Vải nylon là vải gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải nylon

28.11.2023
Mục lục (Hiện)

Vải nylon là một chất liệu phổ biến được dùng trong đời sống hiện nay. Cùng 5S Fashion tìm hiểu vải nylon là vải gì cùng những ứng dụng của loại vải này trong cuộc sống qua bài viết này nhé. 

Vải nylon là vải gì?

Vải nylon là vải gì có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều người tìm kiếm. Vải ni lông hay còn được gọi là vải polyamide. Đây là một loại vải sợi tổng hợp được tổng hợp từ hóa dầu với thành phần 100% không chứa bất kỳ một vật liệu hữu cơ nào. Chất liệu này thường được biết đến để sản xuất các loại áo chống nước như áo khoác ngoài, áo khoác gió,.... cùng nhiều mặt hàng tiêu dùng khác bởi khả năng chống thấm nước vô cùng tuyệt vời của nylon.

Vải nylon là vải gì

Vải nylon là vải gì

Nguồn gốc ra đời của vải nylon

Vải ni lông là gì và chúng đã được ra đời như thế nào? Công ty Dupont của Mỹ đã đi vào nghiên cứu loại vải này từ năm 1930 với mong muốn cạnh tranh và thay thế vải lụa. Đến năm 1939, loại vải này chính thức được ra mắt thị trường tại một hội chợ của Mỹ. Đầu tiên, vải này được đặt tên là nuron. Những sau một thời gian dài hình thành và phát triển, vải Nuron dần dần được đổi tên thành Nylon. 

Trong chiến tranh Thế Giới thứ 2, vải nylon được sử dụng rất rộng rãi và phổ biển, đặc biệt với mục đích sản xuất những trang phục vải chống nước. Khi chiến tranh kết thúc, vải Nylon lại ngày càng được sử dụng một cách phổ biến hơn khi lúc đó sự thiếu vải đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ. Do đó, người ta đã tạo ra những sản phẩm may mặc từ vải nylon tái chế. Quần áo thường ngày từ loại vải này cũng hình thành từ đó.

Tuy nhiên, có một đặc tính không tốt của vải nylon khiến chúng không thể làm quần áo từ 100% loại vải này nữa đó chính là dễ bị biến dạng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Nhưng chất liệu này không được loại bỏ hoàn toàn. Mà chúng được các những nhà sản xuất pha trộn cùng nhiều chất liệu khác như cotton, polyester,.. để tạo nên nhiều loại vải khác nhau với những đặc tính nổi trội khác nhau. 

Nguồn gốc ra đời của vải nylon

Nguồn gốc ra đời của vải nylon

Phân loại vải nylon

Vải nylon được sản xuất bằng phương pháp hóa học. Do vậy, các nhà sản xuất thường pha trộn thêm cùng loại sợi khác với mục đích nhằm giảm thiểu chi phí và tạo nên nhiều sợi vải với nhiều tính năng vượt trôi. Vải nylon được chia thành 4 loại nhưu sau:

  • Nylon 6,6: Là loại vải được tổng hợp từ hexamethylene diamine và một số loại axit dicarboxylic. Ban đầu chúng sẽ là một chất rắn. Sau đó, chất rắn này sẽ được nung chảy và tjao nên sợi và sợi này gọi là sợi nylon 6-6.
  • Nylon 6: Lại sợi này cũng tương tự với sợi nylon 6-6 nhưng lại được sử dụng ít hơn.
  • Nylon 46: Còn gọi là Stanyl. Loại vải này có một đặc tính nổi trội đó chính là có thể chống chọi được với hoàn cảnh khắc nghiệt một cách vô cùng tốt. Do vậy, việc sử dụng chất liệu này cũng không được rộng rãi cho lắm, chúng thường được dùng để sản xuất một số động cơ như hệ thống làm mát không khí,...
  • Nylon 510: Nylon 510 là loại vải được nghiên cứu chính bởi công ty Dupont. Thoe như Dupont, chất liệu này được sản xuất nhằm mục đích thay thế chất liệu Nylon 6-6. Tuy nhiên, giá thành để sản xuất ra loại vải này lại khá cao. Do vậy, chúng thường được dùng trong các sản phẩm công nghiệp, khoa học, không dễ dàng để có thể sử dụng một cách rộng rãi.
  • Ripstop nylon: Đây là lạo vải nylon phổ biến nhất với đặc tính siêu bền và nhẹ. Nó thường được dùng để sản xuất áo mưa, dù, khinh khí cầu và túi ngủ. Vải riipston nylon là một vật liệu tổng hợp được pha trộn thêm nylon 6 hoặc 6,6. Nó là sợi làm cho loại vải này siêu bền. Lý do loại vải này có được độ bền như thế này là do kiểu dệt của vải này. Vải ripstop nylon được dệt đan chéo nhau giống như đan rổ với một sợi trên đan chéo một sợi dưới. Người ta còn tìm thấy một số loại sợi khác bên trong vải nylon ripston như bông, tơ tằm,... Vẫn có những đặc tính đầy đủ như không thấm nước, độ bền cực tốt cho nên loại vải này cũng được tận dụng trong rất nhiều sản phẩm thời trang.

Vải nylon có rất nhiều loại khác nhau

Vải nylon có rất nhiều loại khác nhau

Ưu và nhược điểm của vải nylon

Sau khi đã tìm hiểu về vải nylon là vải gì. Chúng ta sẽ tìm hiểu xem những đặc tính của vải ni lông là gì? Ưu, nhược điểm của vải ni lông là gì?

Ưu điểm của vải nylon

Vải ni lông sở hữu rất nhiều những ưu điểm vượt trội: 

  • Độ bền cao: Ưu điểm vượt trội đầu tiên phải kể đến của vải nylon đó chính là độ bền vô cùng cao. Độ bền của chúng còn được  chứng minh tốt hơn rất nhiều loại vải khác. Chính vì thế, khả năng chống mài mòn, chống chầy xước của vải nylon là vô cùng tuyệt hảo. Nhiều loại vải bạn phải cẩn trọng trong việc giặt để tránh bị nhăn nhúm, hỏng vải nhưng với vải nylon thì không, bạn có thể cho vào máy giặt thoải mái.
  • Co giãn tốt: Trong quá trình nghiên cứu và sản xuất vải nylon, người ta thấy rằng vải nylon có độ co giãn tốt và trọng lượng nhẹ. Độ co giãn của vải tốt khi ứng dụng thành sản phẩm sẽ giúp sản phẩm luôn giữ được trạng thái ban đầu và phục hồi lại sau khi kéo căng. Kết hợp với trọng lượng nhẹ sẽ giúp đem lại sự thoải mái cho người sử dụng. Ngoài ra, loại vải này được chứng minh cách nhiệt tốt nên người ta thường sản xuất các sản phẩm áo khoác ngoài vào mùa đông.
  • Ít nhăn: Vải nylon có độ nhăn rất ít và lại dễ làm phẳng. Những vết nhăn thường xuất hiện do bạn gấp quần áo và để lâu ngày trong tủ nên sẽ xuất hiện những vết nhăn ở các phần gấp.
  • Dễ nhuộm màu: Vải nylon rất dễ nhuộm màu, bền màu, khó phai màu. Khi nhuộm vải, khả năng lên màu và giữ màu rất tốt. Do vậy, vải nylon được sản xuất với đa dạng màu sắc theo ý muốn.
  • Nhanh khô và không thấm nước: Một đặc trưng mà hầu hết sợi tổng hợp nào cũng có, đó chính là khả năng hút ẩm kém và rất dễ khô. 
  • Chống nắng: Một ưu điểm vượt trội được nghiên cứu nữa đó chính là khả năng chống nắng rất tốt. Chính vì thế, người ta đã sử dụng chất liệu này để làm nên những mẫu áo chống nắng vào mùa hè cho cả nam và nữ.
  • Kháng khuẩn tốt: Khả năng kháng khuẩn tốt là một đặc tính ưu việt mà ít người biết ở vải nylon. Nhờ đặc tính này mà các mầm bệnh, nấm mốc hầu như được ngăn chặn và bảo vệ làn da của người sử dụng. 

Vải nylon sở hữu nhiều ưu điểm khác nhau như độ co giãn tốt, chống nắng

Vải nylon sở hữu nhiều ưu điểm khác nhau như độ co giãn tốt, chống nắng

Nhược điểm của vải nylon

Phía trên là những ưu điểm vượt trội của vải nylon. Vậy nhược điểm của vải ni lông là gì?

  • Thấm hút mồ hôi không tốt: Khả năng thấm hút mồ hôi kém cũng vừa là ưu điểm cũng lại là nhược điểm của vải nylon. Bởi khả năng thấm hút mồ hôi không tốt nên người mặc có thể cảm thấy bí bách, nóng bức. Vì vậy khi sử dụng những sản phẩm này bạn nên tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc các hoạt động mạnh dễ ra mồ hôi.
  • Bị co lại: Vải nylon có độ co lớn nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc gần các thiết bị sinh nhiệt để có thể hạn chế nhất nhược điểm này.
  • Không có khả năng tự phân hủy sinh học: Vải nylon không có khả năng tự phân hủy sinh học. Đi kèm với đó là một nhược điểm của tất cả các loại vải nylon đó chính là việc tái chế bị hạn chế. Điều này là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và sự nóng lên của toàn cầu.

Khả năng thấm hút nước của vải nylon kém

Khả năng thấm hút nước của vải nylon kém

Ứng dụng của vải nylon trong đời sống

Ứng dụng của vải nylon trong thời trang

Nhờ vào những ưu điểm vô cùng nổi bật của vải nylon mà chúng được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực thời trang. Phải kể đến đó chính là những bộ đồ thể thao, đồ bơi, đồ tập yoga hoặc đồ lót. Chính bởi tính năng co giãn tốt kèm theo khả năng khô ráo nhanh và chống thấm nước, nhiều thương hiệu và nhiều nhà sản xuất đã cho ra đời những mẫu áo khoác chống nước, áo mưa vô cùng tiện lợi. Bên cạnh đó, Người ta còn pha thêm vải lylon với polyester để thêm khả năng thoáng khí và vẫn kháng nước hiệu quả.

Chính vì thế mà các sản phẩm áo khoác được làm từ vải nylon có khả năng giữ ấm tốt, cản gió hiệu quả cho người sử dụng ở những môi trường khác nhau.

Vải nylon được ứng dụng để sản xuất các loại áo khoác chống nước, chống nắng, chống gió rét

Vải nylon được ứng dụng để sản xuất các loại áo khoác chống nước, chống nắng, chống gió rét

Đọc thêm: Tổng hợp 23 các loại vải thường dùng trong may mặc

Ứng dụng của vải nylon trong đồ dùng nội thất

Nhờ đặc tính chống nước cùng độ bền chắc, dễ nhuộm màu, người ta còn sử dụng nylon trong các sản phẩm nội thất gia đình. Cụ thể như như rèm cửa, khăng trải bàn, sợi bàn chải đánh răng, khăn tắm, vỏ chăn ga gối,...

Vải nylon được tận dụng trong trang trí nội thất như thảm trải sàn, khăn mặt

Vải nylon được tận dụng trong trang trí nội thất như thảm trải sàn, khăn mặt

Ứng dụng khác của vải nylon  

Bên cạnh ứng dụng phổ biến trên, vải nylon còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như: vật liệu tạo nên dây thừng, lưới đánh cá… Trong một số trường hợp, vải nylon còn được pha trộn để tạo lên sợi len, làm tăng độ bền cho sản phẩm.

Một ứng dụng khác của vải nylon đó chính là làm lưới đánh cá

Một ứng dụng khác của vải nylon đó chính là làm lưới đánh cá 

Cách bảo quản vải nylon

Để hạn chế được nhiều nhất khả năng biến dạng và hỏng sản phẩm, chúng ta cần phải lưu ý một số cách bảo quản vải nylon như sau:

  • Lưu ý hạn chế sử dụng nước nóng và máy sấy vì khả năng chịu nhiệt cao của vải nylon không tốt sẽ dẫn tới tình trạng biến dạng và co rút sản phẩm.
  • Vải nylon có khả năng chống nhăn tốt nên không cần phải là ủi quá nhiều lần hoặc nếu cần là thì ưu tiên chọn nhiệt độ thấp.
  • Không sử dụng các loại javen, chất tẩy mạnh.
  • Tránh phơi vải nylon trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời, thay vào đó hãy phơi ở những nơi khô ráo, có bóng râm.
  • Vải nylon có độ bền cao, độ co giãn tốt do vậy bạn có thể giặt tay hay giặt máy thoải mái. Tuy nhiên, nhớ chọn những loại chất tẩy nhẹ hoặc trung bình để không ảnh hưởng đến màu vải.

Cần lưu ý cách bảo quàn vải nylon để giữ được độ mới hoàn hảo nhất

Cần lưu ý cách bảo quàn vải nylon để giữ được độ mới hoàn hảo nhất

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của 5S Fashion để các chàng có thể hiểu rõ hơn về vải ni lông là gì. Từ đó có thể chọn được những sản phẩm chất lượng tốt cho bản thân mình. Đừng quên theo dõi trang tin tức của 5S để cập nhật thêm nhiều thông tin hơn nữa.

5S Fashion - Thời trang cho nam giới 

>>> Xem thêm

Biên tập: Trần Minh Phúc
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng