Tổng hợp 23 các loại vải thường dùng trong may mặc
Các loại vải thường dùng trong may mặc thường được làm từ các chất liệu tự nhiên như bông, tơ tằm, lanh, len, rayon, bamboo… và các sợi tổng hợp như polyester, nylon, spandex… Nếu bạn đang tìm kiếm các loại vải phù hợp để làm chất liệu may mặc hoặc tham khảo vải cho các thiết kế thời trang thì đừng bỏ qua tổng hợp 20+ các loại vải thường dùng trong may mặc mà 5S Fashion tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé.
Tổng hợp 23 các loại vải thường dùng trong may mặc
1. Vải cotton
Trong các loại vải được sử dụng nhiều trong may mặc, vải cotton được đánh giá sử dụng nhiều nhất. Đây là loại vải được tạo ra từ những sợi tự nhiên của cây vải sau đó kết hợp cùng các thành phần hóa học khác tạo nên vải cotton có chất lượng cao, nhẹ nhàng, co giãn, thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt. Chính những ưu điểm nổi bật này mà vải cotton được sử dụng quanh năm từ mùa hè đến mùa đông.
Vải cotton - một trong các loại vải thường dùng trong may mặc
Vải cotton gồm 3 loại và cách phân biệt các loại vải này như sau:
Cotton thun
- Độ bền cao, có thể mặc quanh năm từ hè sang đông.
- Thấm hút mồ hôi tốt, tạo sự thoải mái, dễ chịu cho người mặc.
- Màu sắc đa dạng, bền màu, không bị phai khi giặt.
- Chất liệu mềm, mịn, phù hợp với mọi làn da kể cả da nhạy cảm.
- Thân thiện với môi trường.
Cotton lạnh
- Thành phần được kết hợp từ Polyester hay Nilon theo tỉ lệ nhất định.
- Mang đến cảm giác mát lạnh cho người mặc, rất thích hợp để mặc vào mùa hè.
- Bề mặt vải trơn, mịn, cảm giác mặc rất dễ chịu và thoải mái.
- Độ bền cao so với các chất liệu khác, ít phai màu, ít nhăn và dão khi giặt
- Thấm hút mồ hôi kém.
Cotton lụa
- Cotton lụa là sự kết hợp giữa cotton thiên nhiên với lụa tơ tằm cao cấp được lựa chọn nhờ giá thành rẻ hơn so với tơ tằm.
- Chất vải mềm mại, bề mặt bóng mượt, mát mẻ, thoải mái khi mặc.
- Có thể mặc quanh năm, mùa hè thoáng mát, mùa đông ấm áp, giữ nhiệt tốt.
- Cách vệ sinh, bảo quản dễ dàng, ít nhăn, nhão hơn so với các chất liệu khác.
Vải cotton lụa sang trọng, thoáng mát và dễ chịu
2. Vải modal
Vải modal là một trong các loại vải thường dùng trong may mặc có nguồn gốc từ gỗ của cây sồi, sau đó được tạo ra nhờ quá trình kết tinh Cellulose của cây. Vải modal có ưu điểm nổi bật là độ bền màu cao, không bị co rút, nhăn nhúm khi mặc đồng thời có khả năng thoáng khí, hút ẩm tốt và thân thiện với làn da. Vì có nguồn gốc từ tự nhiên, trải qua quá trình làm vải cầu kỳ nên loại vải này có giá thành cao hơn tất cả các loại vải khác.
Vải modal thân thiện với làn da
3. Vải tencel (lyocell)
Trong các loại vải dùng trong may mặc, vải tencel hay còn gọi là lyocell được biết đến là một loại vải sinh học nên rất an toàn cho làn da. Tuy nhiên, để tạo ra loại vải này thì quy trình sản xuất phức tạp bởi vải tencel cần phải lấy chiết xuất từ những cây gỗ ngoài thiên nhiên có lượng cellulose thuộc họ nhà tre như như cây gỗ bạch đàn.
Vải tencel thấm hút mồ hôi tốt, thích hợp cho các trang phục mặc thường ngày
Chính vì vậy, vải tencel đứng đầu trong danh sách các loại vải thấm hút mồ hội tốt và không bị nhăn khi giặt máy. Giống như vải modal, vải tencel có mức giá cao trên thị trường bởi nguồn gốc tự nhiên của nó.
4. Vải bamboo
Vải bamboo được làm từ thiên nhiên nên rất an toàn. Đây là loại vải được làm từ xơ của cây tre kết hợp một số chất liệu khác để tạo chất vải bền đẹp, tính kháng khuẩn cao, an toàn và thân thiện cho mọi làn da.
Vải bamboo bền đẹp, tính kháng khuẩn cao
Khi sử dụng chất liệu tạo nên những trang phục dành cho nam, nữ, trẻ em sẽ vô cùng thoải mái bởi khả năng thấm hút tuyệt vời, kháng khuẩn, khử mùi đặc biệt là có thể chống lại tia UV bảo vệ sức khỏe. Đi cùng với chất lượng, giá vải bamboo cùng xếp vào loại cao, thường sử dụng trong những thiết kế chất lượng cao, an toàn cho da.
5. Vải len
Vải len là loại vải thường được sử dụng trong thời tiết lạnh, được sản xuất chủ yếu từ các loại lông động vật như lông cừu, dê hay thỏ... Ưu điểm của loại vải này là giữ ấm cho cơ thể, co giãn, bề mặt vải mềm mịn, thoải mái và không gây cảm giác khó chịu khi mặc.
Vải len được sử dụng trong tiết trời giá lạnh bởi khả năng giữ ấm tốt
Tuy nhiên, trọng lượng của vải len khá nặng, dễ bị hư hỏng, cách vệ sinh và bảo quản cũng cần thật kỹ càng nếu không sẽ bị xù lông, hỏng. Là item phổ biến mặc trong mùa đông nhưng vải len lại lâu khô, nếu trong thời tiết ẩm ướt, không có ánh nắng mặt trời sẽ khó khô và có thể để lại tình trạng mốc, ẩm, mùi hôi.
6. Vải lụa (silk)
Vải lụa là 1 trong các loại vải thường dùng trong may mặc được đánh giá cao cấp, sang trọng và quyền quý. Loại vải này thường được sử dụng trong các thiết kế trang phục sang trọng, quý phái thời xưa dành cho vua chúa, tầng lớp quý tộc, nhà giàu, những người có địa vị xã hội.
Vải lụa bóng, mềm mịn, sang trọng và đẳng cấp khi mặc
Ngày nay, vải lụa vẫn giữ được nét đẹp quyến rũ của nó và được sử dụng phổ biến tạo nên những trang phục sang trọng mà quý phái. Không chỉ mang tính thẩm mỹ cao mà loại vải này được dệt từ các loại tơ và đặc biệt là tơ tằm nên rất thoải mái khi mặc.
Vải lụa có nhiều phân loại khác nhau, dưới đây là phân biệt các loại vải lụa như sau:
- Lụa tơ tằm: Loại vải này được dệt 100% từ sợi tơ của con tằm.
- Lụa satin: Quy trình tạo ra vải vô cùng phức tạp, các sợi lụa satin được thiết kế đặc biệt với các liên kết sợi ngang nhiều hơn sợi dọc.
- Lụa cotton: Sợi bông kết hợp cùng sợi tơ tằm tạo nên chất liệu mềm, mịn, bóng, co giãn tốt, thích hợp để mặc quanh năm.
- Lụa Twill: Chất liệu này sẽ có độ dày hơn, có khả năng giữ nhiệt, độ dẫn điện thấp, mang đến độ sáng bóng, mịn màng tạo nên sự sang trọng, đẳng cấp cho người mặc. Tuy nhiên, loại vải này không được đánh giá cao về độ co giãn.
- Lụa 2 da: Là sự kết hợp giữa 2 chất liệu là sợi tơ tằm và sợi Visco. Lụa 2 da được đánh giá cao về độ mềm mịn, thấm hút tốt, hơn nữa loại vải này đa dạng về màu sắc và rất nổi bật khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Điểm hạn chế của vải lụa 2 da là độ co giãn kém linh hoạt.
Vải lụa 2 da màu sắc nổi bật, chất lượng cao
- Lụa gấm: Là loại lụa sang trọng thường được sử dụng để may áo dài. Loại vải này có điểm nổi bật là được thêu lên bề mặt các loại hoa văn khác nhau trong quá trình dệt vải.
- Lụa Damask Silk: chất liệu này tương tự như vải Satin, nhưng sự liên kết giữa sợi dọc và ngang đồng đều hơn và được tạo điểm nhấn bằng các loại hoa văn tinh tế, đẹp mắt.
- Lụa đũi: Chất liệu này có giá thành rẻ hơn so với các loại vải lụa khác. Lụa đũi sẽ được làm từ các loại sợi dư thừa, chất lượng thấp hơn tơ tằm. Tuy bên ngoài bề mặt thô, không mềm mịn như các loại vải lụa khác nhưng vẫn có độ bóng nhẹ.
7. Vải ren
Trong các loại vải trong may mặc, vải ren thường xuất hiện nhiều như váy, nội y, áo... Vải ren hay còn gọi là vải Lace, là một loại vải đặc biệt được tạo nên bằng cách bện, xoắn, lặp các sợi vải để tạo nên một tấm vải có lỗ hở và khoảng trống không khít như những loại vải thông thường.
Vải ren mỏng, độc đáo tạo nét đẹp quyến rũ cho chị em phái nữ
Để phân biệt các loại vải thì vải ren rất dễ nhận biết bởi nó khá mỏng, có nhiều lỗ hổng. Vải ren được thiết kế tạo nên những bộ trang phục quyến rũ, tôn dáng và điệu đà dành cho chị em. Không những vậy, loại vải này còn giúp chị em cảm thấy nhẹ nhàng, uyển chuyển và tự tin hơn. Nhược điểm của loại vải này là mỏng nên dễ bị rách, hỏng nếu không vệ sinh và bảo quản cẩn thận.
8. Vải kaki
Vải kaki được làm từ 100% cotton nhưng được đan chéo nhau hoặc có thể là sự kết hợp giữa vải cotton và sợi tổng hợp. Vải kaki có đặc điểm là dày, phom cứng, dễ giặt, in nhăn. Loại vải này được sử dụng để làm quần kaki, áo khoác nam kaki vô cùng sành điệu và thời thượng.
Vải kaki được ứng dụng rộng rãi trong may mặc
Các loại vải kaki bao gồm 2 loại:
- Vải Kaki thun: chất liệu này được kết hợp cùng với sợi Spandex giúp cho vải co giãn tốt hơn mang đến cảm giác thoải mái khi mặc. Đây là chất liệu phổ biến để sử dụng trong các thiết kế như đầm dài, chân váy, áo vest dành cho nam và nữ.
- Vải Kaki không thun: Vải kaki có phom cứng, ít nhăn dùng để may các loại trang phục đứng phom, cần độ cứng như quần tây dành cho nam hoặc các bộ đồ bảo hộ.
9. Vải denim
Các loại chất liệu vải cứng, chống nhăn, độ bền cao không thể không kể đến vải denim. Loại này có nguồn gốc xuất xứ từ nước Pháp, tạo nên từ quy trình dệt từ chất liệu bông cứng với những sợi đan chéo lại với nhau cực kỳ bền và chắc chắn. Tuy nhiên nếu chỉ có việc đan chéo lại thì nó sẽ không được chắc như mong muốn và sẽ bị nhăn nên các loại vải denim cao cấp sẽ được kết hợp thêm sợi khác kèm theo như sợi polyester hay sợi lycra.
Phân biệt các loại vải denim và jeans
Vải denim và jean gần giống nhau nên bạn cần phân biệt các loại vải này để tránh nhầm lẫn nhé. vải denim đã tạo nên 1 đế chế thời trang riêng khi hiện nay nổi bật với phong cách denim được giới mộ điệu thời trang vô cùng hưởng ứng, yêu thích và thể hiện cá tính, sự phóng khoáng của người mặc.
10. Vải Jean
Vải Jean hay còn được gọi là vải bò, được dệt từ vải cotton Duck với các sợi dọc và sợi ngang xen kẽ mang đến ưu điểm bền bỉ, chắc chắn, không bị nhăn hay co rút khi mặc. Khi diện các trang phục vải jean sẽ giúp bạn trở nên năng động, khỏe khoắn và trẻ trung hơn.
Vải jeans rất dễ phối đồ và phù hợp với mọi lứa tuổi
Hơn nữa, những trang phục jean hiện nay có nhiều thiết kế và kiểu dáng rộng rãi, hiện đại phù hợp với mọi hoàn cảnh từ đi học, đi làm, đi chơi, đi sự kiện.... Ngoài ra, quần jean còn phù hợp với mọi đối tượng từ nữ đến nam, trẻ em đến người lớn tuổi đồng thời cũng rất dễ phối đồ.
11. Vải Kate
Vải kate là loại vải tổng hợp được kết hợp từ sợi bông cotton thiên nhiên và sợi polyester nhân tạo giúp tạo ra 1 chất liệu thoáng khí, dễ chịu khi tiếp xúc đồng thời mang tính thẩm mỹ cao. Vì vậy, loại vải này được sử dụng phổ biến trong các thiết kế thời trang, chăn ga gối nệm.
Vải kate thoáng khí, dễ vệ sinh và bảo quản
Vải kate có nhiều loại khác nhau, cụ thể:
- Vải kate lụa hay còn gọi là vải Kate Silk bền mà màu, có thành phần 100% PE có tính chất thoáng mát, an toàn với da, thường đường sử dụng để may đồng phục học sinh và trang phục thường ngày.
- Vải kate Hàn Quốc được nhập từ xứ sở kim chi với độ bền màu cao, chất lượng cao, màu sắc đa dạng và dễ vệ sinh, bảo quản.
- Vải Kate Polin sẽ dày hơn vải Kate Silk, thành phần cotton nhiều hơn nên sẽ nổi bật hơn phần thấm hút mồ hôi, an toàn, co giãn tốt cũng như có thể mặc được quanh năm chẳng ngại ngày hè hay trời đông.
12. Vải nỉ (flet)
Vải nỉ là chất liệu được kết hợp từ sợi bông và sợi len mang đến sự mềm mại, mịn màng, giữ nhiệt tốt và thường được sử dụng cho các trang phục mùa đông như áo khoác, áo sweater, hoodie…
Vải nỉ có khả năng giữ ấm tốt cho cơ thể
Ngoài ra, vải nỉ còn dùng để trang trí nội thất như rèm cửa, chăn ga gối… Vải nỉ có độ bền cao, dễ giặt ủi, bảo quản cùng thiết kế đa dạng, màu sắc đẹp mắt đã giúp chất liệu này lọt vào danh sách các loại vải phổ biến thường dùng trong may mặc hiện nay.
Vải nỉ hiện nay có nhiều phân loại như vải nỉ da cá, vải nỉ lụa, vải nỉ da cá sấu, vải nỉ cotton…
13. Vải thô (canvas)
Vải thô hay còn gọi là vải bạt, được làm từ bông và gai, có khả năng co giãn bốn chiều rất tốt, bề mặt phẳng mịn, thoáng mát cùng khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên, hạn chế của loại vải này là độ cứng và độ dày của vải có thể khiến làn da bị cọ xát và đôi khi sẽ gây khó chịu cho người mặc.
Vải thô co giãn bốn chiều, thoáng mát cùng khả năng thấm hút mồ hôi tốt
Vải thô hiện nay có 2 loại phổ biến gồm:
- Vải thô mộc: Vải thô, dày, cứng được các nhà sản xuất ứng dụng để làm nên các trang phục có phom dáng đứng.
- Vải thô lụa: Vải được kết hợp với lụa nên sẽ có độ mềm mại, mịn, sờ vào cảm giác mát, thấm hút tốt, chất vải sang trọng, thanh lịch dùng để thiết kế các trang phục nhẹ nhàng, có độ mềm mại và tính thời trang quý phái, sang trọng đồng thời vẫn đảm bảo phom dáng cứng.
14. Vải voan (chiffon)
Vải voan thường được sử dụng trong may mặc các trang phục dành cho nữ giới. Loại vải này được làm từ sợi tổng hợp nhân tạo và được cải tiến mang đến nhiều ưu điểm nổi bật như mềm mịn, mỏng nhẹ, khi diện lên tạo cảm giác sang trọng, quý phái và tôn quý. Chính vì ưu điểm này mà vải voan được ưu tiên sử dụng tạo nên những mẫu váy sang trọng như váy đi tiệc, váy cô dâu…
Vải voan mỏng, nhẹ, sang trọng và quý phái khi mặc
15. Vải lanh (linen)
Vải lanh được làm từ những sợi nhỏ từ thân cây lanh, đặc biệt quy trình tạo nên loại vải này là hoàn toàn thủ công nên khi cho ra thành phẩm, vải sẽ chặt tay, các sợi vải to. Vải lanh có độ bóng tự nhiên cao, bền bỉ, dễ dàng vệ sinh, bảo quản, độ bền cao, khi mặc cảm thấy mát mẻ, nhẹ nhàng và an toàn với làn da. Tuy nhiên, hạn chế của vải lanh là dễ bị nhăn, có nếp gấp khi giặt máy cần là ủi để trông gọn gàng, thẩm mỹ hơn.
Vải lanh mềm mại, mịn, mặc mát mẻ
16. Vải đũi
Ngoài vải lanh, vải đũi cũng là loại vải được sử dụng nhiều, đặc biệt là chị em tuổi trung niên với chất liệu thoải mái, nhẹ nhàng, thoải mái khi mặc. Loại vải này được sản xuất hoàn toàn tự nhiên nên rất thân thiện với môi trường, an toàn cho làn da.
Vải đũi thân thiện với môi trường, an toàn cho làn da
Hơn nữa, với ưu điểm nổi bật là mang đến sự mát mẻ, thoải mái nên thường được mặc trong những ngày hè. Tuy nhiên, cũng giống như vải lanh thì vải đũi cũng tồn tại hạn chế là dễ bị nhăn, nếp gấp nên cần là ủi để trông gọn gàng, thẩm mỹ hơn.
17. Vải ni lông
Vải nylon là một trong các loại vải thuộc nhóm Polyamide được chế tạo từ các loại hóa chất, và dệt từ các sợi tổng hợp. Vải ni lông nhìn chung không được đánh giá cao vì nó không thân thiện với môi trường bởi nó không thể phân hủy, độ giãn cao, mặc cảm giác nóng, bí bách, thường được sử dụng để may lớp lót cho 1 số trang phục.
Vải ni lông không được đánh giá cao vì không thể phân hủy ra môi trường
18. Vải tuyết mưa
Vải tuyết mưa được biết đến là loại vải vô cùng chắc chắn, có độ co giãn phù hợp, trong lượng không quá nặng cũng không quá nhẹ, có khả năng thấm hút mồ hôi bởi nó được làm từ nhiều loại sợi khác nhau như Viscose, Polyester Nylon và sợi Spandex. Vải tuyết mưa cũng được đánh giá cao về độ bền, ít nhăn, dễ giặt.
Vải tuyết mưa chắc chắn, thoáng khí tạo cảm giác thoải mái cho người mặc
19. Vải PE
Vải PE hay còn gọi với cái tên khác là polyester. Đây là loại vải được làm từ sợi tổng hợp có nguồn gốc chính từ than đá, không khí và dầu mỏ. Vải PE khá dày, có khả năng chịu nhiệt tốt, chống nước và độ bền cũng được đánh giá cao.
Vải PE nổi bật với khả năng chống nước
Vì vậy, loại vải này được sử dụng cho nhiều loại trang phục của 1 số ngành nghề nhất định như đồ bảo hộ lao động, áo đồng phục, áo chống nắng hay áo mưa, ô, dù,…
20. Vải visco
Vải visco được làm từ loại sợi Xenlulose có nguồn gốc từ các loại cây như tre, đậu nành hoặc mía. Ưu điểm nổi bật của vải visco là có khả năng kháng khuẩn, an toàn và dễ chịu cho làn da bởi vải mềm, không tích điện, không gây cọ sát với làn da.
Vải visco có khả năng kháng khuẩn
Đặc biệt, loại vải này có giá thành phù hợp, thấp hơn các loại vải tự nhiên khác nên thường được sử dụng trong may mặc nhất là sản xuất các loại vải lụa hoặc dùng để may chăn ga gối nệm. Hạn chế của vải visco là dễ bị cháy, kỵ nước nên khó vệ sinh, làm sạch nếu có vết bẩn nghiêm trọng.
21. Vải spandex
Vải spandex được dệt từ sợi tổng hợp có độ đàn hồi cao và khả năng kéo dãn tốt. Vải spandex thường được kết hợp cùng các thành phần khác trong đó nổi bật là Cotton để tạo nên vải thun co giãn tốt, mỏng nhẹ, thoáng khí phù hợp với các trang phục thường ngày từ áo thun, áo polo, áo thể thao…
Vải spandex thường được kết hợp Cotton
Loại vải này cũng thân thiện với làn da, chống tĩnh điện tuy nhiên hạn chế là dễ bị chảy nhão nếu giặt ủi ở nhiệt độ cao. Các loại vải spandex thường dùng trong may mặc có thể kể đến như Cotton Spandex, len Spandex, Poly Spandex.
22. Vải hoa văn
Vải hoa văn được các tín đồ mê thời trang, thích sự sáng tạo và phá cách yêu thích. Vải hoa văn được tạo nên từ nhiều chất liệu khác nhau nhưng điểm nhấn là quá trình thủ công từ dệt, thêu trực tiếp hoa văn và hoạ tiết lên các tấm vải vô cùng nổi bật, ấn tượng làm tăng vẻ đẹp của người mặc. Ưu điểm của vải hoa văn không chỉ nổi bật là các hoa văn mà vải còn có độ bền cao, độ co giãn tốt, màu sắc đa dạng…
Vải hoa văn có chất lượng cao
23. Vải giả da simili
Cuối cùng, một trong các loại vải thường dùng trong may mặc chính là vải da simili. Đây là loại vải có nguồn gốc từ Đức, được cấu tạo từ các lớp lót làm dệt từ sợi polyester và lớp nhựa PVC.
Vải da simili được nghiên cứu có thể thay thế các loại da thật, được đánh giá cao nhờ khả năng chống nước, độ bóng sáng hoàn mỹ cũng như độ bền cao. Vải giả da simili được ứng dụng để thiết kế các trang phục da và các phụ kiện như túi xách, dây đeo đồng hồ, giày, thắt lưng, nón…
Vải da simili độ bền cao, chất lượng giống da thật
Trên đây là tổng hợp đến bạn 23 các loại vải nổi bật và được sử dụng nhiều nhất trong ngành may mặc thời trang. Hy vọng với những thông tin mà 5S Fashion vừa cung cấp sẽ giúp bạn hiểu hơn về tính chất, ưu và nhược điểm của từng loại vải. Và đừng quên theo dõi chuyên mục Tin Tức của 5S Fashion để cập nhật thêm nhiều thông tin về thời trang nhé!
5S Fashion - Thời trang cho nam giới
> Xem thêm: