Vải sheer là gì? Các loại vải sheer được yêu thích nhất hiện nay

18.02.2024
Mục lục (Hiện)

Vải sheer không còn là chất liệu quá xa lạ đối với những tín đồ thời trang. Với đặc trưng là độ mỏng, trong suốt, loại vải này thường được sử dụng để tạo nên nhiều trang phục gợi cảm, quyến rũ. Trong bài viết dưới đây, 5S FASHION sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về vải sheer và những loại vải sheer được yêu thích nhất hiện nay. 

Vải sheer là gì?

Vải sheer là loại vải được dệt từ sợi mảnh hoặc có mật độ dệt kim thấp. Đặc trưng của chất vải này là sự mỏng manh và nửa trong suốt. Với chất liệu mỏng, nhẹ, vải sheer khiến các trang phục trở nên quyến rũ, cuốn hút hơn, cho phép các anh chàng nóng bỏng tự tin khoe body gợi cảm của mình.

Vải sheer hầu như rất ít thấm nước, chất vải mỏng nên dễ vệ sinh và khó bị co rút. Nhờ vậy, những trang phục vải sheer thường có độ bền cao, tuổi thọ lâu dài hơn so với một số chất liệu khác. 

Vải sheer

Vải sheer

Ưu và nhược điểm của chất liệu vải sheer

Ưu điểm

Vải sheer đem đến những ưu điểm vượt trội:

  • Sự sang trọng và lịch lãm: Vải sheer có đặc trưng là sự mỏng nhẹ, xuyên thấu. Vì vậy, những trang phục chất liệu vải sheer khi mặc lên người sẽ giúp chàng khoe trọn thân hình vạm vỡ, quyến rũ nhưng vẫn lịch lãm, sang trọng.
  • Khối lượng nhẹ: Vải sheer là một trong những chất liệu vải có khối lượng nhẹ nhất thế giới. Vì vậy, khi khoác lên người chất liệu này, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái và thoáng mát.
  • Khả năng tạo phồng tự nhiên: Nhờ khả năng tạo phồng mà vải sheer được sử dụng phổ biến để sản xuất áo khoác bên ngoài. Những chiếc áo khoác vải sheer mang đến sự mỏng manh, nhẹ nhàng giúp chàng có thể thỏa sức mix-match nhiều item khác nhau mà không bị bí bách hay nặng nề. 

Vải sheer có độ phồng tự nhiên

Vải sheer có độ phồng tự nhiên

Nhược điểm

Bên cạnh ưu điểm, chất liệu vải sheer vẫn tồn tại nhiều nhược điểm:

  • Khó mix-match trang phục: Những item vải sheer khá đặc biệt nên bạn cần khéo léo trong việc phối đồ. Nếu bạn không chú ý hoặc không có kinh nghiệm diện loại trang phục này thì rất dễ rơi vào tình huống lộ bộ phận nhạy cảm, khiến bản thân trở nên kém thanh lịch.
  • Khiến người mặc mất tự tin: Những anh chàng lần đầu thử mặc trang phục vải sheer thường cảm thấy khó chịu bởi sự mỏng nhẹ và xuyên thấu. Điều này còn dễ gây cảm giác mất tự tin, thẹn thùng. 
  • Chất liệu khó bảo quản: Vải sheer là loại vải rất mỏng và nhẹ. Vì vậy, nếu bảo quản trong môi trường không thích hợp như ẩm mốc hoặc bị ánh sáng trực tiếp chiếu vào rất dễ khiến trang phục bị hư hỏng. 

Bạn cần mix-match khéo léo với trang phục vải sheer

Bạn cần mix-match khéo léo với trang phục vải sheer

Ứng dụng vải sheer trong đời sống

Hiện nay, chất liệu vải sheer được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Trong đó:

  • Vải sheer được ứng dụng phổ biến trong ngành thời trang nữ. Những trang phục như đầm, váy cưới, váy dạ hội, đồ ngủ, nội y… đều là item quen thuộc từ chất liệu vải sheer. Sự mềm mại, nhẹ nhàng của vải sheer chính là điểm nhấn đặc trưng của các trang phục yêu cầu sự thoải mái, thoáng mát này.
  • Bên cạnh các bộ cánh nhẹ nhàng, mềm mại, vải sheer còn được ứng dụng để sản xuất trang phục unisex. Nếu chàng yêu thích sự mới mẻ, muốn bắt kịp xu hướng thời trang như một fashionista chính hiệu thì có thể sử dụng các item này. Một số trang phục unisex phổ biến từ chất liệu sheer có thể kể đến như áo khoác, áo thun nam xuyên thấu…
  • Ngoài ra, vải sheer còn được vào những họa tiết ren trong suốt, giúp tạo độ cứng và độ bền cho các loại đồ lót không gọng phổ biến ngày này.
  • Đồ ngủ vải voan cũng là một trong những ứng dụng của chất liệu vải sheer. Chất liệu này đem đến cảm giác mát mẻ, thoải mái, giúp người mặc cảm thấy dễ chịu, dễ dàng chìm vào giấc ngủ hơn. 
  • Cuối cùng, không chỉ trong lĩnh vực thời trang, vải sheer còn được ứng dụng để sản xuất đồ nội thất. Vải sheer với đặc trưng là sự nhẹ nhàng, trong suốt nhưng vẫn vô cùng chất lượng, bền bỉ thường được dùng làm rèm cửa. Những chiếc rèm cửa vải sheer sẽ đem đến không gian mát mẻ, sáng sủa và không kém phần sang trọng cho mọi gia đình. 

Ứng dụng vải sheer trong đời sống

Ứng dụng vải sheer trong đời sống

Những loại vải sheer phổ biến nhất hiện nay

Vải Batiste Sheer

Batiste Sheer là loại vải sheer phổ biến nhất hiện nay. Batiste có kết cấu chắc chắn, thành phần bao gồm nhiều loại sợi như cotton, polyester, wool. Loại vải này rất mịn, mát và thoáng khí, phù hợp để may nhiều loại trang phục khác nhau. Một số loại trang phục được may từ Batiste Sheer có thể kể đến như đồ lót, áo choàng mùa hè…

Vải Batiste Sheer

Vải Batiste Sheer

Vải Cotton Sheer

Đặc trưng của vải Cotton Sheer là sự nhẹ nhàng, thoáng mát hơn so với các chất liệu khác. Bề mặt vải là các sợi được dệt theo chiều dọc. Với độ mỏng vừa phải, sự mềm mại, loại vải này phù hợp để may những bộ trang phục mùa hè hoặc áo khoác bên ngoài.

Vải Cotton Sheer 

Vải Cotton Sheer 

Vải Chiffon Sheer

Chiffon hay còn gọi là vải lụa sheer, là loại vải được dệt từ các loại sợi như cotton, polyester, nylon, silk. Vải Chiffon Sheer có độ mềm mại, bồng bềnh tự nhiên. Vải có chất lượng cao nên giá thành khá đắt đỏ. 

Dù vải Chiffon mỏng nhưng không đến mức có thể xuyên thấu như các loại vải sheer khác nên thường được dùng để may các trang phục như váy, đầm, áo sơ mi… Tuy nhiên, chất liệu vải này cần được bảo quản cẩn thận bởi vải rất dễ sờn, rách.

Vải Chiffon Sheer  

Vải Chiffon Sheer  

Vải Georgette Sheer

Vải Georgette cũng là một loại vải sheer không xuyên thấu. Trọng lượng của chất liệu này khá nặng, được đánh giá là nặng nhất trong các loại vải sheer. Vải có độ mềm mịn tương tự voan nhờ sự tổng hợp các loại sợi gồm cotton, voan, visco. Chất liệu Georgette Sheer thường được sử dụng để may những kiểu áo blouse điệu đà cho phái đẹp. 

Vải Georgette Sheer

Vải Georgette Sheer

Vải Organza Sheer

Vải Organza Sheer giữ nếp khá tốt, chất vải mềm mịn và nhẹ nhàng tương tự như vải voan, tuy nhiên bề mặt vải có độ sắc nét hơn. Vải Organza trong suốt, tinh tế thường được sử dụng để may khăn trùm đầu cô dâu. 

Vải Organza Sheer

Vải Organza Sheer

Vải Gauze Sheer

Gauze Sheer thường được dệt từ sợi bông hoặc lụa. Thành phần vải bao gồm sợi cotton, polyester, linen, silk, wool, viscose. Vải có đặc trưng là sự nhẹ nhàng, thoáng khí, thích hợp để may những bộ trang phục mùa hè. Bảng màu vải Gauze Sheer rất đa dạng, trong đó vải Gauze trắng còn được gọi với tên riêng là voile. 

Vải Gauze Sheer

Vải Gauze Sheer

Vải Muslin Sheer

Vải Muslin Sheer là loại vải sheer dệt, thường được sử dụng để may lớp bên trong của áo khoác gió. Vải có đặc tính mềm và mỏng, độ xuyên thấu vừa phải tạo cảm giác nhẹ nhàng, tinh tế.

Vải Muslin Sheer 

Vải Muslin Sheer 

Vải Lace Sheer

Vải Lace Sheer còn gọi là vải ren, đây được xem là phiên bản đặc biệt của chất liệu sheer. Lace Sheer có tính xuyên thấu thể hiện qua những họa tiết, hoa văn trên mặt vải. Thành phần của chất vải này là các loại sợi cotton, polyester, linen, silk, rayon, viscose.

Vải ren chia thành hai loại là vải ren co giãn và vải ren không co giãn. Loại vải này thường được ứng dụng để may nội y, váy cưới, hoặc có thể kết hợp cùng nhiều chất liệu khác tạo nên những sản phẩm thời trang. 

Vải Lace Sheer

Vải Lace Sheer

Vải Lawn Sheer

Vải Lawn Sheer có trọng lượng nặng hơn vải voan, bề mặt vải được dệt theo nhiều họa tiết nổi bật. Loại vải này dễ may hơn so với vải voan, có độ mỏng vừa phải và khả năng giữ nếp tốt.  Vì vậy, Lawn Sheer được sử dụng phổ biến để may khăn tay, váy, áo hoa mùa hè. 

Vải Lawn Sheer

Vải Lawn Sheer

Vải Organdie Sheer

Vải Organdie Sheer thường được sử dụng may lớp lót trang phục, kết hợp cùng các loại vải sheer khác. Bạn có thể nhìn thấy những lớp lót vải Organdie Sheer bên trong các kiểu trang phục như váy đầm, áo blouse cách điệu… 

Vải Organdie Sheer

Vải Organdie Sheer

Vải Tulle Sheer

Khi nhìn bằng mắt thường, vải Tulle Sheer trông khá giống với vải voan. Vải cũng có độ nhẹ và xuyên thấu tương tự với vải voan. Tuy nhiên, vải Tulle được dệt từ sợi tơ tằm thiên nhiên nên giá thành đắt hơn hẳn. Loại vải này thường dùng để may váy cưới, trang phục múa bale hoặc những chiếc đầm tiệc sang trọng.  

Vải Tulle Sheer

Vải Tulle Sheer

Vải Voile Sheer

Vải Voile Sheer có cấu trúc chặt chẽ hơn so với vải voan. Bề mặt vải trong mờ, có độ xuyên thấu nhất định. Vải Voile không rủ nhiều như những chất liệu khác, tuy nhiên bù lại chất liệu này khá đứng form. Vì vậy, vải Voile thường được ứng dụng để may áo blouse, áo sơ mi…

Vải Voile Sheer

Vải Voile Sheer

Mẹo bảo quản trang phục chất liệu vải sheer bền đẹp

Mặc dù vải sheer được đánh giá cao về độ bền bỉ nhưng bạn vẫn phải bảo quản, vệ sinh trang phục đúng cách để giữ form dáng và tránh làm hỏng vải:

  • Điều đầu tiên bạn cần lưu ý khi làm sạch trang phục vải sheer chính là không bao giờ được sử dụng chất giặt, tẩy hóa học có nồng độ cao. 
  • Đối với trang phục vải sheer, bạn nên ưu tiên giặt tay hơn là sử dụng máy giặt. Vì cơ chế hoạt động của máy giặt dễ khiến quần áo chất liệu sheer bị giãn, mất đi độ bền, độ phồng tự nhiên. Nếu bạn phải sử dụng máy giặt thì hãy đặt quần áo vào túi giặt và cài đặt chế độ giặt ở mức thấp nhất. 
  • Bạn không nên sử dụng bàn ủi ở mức nhiệt độ cao để là ủi những trang phục chất liệu sheer. Thay vào đó, hãy sử dụng bàn ủi đứng hơi nước giúp giữ nếp vải tốt hơn.
  • Ngoài ra, bạn cũng không nên xếp những trang phục vải sheer vào tủ vì những nếp gấp sẽ gây nhăn nhúm ở vải. Hãy sử dụng móc và treo quần áo lên để giữ form dáng tốt nhất. 

Trang phục vải sheer cần được làm sạch và bảo quản đúng cách

Trang phục vải sheer cần được làm sạch và bảo quản đúng cách

Giải đáp thắc mắc về chất liệu vải sheer

Vải sheer giá bao nhiêu?

Chất liệu vải sheer tự nhiên thường có mức giá thành đắt hơn so với vải làm từ sợi nylon hay polyester. Dưới đây là mức giá của một số loại vải sheer phổ biến:

  • Chất vải 100% Polyester lụa sheer Organza: 10.000 - 20.000 đồng/m
  • Chất vải Polyester Tulle sheer: 7.000 - 16.000 đồng/m
  • Vải Voile sheer: khoảng 68.000 đồng/m

Nam giới có mặc trang phục vải sheer không?

Không riêng phái đẹp, các chàng trai hoàn toàn có thể áp dụng chất liệu vải sheer vào outfit thời trang của mình. Nếu biết cách phối hợp tinh tế trang phục vải sheer, bạn sẽ có cho mình diện mạo lịch lãm và cuốn hút. Chẳng hạn, chàng có thể kết hợp áo khoác vải sheer cùng áo ba lỗ quyến rũ, nam tính hoặc kết hợp áo sơ mi nam vải sheer cùng quần jeans nam cá tính, phá cách. 

Outfit nam với chất liệu vải sheer

Outfit nam với chất liệu vải sheer

Lời kết

Trên đây là tất tần tật những thông tin về chất vải sheer mà 5S FASHION sưu tầm được. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về chất liệu này, những ưu nhược điểm cũng như cách bảo quản chất liệu sheer hiệu quả. Và đừng quên follow 5S FASHION để biết thêm nhiều chất liệu độc đáo khác nhé!

“5S FASHION - Thời trang cho nam giới”

>>> Xem thêm

Biên tập: Lê Vũ Quỳnh Hương
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng