật nhưng lại có giá thành rất phải chăng, phù hợp với điều kiện và mức mua của đại đa số người tiêu dùng hiện nay.
  • Bề mặt vải mịn: Khác với những loại vải được dệt từ sợi cotton khác, vải Interlock có bề mặt mịn hơn, giúp cho người dùng không cảm thấy bị thô ráp và tạo được cảm giác thoải mái nhất định. 

Ưu điểm của vải Interlock

Ưu điểm của vải Interlock

Nhược điểm của vải Interlock

Tuy vải Interlock có rất nhiều ưu điểm nổi trội nhưng loại vải này cũng sẽ tồn tại một vài hạn chế. Cùng tìm hiểu những nhược điểm của vải Interlock:

  • Vải Interlock với đặc điểm là bề mặt vải có cấu trúc lớn hơn so với các loại vải khác nên khi nhuộm màu cần một lượng thuốc nhuộm lớn hơn bình thường mới đủ để phủ kín toàn bộ bề mặt vải.
  • Tuy vải Interlock trong quá trình sử dụng ít bị biến dạng hay co giãn nhưng thường ở lần giặt đầu tiên thì loại vải này sẽ có hiện tượng bị co rút lại. Đây cũng là lý do mà ở nhiều sản phẩm, nhà sản xuất cần giặt một lần vải trước khi may đo để đảm bảo sản phẩm không bị co rút khi khách hàng sử dụng.

Nhược điểm của vải Interlock

Nhược điểm của vải Interlock

Những ứng dụng của vải Interlock trong đời sống hàng ngày

Ứng dụng của vải Interlock trong thời trang may mặc

Với công nghệ dệt Interlock, chất liệu này có nhiều ưu điểm và được ứng dụng nhiều trong ngành công nghệ thời trang may mặc, có thể kể đến như áo polo, áo sơ mi, áo thun, áo hoodie, váy… Bên cạnh đó, nhờ có bề mặt mềm mịn mà loại vải này còn được sử dụng trong các trang phục của trẻ nhỏ, đảm bảo không gây hại cho làn da non nớt và mỏng manh của các bé.

Không những vậy, vải Interlock còn có thể sử dụng được trong cả mùa nóng và mùa lạnh, tùy theo sản phẩm được may mà loại vải này sẽ phát huy được tối đa hiệu quả và công dụng của mình.

Nhờ vào độ co giãn và sự đàn hồi của vải, cũng như khả năng thấm hút mồ hôi tốt, nên vải được ưa chuộng khi may các loại trang phục thể thao, hay may các loại quần áo cần thiết cho các hoạt động ngoài trời, cần sự thoải mái. 

Ứng dụng của vải Interlock trong thời trang may mặc

Ứng dụng của vải Interlock trong thời trang may mặc

Một số các ứng dụng khác

Ngoài việc sử dụng cho ngành công nghiệp may mặc, vải Interlock cũng được sử dụng rộng rãi để chế tạo các loại vải để trang trí nhà cửa như rèm, vỏ chăn, bọc đệm… giúp tăng độ bền cũng như tính thẩm mỹ cho vật dụng. 

Một số các ứng dụng khác

Một số các ứng dụng khác

Những lưu ý cần biết khi sử dụng vải Interlock

  • Nên giặt với nước lạnh: Vải Interlock thường được làm từ sợi cotton và loại sợi này có đặc điểm là dễ bị biến đổi tính chất trong điều kiện nhiệt độ cao. Chính vì vậy nên tốt nhất các bạn nên giặt quần áo làm từ vải Interlock trong nước lạnh sẽ bền và tốt hơn nhiều nhé.
  • Giặt nhẹ nhàng: Đối với vải Interlock được dệt từ sợi cotton, không nên giặt quá mạnh tay. Điều này sẽ giúp cho bề mặt vải không bị xù lông và hạn chế tối đa tình trạng co rút của vải. 
  • Lộn trái trước khi giặt: Để đảm bảo được bề mặt vải luôn được mịn màng, tốt nhất chúng ta nên lộn trái quần áo trước khi giặt. 
  • Không ngâm vải lâu với chất tẩy: Không chỉ riêng vải Interlock, mà tất cả các loại vải khác cũng không nên ngâm lâu với chất tẩy. Mặc dù chất tẩy sẽ giúp bề mặt vải trở nên sáng bóng, tuy nhiên nếu quá lạm dụng, vải sẽ nhanh chóng bị phai màu và bị chất tẩy ăn mòn, làm vải bị mỏng đi, dễ rách và có thể làm giảm đi chất lượng vốn có của vải. 

Những lưu ý cần biết khi sử dụng vải Interlock

Những lưu ý cần biết khi sử dụng vải Interlock

Tổng kết

Trên đây là những thông tin về vải Interlock mà 5S Fashion đã tìm hiểu và tổng hợp được, giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về khái niệm, cách dệt cũng như những đặc điểm nổi bật của dòng vải này. 

5S FASHION - Thời trang cho nam giới 

>>> Xem thêm

VIẾT BÌNH LUẬN

icon hotline