Vải Ramie là gì? Ứng dụng của vải Ramie trong đời sống

16.05.2024
Mục lục (Hiện)

Vải ramie là chất liệu được sử dụng phổ biến trong ngành may mặc và làm đồ nội thất. Chất vải có đặc tính là có nguồn gốc từ tự nhiên, thân thiện tuyệt đối với môi trường và có độ bền vững cao. Đây là chất liệu lý tưởng được sử dụng để thay thế các loại sợi tổng hợp khó phân hủy. Đồng thời, chất vải còn được ưu ái sử dụng nhờ khả năng chống lại nấm mốc và vi khuẩn cực kỳ hiệu quả. Trong nội dung dưới đây, 5S Fashion giúp bạn hiểu rõ hơn về vải ramie là gì, những ưu điểm và ứng dụng tuyệt vời của chúng.

Vải ramie là gì?

Vải ramie còn được biết đến là vải gai ramie, vải cỏ China, ramia là một loại vải có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên như vải lanh hay tre. Những sợi nguyên bản màu trắng của vải được lấy từ loài cây Boehmeria nivea hay còn được gọi là cây tầm gai. Trong khi đó, sợi nguyên bản màu xanh lại được lấy từ cây Pandanus utilis. 

Vải ramie có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên

Vải ramie có nguồn gốc hoàn toàn từ tự nhiên

Cây gai có thể được thu hoạch tới 6 lần một năm và có tuổi thọ từ 6 đến 20 năm. Chúng có những chiếc lá lớn hình trái tim, hình chóp, mặt dưới được bao phủ bởi những sợi lông màu trắng tạo nên vẻ ngoài màu bạc. Cây có thể đạt tới độ cao 25m khi trưởng thành. Lớp rễ không được phân nhánh và thân cây gai được sử dụng để chiết xuất sợi gai. Ở lớp vỏ của loài này có chứa gôm và pectin nên sợi cần được xử lý hóa học để loại bỏ hai loại chất này. Cây Ramie thích hợp phát triển ở vùng khí hậu nhiệt đới và hai nước có nhiều loài cây này nhất là Malaysia và Trung Quốc. 

Các sợi được chiết xuất từ ​​​​ramie rất mịn giống như lụa và có màu trắng tự nhiên. Là một loại sợi xenlulo như bông, vải lanh và tơ nhân tạo, ramie thường được pha trộn với sợi tự nhiên để sản xuất các loại vải từ vải lanh mịn đến vải thô. Trong ngành dệt may, gai thường được sử dụng làm quần áo, khăn trải bàn, khăn ăn và khăn tay. 

Sợi vải ramie được sản xuất từ cây tầm gai và Pandanus utilis

Sợi vải ramie được sản xuất từ cây tầm gai và Pandanus utilis

Thành phần chính của vải là sợi xenlulo thu được thông qua quá trình chiết xuất cực kỳ phức tạp. Trong quá trình thu hoạch và sản xuất, không có bất kỳ bộ phận nào trong nguyên liệu thô này bị lãng phí. Chúng thân thiện với môi trường và sợi có độ bền vững cao. Chính vì vậy, vải này có mức giá cao và được xếp vào dòng vải cao cấp. 

Nguồn gốc thú vị của vải ramie

Vải ramie được biết đến là một trong những loại sợi dệt lâu đời nhất và có nguồn gốc từ bán đảo Mã Lai. Sợi có khả năng kháng vi khuẩn và nấm mốc nên đã được sử dụng để làm vải xác ướp ở Ai Cập trong khoảng thời gian 5000 - 3000 trước Công nguyên. 

Vải ramie có nguồn gốc từ bán đảo Mã Lai

Vải ramie có nguồn gốc từ bán đảo Mã Lai

Trong nhiều thế kỷ trước, cây ramie cũng đã được trồng ở Trung Quốc với tên gọi zhuma. Những người nông dân này cũng sử dụng sợi để dệt quần áo và làm một số đồ dùng khác. Vào cuối những năm 1930, Brazil cũng bắt đầu trồng cây gai nhưng sản lượng của nước này ngày càng giảm do sự cạnh tranh của sợi tổng hợp và các loại cây trồng thay thế như đậu nành. Khoảng những năm 1950, Philippines cũng bắt đầu trồng cây gai.

Người Đài Loan cũng dùng sợi gai để sản xuất vải. Đặc biệt, họ còn lựa chọn đây là chất liệu phù hợp để sản xuất loại vải để làm trang phục truyền thống mặc trong các lễ hội. Đầu thế kỷ 20, loại vải này còn được họa sĩ người Pháp Raoul Dufy sử dụng để in các họa tiết khác nhau. Từ đó, các bộ trang phục đã trở nên sinh động hơn chứ không còn là màu trơn như trước.

Vải ramie được sản xuất và sử dụng ở nhiều quốc gia

Vải ramie được sản xuất và sử dụng ở nhiều quốc gia

Đặc điểm chính của vải ramie là gì?

Một vài đặc điểm về thông số kỹ thuật vải ramie đã được công bố như sau:

  • Về hình thức bên ngoài: chiều dài của sợi ramie thay đổi đáng kể từ 40 - 200 mm và đường kính sợi khoảng 25-30 μm.
  • Độ bền kéo: độ bền kéo của sợi gai thay đổi từ 400 - 1600 MPa nên chúng có thể chịu được lực kéo lớn.
  • Phương pháp dệt: kéo ướt hoặc kéo khô. Sợi được tạo ra bằng phương pháp kéo sợi ướt có đặc tính là mịn, mềm và có độ bóng cao. Trong khi đó, sợi được tạo ra bằng phương pháp kéo sợi khô có cảm giác cứng hơn, ít độ bóng và mang đến cảm giác thô hơn. 
  • Sợi có thể được trộn với các loại sợi tự nhiên khác như len, bông và lụa để tạo thành tấm vải cuối cùng..
  • Ramie thuộc loại sợi libe và là sợi xenlulo đơn bào. Nó là một trong những sợi tự nhiên bền vững nhất. So với tất cả các loại sợi libe khác, ramie chứa hàm lượng cellulose cao với thành phần khoảng 68.6 – 76.2% Cellulose, 0.6 - 0.7% Lignin, 13.1 – 16.7% Hemi-cellulose, 0.3% sáp…

Đặc điểm chính của vải ramie may trang phục

Đặc điểm chính của vải ramie may trang phục

Ưu điểm và nhược điểm của vải ramie là gì?

Vải ramie tự nhiên sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như chống côn trùng, khả năng thấm hút tuyệt vời, chống vết bẩn. Tuy nhiên, chúng cũng dễ nhăn khiến thẩm mỹ của trang phục bị giảm.

Ưu điểm của vải ramie

Những ưu điểm nổi bật của thành phẩm làm từ vải ramie như sau:

  • Chống vi khuẩn và côn trùng: Sợi gai trong vải có khả năng chống vi khuẩn, nấm mốc, mục nát, ánh sáng và  sự tấn công côn trùng như kiến.
  • Khả năng thấm hút: vải ramie có khả năng thấm hút cực tốt nên mang đến cảm giác mặc rất thoải mái, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức.
  • Chống vết bẩn: vì sợi ramie có khả năng chống vết bẩn tự nhiên nên vết bẩn có thể được loại bỏ rất dễ dàng tương tự như vải lanh.
  • Khả năng kháng hóa chất: vải ramie không bị tổn hại bởi axit nhẹ và có khả năng kháng kiềm. Tuy nhiên, việc ngâm trong chất kiềm mạnh và axit trong thời gian dài sẽ làm mất độ bền của sợi và giảm độ bền do sự thủy phân xenlulo trong sợi.
  • Ít phai màu: vải ramie không bị phai màu khi giặt nhưng những đồ có màu tối sẽ bị mất màu dần khi giặt nhiều lần.
  • Độ bền: vải ramie cao, bền hơn gần 6 lần so với vải bông và gấp 2 lần so với vải lanh. Tính chất này tăng lên khi vải ở trạng thái ướt.
  • Vải làm từ sợi gai có thể giữ được hình dạng lâu dài và không bị co lại.
  • Sợi gai có thể chịu được nhiệt độ nước cao trong quá trình giặt là và có thể tẩy trắng.

Những ưu điểm hàng đầu của vải ramie

Những ưu điểm hàng đầu của vải ramie

Hạn chế của vải ramie

Bên cạnh nhiều ưu điểm ở trên, sợi cũng có một vài điểm hạn chế như sau:

  • Độ đàn hồi: sợi Ramie thô cứng và giòn nên có độ đàn hồi thấp. Điều này gây khó khăn cho việc kéo sợi.
  • Khả năng chống mài mòn của vải thấp.
  • Chống nhăn: quần áo làm từ vải ramie dễ bị nhăn khi gấp hay vận động. Do đó, trong quá trình sản xuất vải cần phải phủ chất chống nhăn lên bề mặt để ngăn ngừa nếp nhăn. Ngoài ra, vấn đề nhăn trên vải dệt thoi còn có thể được xử lý bằng cách pha trộn với sợi tổng hợp.

Một vài điểm hạn chế của vải ramie

Một vài điểm hạn chế của vải ramie

Ứng dụng phổ biến của vải ramie

Vải ramie được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, nổi bật là may mặc, phụ kiện thời trang và đồ nội thất. Dù được sử dụng làm sản phẩm gì, vải vẫn giữ được những đặc điểm nổi bật nhất vốn có.

Vải ramie làm trang phục thời trang nam nữ

Những trang phục thường được làm từ vải ramie bao gồm áo thun, áo sơ mi, quần dài, đồ ngủ, váy… dùng trong mùa hè. Bề mặt vải có độ bóng nhẹ, chất mềm mịn thân thiện với làn da. Bên cạnh đó, chất vải cao cấp còn giúp bạn có được vẻ ngoài chỉn chu, sang trọng như khoác lên mình những tấm lụa tự nhiên quý giá.

Bạn có thể sử dụng trang phục làm từ vải ramie cho nhiều hoạt động khác nhau như đi học, đi làm, tham gia sự kiện đặc biệt hoặc mặc tại nhà. Sợi có thể pha với một số sợi tự nhiên và sợi tổng hợp để tăng tính chất như co giãn, chống nhăn.

Vải ramie làm trang phục thời trang cho nam nữ

Vải ramie làm trang phục thời trang cho nam nữ

Vải ramie làm phụ kiện 

Các loại phụ kiện sang trọng như kẹp nơ, kẹp tóc đính vải, khăn đội đầu, khăn che mặt, khăn quàng, khăn tay… có một lượng lớn được làm từ vải ramie. Với bề mặt mềm mại tự nhiên, độ bóng nhẹ và dễ dàng thiết kế họa tiết bề mặt, những sản phẩm nhỏ xinh này giúp bộ outfit của bạn thêm điểm nhấn đẹp mắt và duyên dáng.

Vải ramie làm phụ kiện hàng ngày

Vải ramie làm phụ kiện hàng ngày

Vải ramie làm đồ nội thất

Một phần nhỏ vải ramie hiện nay được dùng để sản xuất đồ dùng nội thất trong gia đình như khăn che nội thất, rèm cửa, vỏ chăn, ga và gối, khăn trải bàn… Các sản phẩm dễ dàng được giặt sạch nhờ tính chất chống bám bẩn. Do vậy, những món đồ dễ dàng được làm mới chỉ với các bước vệ sinh đơn giản bằng máy giặt.

Vải ramie làm đồ nội thất trong trang trí nhà cửa

Vải ramie làm đồ nội thất trong trang trí nhà cửa

Bên cạnh sử dụng trong ngành thời trang, phụ kiện và đồ nội thất, sợi gai còn được sử dụng để sản xuất lưới đánh cá, vải bạt, vải bọc, bao tải, mũ rơm, vòi chữa cháy, polyme gia cố, dây bện, đồ thủ công, bao bì hàng hải…

Vải ramie có giá bao nhiêu?

Trên thế giới, Trung Quốc là nước sản xuất sợi và vải ramie quy mô lớn nhất. Các sản phẩm được xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản, Đức, Pháp và Anh và các nước châu Âu khác. Mức giá của vải khi xuất khẩu không hề rẻ khi so với những loại vải khác như bông, visco, spandex và được sánh ngang với giá của lụa ở cùng trọng lượng. Hiện nay, giá của các tấm ramie tại Việt Nam khoảng 380,000 VND/m cho loại có trọng lượng là 75gsm. Với tấm vải có trọng lượng khác nhau thì mức giá cũng khác nhau.

Mức giá của vải ramie tại Việt Nam hiện nay

Mức giá của vải ramie tại Việt Nam hiện nay

Hướng dẫn bảo quản đồ làm từ vải ramie

Việc bảo quản vải ramie không cần quá thận trọng như vải lụa tự nhiên. Quần áo làm từ sợi gai hoặc hỗn hợp sợi gai có thể giặt ướt hoặc khô tùy theo điều kiện của bạn. Chúng có thể chịu được áp lực lớn, giặt ở nhiệt độ cao trên 100 độ C. Chính vì vậy, bạn có thể để chúng vào lồng giặt mà không cần giặt tay. Tuy nhiên, vì đây là chất liệu cao cấp nên tốt nhất bạn nên giặt ở nhiệt độ thường và tách biệt với trang phục có màu khác. 

Bạn có thể sấy đồ làm từ vải ramie bằng máy sấy công nghiệp, máy sấy tóc hoặc phơi dưới ánh nắng tự nhiên. Giống với các trang phục khác, khi đồ đã khô hoàn toàn, bạn nên rút ngay vào nơi thoáng mát để tránh vải bị khô cứng và bạc màu. Đối với trang phục từ vải này, tốt nhất bạn nên treo chứ không nên gấp để đảm bảo bề mặt ít bị nhăn nhất.

Cách bảo quản đồ làm từ vải ramie đơn giản

Cách bảo quản đồ làm từ vải ramie đơn giản

Vải ramie là chất vải đẹp tự nhiên và được nhiều người dùng cực kỳ yêu thích. Những chiếc áo, chiếc váy và quần làm từ sợi này giúp bạn thoải mái cả ngày dài kể cả trong điều kiện thời tiết nắng nóng như mùa hè tại Việt Nam. 5S Fashion đã chia sẻ đến bạn những kiến thức hữu ích về chất liệu ramie. Bạn hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích về chất liệu may mặc.

5S Fashion - Thời trang chất lượng cho nam giới!

>>> Xem thêm:

Biên tập: Đào Mai Trang
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng