loading-mask
Chất Liệu May Mặc

Vải sợi dứa là gì? Ứng dụng bất ngờ của vải sợi dứa trong đời sống

Vải sợi dứa là chất liệu thuộc ngành thời trang bền vững, có nguồn gốc từ tự nhiên, thân thiện với môi trường. Vải sợi dứa hiện diện khá phổ biến trong các sản phẩm thời trang cũng như đời sống thường ngày. Tuy nhiên, trên thực tế, đây vẫn là chất liệu khá xa lạ đối với nhiều người. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 5S Fashion khám phá “tất tần tật” về chất vải này nhé!

Vải sợi dứa là gì?

Vải sợi dứa là gì?

Vải sợi dứa là gì?

Vải sợi dứa (hay vải sợi lá dứa) là loại vải được chiết xuất cây dứa. Với việc tận dụng nguồn nguyên liệu từ tự nhiên, vải sợi dứa là chất liệu có ý nghĩa trong ngành thời trang may mặc, giúp giảm thiểu sự gây hại đối với môi trường. Bởi lẽ, theo nghiên cứu, thời trang là ngành đứng thứ hai trên thế giới về mức độ gây ô nhiễm môi trường. 

Với đặc tính mảnh, mềm, vải sợi dứa được đánh giá là chất liệu an toàn, dễ sử dụng hơn so với các loại sợi thực vật khác như sợi đay, xơ dừa. Ngoài ra, để tăng độ dai, bền và khả năng thấm hút cho vải sợi dứa, người ta thường bổ sung thêm một số thành phần khác như cotton, sợi tre,...

Theo thống kê, để có thể sản xuất ra 1m2 vải sợi dứa, người ta cần sử dụng khoảng 15 đến 16 lá dứa. Các sản phẩm làm từ vải sợi dứa sở hữu độ bền cao. Đặc biệt, nó có khả năng phân hủy tự nhiên, không gây hại đến môi trường. Vì vậy, chất liệu may mặc này được nhiều thương hiệu lớn lựa chọn như Uniqlo, H&M, Hugo Boss,...

Nguồn gốc của vải sợi dứa

Nguồn gốc của vải sợi dứa

Nguồn gốc của vải sợi dứa

Dứa là loài thực vật được trồng phổ biến tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Ấn Độ,... Người dân ở Philippines đã phát triển công nghệ dệt vải từ sợi dứa từ lâu đời. Tuy nhiên, do hiệu quả sản xuất không cao nên phương pháp này không được áp dụng rộng rãi.

Theo nghiên cứu từ các nhà khảo cổ, vải sợi dứa cũng được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước ở các nước châu Phi và Hy Lạp. Tuy nhiên, vào thế kỷ 19, với giá thành rẻ và chi phí lao động thấp, vải sợi cotton xuất hiện và chiếm ưu thế, khiến vải sợi dứa gần như biến mất khỏi thị trường, chỉ còn tồn tại trong các sản phẩm truyền thống ở Philippines.

Vào đầu thế kỷ 21, với sự ứng dụng vải sợi dứa trong trang phục truyền thống của Philippines, chất liệu này mới bắt đầu nhận được sự chú ý và dần được sử dụng rộng rãi hơn.

Tại Việt Nam, ECOSOI là một trong những thương hiệu chuyên sản xuất vải sợi dứa thô và xuất khẩu sang thị trường các nước Âu Mỹ. Đây là tín hiệu tích cực trong ngành công nghiệp thời trang bền vững ở Việt Nam, đồng thời, mở ra hướng phát triển mới cho ngành trồng dứa.

Như bạn đã biết, dứa là loại cây trồng để lấy trái. Do đó, theo ước tính, hằng năm, có đến hơn 40.000 tấn lá dứa bị tiêu hủy, phân hủy tự nhiên do không được tận dụng vào bất cứ ngành công nghiệp nào. 

Vì vậy, việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất vải sợi dứa đã góp phần vào việc giảm ô nhiễm đất, nước, giảm lượng tro bụi thải ra môi trường khi đốt nương, tiêu hủy lá dứa.

Việt Nam hiện đang sở hữu hơn 34.000 hecta trồng dứa, sản lượng dứa đứng thứ 10 trên thế giới với hơn 550.000 tấn được thu hoạch mỗi năm. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, vải sợi dứa được đánh giá là chất liệu có nhiều tiềm năng phát triển.

Quy trình làm ra vải sợi dứa

Quy trình sản xuất vải sợi dứa

Quy trình sản xuất vải sợi dứa

Tương tự các loại sợi tự nhiên khác, nhìn chung, quy trình sản xuất vải sợi dứa sẽ bao gồm các bước cơ bản như thu hoạch, xử lý, kéo sợi, dệt vải,... Tuy nhiên, với nguyên liệu chính từ lá dứa, quy trình tạo nên vải sợi dứa sẽ bao gồm một số công đoạn xử lý riêng. Cụ thể, để sản xuất ra những thước vải sợi dứa, người ta sẽ thực hiện theo quy trình sau:

  • Thu hoạch lá dứa: Sau khi đã thu hoạch quả, người ta sẽ tách rời phần lá dứa với gốc cứng phía dưới, sau đó, cột lá dứa thành từng bó lớn và đưa về nhà máy.
  • Chiết sợi: Lá dứa tươi được đưa vào máy đánh sợi. Với áp lực nghiền từ con lăn, các sợi lá dứa sẽ được tách rời.
  • Tách nước: Đây là công đoạn nhằm loại bỏ hoàn toàn lượng nước có trong lá dứa, giúp sợi vải tơi và dễ tách rời hơn.
  • Tách sợi: Sau khi đã được ép khô nước, người ta sẽ tiến hành tách xơ sợi và bã lá. Công đoạn này có thể thực hiện bằng máy hoặc thủ công.
  • Làm sạch, sấy khô: Với các sợi xơ lá dứa được tách từ bước trên, người ta sẽ tiến hành làm sạch bằng cách ngâm rửa nó trong một bể nước lớn, sau đó, vắt nhẹ bằng máy và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Trong các nhà máy sản xuất vải sợi dứa theo quy mô lớn, người ta thường dùng máy sấy công nghiệp để hong khô sợi vải nhanh chóng hơn.
  • Kéo sợi: Sau khi đã được làm sạch và sấy khô, sợi xơ dứa sẽ được đưa vào máy kéo sợi để tạo nên sợi chỉ hoàn chỉnh.
  • Dệt vải: Cuối cùng, người ta sẽ sử dụng tơ dứa để dệt vải, tạo ra thành phẩm với bề mặt vải màu trắng sữa, bóng, mềm mịn.

Ưu, nhược điểm của chất vải sợi dứa

Thông thường, khi tìm hiểu về bất cứ chất liệu vải nào, bạn sẽ cần nắm rõ về ưu, nhược điểm của nó để có cách sử dụng phù hợp. Vì vậy, để đưa ra nhận định vải sợi dứa có tốt không? Có nên sử dụng vải sợi dứa không? Bạn cần căn cứ vào các ưu, nhược điểm mà nó mang lại.

Ưu điểm

Ưu điểm của vải sợi dứa

Ưu điểm của vải sợi dứa

Với nguồn gốc từ sợi thực vật, vải sợi dứa là loại vải thuộc nhóm chất liệu “xanh”. Vì vậy, so với các dòng vải dệt nhân tạo, tổng hợp, vải sợi dứa mang đến cho người dùng nhiều ưu điểm nổi bật.

  • Thân thiện với môi trường: Có thể thấy, quy trình sản xuất vải sợi dứa được thực hiện dưới sự hỗ trợ của máy tách sợi, bao gồm các công đoạn cơ bản như ngâm, tách sợi, không sử dụng bất kỳ loại hóa chất độc hại nào. Vì vậy, chất thải từ quá trình sản xuất vải sợi dứa hoàn toàn không gây hại cho môi trường và hệ sinh thái.
  • Tận dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên: Như bạn đã biết, dứa là loại cây trồng để thu hoạch quả. Do đó, phần lá dường như không được tận dụng. Do đó, nhiều người thường lựa chọn việc đốt nương để tiêu hủy nó. Vì vậy, ngành công nghiệp sản xuất vải sợi dứa không chỉ giúp tận dụng nguồn nguyên liệu mà còn có công dụng bảo vệ môi trường, thúc đẩy ngành trồng dứa.
  • Mềm mịn, dễ in nhuộm: Sợi tơ dứa có kết cấu mảnh, mềm mịn, tạo nên các sản phẩm có bề mặt bóng, mềm mại, thoáng khí. Đồng thời, vải sợi dứa còn có ưu điểm dễ hấp thụ thuốc nhuộm, từ đó, mang đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn với bảng màu đa dạng.
  • Độ bền cao: Khi sử dụng các loại vải sợi có nguồn gốc từ tự nhiên, người ta thường lo ngại về tình trạng phai màu, co rút chỉ, nhăn nhàu. Tuy nhiên, với vải sợi dứa, bạn có thể hoàn toàn yên tâm bởi chất vải này cực kỳ bền màu, kết cấu sợi bền chắc, đảm bảo không bị co nhăn sau nhiều lần giặt giũ và sử dụng.

Nhược điểm

Nhược điểm của vải sợi dứa

Nhược điểm của vải sợi dứa

Bên cạnh các ưu điểm kể trên, vải sợi dứa cũng có một vài hạn chế riêng, bao gồm:

  • Phát triển không đều: Mặc dù là chất liệu được đánh giá cao trong xu hướng thời trang bền vững nhưng trên thực tế, vải sợi dứa vẫn chưa thực sự phổ biến trên thế giới. Nó chỉ tập trung chủ yếu ở các khu vực, quốc gia có trồng loại nông sản này.
  • Giá thành cao: Nhìn chung, với nguồn tiêu thụ không lớn, công nghệ sản xuất vải sợi dứa chưa thực sự được chú trọng và tối ưu. Vì vậy, chi phí sản xuất vải sợi dứa thường khá cao, từ đó, khiến giá thành của các sản phẩm làm từ vải sợi dứa trở nên đắt đỏ.
  • Dư lượng thuốc trừ sâu từ lá dứa: Việc thu mua lá dứa từ các nông trại trồng trọt có thể gặp phải tình trạng lá dứa có dư lượng thuốc trừ sâu, từ đó, gây ảnh hưởng đến chất lượng vải và không an toàn với làn da người mặc. Tuy nhiên, điều này có thể khắc phục bằng cách thu hoạch lá dứa từ các nông trại organic.

Ứng dụng của vải sợi dứa

Ứng dụng của vải sợi dứa trong đời sống

Ứng dụng của vải sợi dứa trong đời sống

Có thể thấy, thời trang bền vững đang là xu hướng chung của ngành thời trang trên toàn thế giới. Ngoài vải sợi dứa, trên thị trường hiện nay còn hiện diện nhiều sản phẩm với chất liệu “xanh” như vải sợi tre, vải sợi cà phê, vải sợi bạc hà,... Không chỉ có ý nghĩa tích cực đối với môi trường, các loại vải sợi tự nhiên này còn mang đến cho người dùng ứng dụng đa dạng. Cụ thể như:

  • Thời trang: Vải sợi dứa thường được sử dụng phổ biến trong ngành thời trang nữ với các item thời trang như đầm, váy, túi xách, giày dép,... Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bắt gặp vải sợi dứa trong các item thời trang nam như áo sơ mi nam, áo thun nam, quần dài nam,... Vải sợi dứa mang đến cho người mặc vẻ ngoài gần gũi, mộc mạc cùng cảm giác thoải mái, dễ chịu, mát mẻ.
  • Gia dụng: Với đặc tính thoáng khí, thấm hút, độ bền cao, vải sợi dứa còn được ứng dụng trong các sản phẩm gia dụng như dây thừng, thảm, khăn trải bàn, đế lót ly,... tạo nên không gian với phong cách cổ điển, ấn tượng.
  • Công nghiệp ô tô: Với bề mặt khá mỏng nhẹ, có lẽ bạn sẽ khá ngạc nhiên khi vải sợi dứa được sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Trên thực tế, vải sợi dứa được ứng dụng trong ngành công nghiệp ô tô với các sản phẩm như băng tải, lốp xe,...
  • Dược, mỹ phẩm: Trong thành phần tơ dứa có chứa các loại hợp chất, vitamin có ích đối với cơ thể người. Vì vậy, vải sợi dứa còn là thành phần góp mặt trong ngành sản xuất dược, mỹ phẩm. 
  • Công nghiệp sản xuất giấy: Trong ngành công nghiệp sản xuất giấy, người ta thường sử dụng vải sợi dứa như một nguyên liệu phụ trợ để nâng cao chất lượng giấy.

Cách chăm sóc và bảo quản sản phẩm từ vải sợi dứa

Cách giặt giũ, bảo quản vải sợi dứa

Cách giặt giũ, bảo quản vải sợi dứa

Trong khi các loại vải sợi tự nhiên khác thường đòi hỏi cách giặt giũ và bảo quản riêng thì đối với vải sợi dứa, bạn sẽ không phải lo ngại về điều này. Bởi lẽ, vải sợi dứa có cách chăm sóc và bảo quản khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian và công sức nhưng vẫn đảm bảo độ bền đẹp.

Dưới đây là một số lưu ý cơ bản trong quá trình giặt giũ sản phẩm làm từ vải sợi dứa

  • Chế độ giặt nhẹ: Trong trường hợp giặt vải sợi dứa bằng máy, bạn hãy sử dụng chế độ giặt nhẹ. Nó sẽ giúp duy trì kết cấu vải, không gây co rút, phai sờn. Ngoài ra, để đảm bảo độ bền màu cho vải sợi dứa, bạn nên lộn mặt trái của vải trước khi giặt, đồng thời, giặt bằng nước lạnh dưới 40 độ C.
  • Sử dụng nước xả vải: Việc sử dụng nước xả vải trong quá trình giặt sẽ giúp vải sợi dứa trở nên mềm mịn hơn, đồng thời, hạn chế tình trạng nhăn nhúm, xù lông, thô cứng sau khi giặt.
  • Phơi trong bóng râm: Vải sợi dứa có bề mặt thoáng khí, mỏng nhẹ. Vì vậy, đây cũng là chất vải cực nhanh khô. Do đó, khi phơi vải sợi dứa, bạn nên phơi ở nơi thoáng gió, có ánh nắng nhẹ. Đồng thời, đừng quên giũ nhẹ trước khi phơi để hạn chế nếp nhăn.
  • Sử dụng móc treo: Đối với quần áo làm từ vải sợi dứa, bạn nên sử dụng móc treo thay vì gấp gọn. Bởi lẽ, khi gấp, trên bề mặt vải sợi dứa sẽ rất dễ tạo nên các nếp gấp, từ đó, làm giảm vẻ thẩm mỹ của trang phục.

Tổng kết

Tóm lại, vải sợi dứa là loại vải được làm từ lá của cây dứa. Sự ra đời của vải sợi dứa không chỉ có ý nghĩa trong ngành thời trang mà nó còn có tác động tích cực đến môi trường. Hy vọng với những chia sẻ về vải sợi dứa trên đây, bạn đã có được cái nhìn tổng quan về chất liệu vải thú vị này.

5S Fashion - Thời trang cho nam giới!

>> Xem thêm:

VIẾT BÌNH LUẬN

icon hotline