Vải tằm ướt là gì? Ưu điểm, ứng dụng phổ biến của vải tằm ướt
Với vẻ ngoài sáng bóng, mịn màng, vải tằm ướt mang đến cho người mặc các bộ trang phục đầy sang trọng và quý phái. Đặc biệt, với nguồn gốc từ sợi tơ tằm tự nhiên, chất liệu này còn ghi điểm bởi sự thân thiện với môi trường và thân thiện với làn da người mặc. Vậy vải tằm ướt là gì? Vải tằm ướt có đặc điểm gì nổi bật? Vải tằm ướt được ứng dụng như thế nào trong đời sống? Cùng 5S Fashion tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Vải tằm ướt là gì?
Vải tằm ướt là gì?
Vải tằm ướt hay còn được gọi là lụa Tây Thi. Đây là một loại lụa tơ tằm vô cùng đặc biệt với nguyên liệu là các sợi tơ tằm tươi chưa qua xử lý. Sở dĩ nó có tên là vải tằm ướt bởi người ta sẽ ngâm sợi tằm tươi trong nước và bảo quản ở nhiệt độ thấp, từ đó, giúp cho sợi tằm có được màu sắc tươi sáng và giữ được độ bóng tự nhiên.
Thoạt nhìn, bề mặt vải tằm ướt sẽ không trơn láng như các loại lụa tơ tằm khác mà nó sẽ có các đường gân trên vải, tuy nhiên, khi chạm tay vào lại vô cùng mềm mịn và êm ái. Đặc biệt, các đường gân trên mặt vải còn có công dụng hạn chế tình trạng bết dính vào da, tạo sự thoải mái, dễ chịu cho người mặc.
Ngoài ra, với chất vải mềm mát cùng độ dày vừa phải, vải tằm ướt được đánh giá là loại vải thích hợp với mọi mùa trong năm. Đồng thời, vải tằm ướt còn phù hợp với nhiều hoàn cảnh khác nhau từ bộ trang phục mặc nhà thoải mái, dễ chịu cho đến các bộ outfit đi tiệc sang trọng, quý phái hay outfit đi biển quyến rũ, thu hút.
Xem thêm: Vải tằm Ý là vải gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của vải tằm Ý
Quy trình sản xuất vải tằm ướt
Quy trình sản xuất vải tằm ướt
Để sản xuất ra vải tằm ướt, người thợ cần trải qua một quy trình khổ công cần mẫn từ việc trồng dâu, nuôi tằm đến thu hoạch kén, ươm tơ, dệt lụa. Cụ thể, quy trình để sản xuất ra vải tằm ướt gồm các bước sau:
- Bước 1: Trước tiên, người ta sẽ nuôi tằm bằng lá dâu, sau khoảng 23-25 ngày thì tằm sẽ ngừng ăn và bắt đầu nhả tơ tạo kén. Do cần năng lượng tích trữ cho quá trình tạo kén nên sức ăn của tằm rất khỏe, tiêu thụ một lượng lá dâu khá lớn.
- Bước 2: Kế tiếp là giai đoạn tằm nhả tơ tạo kén. Quá trình này sẽ kéo dài trong khoảng 7 ngày. Tằm sẽ nhả sợi và cuộn tròn quanh mình. Lượng tơ có thể dài lên đến 1km.
- Bước 3: Người ta sẽ bắt đầu thu hoạch kén tằm. Quy trình này cần được tính toán thời gian kỹ càng. Bởi lẽ, nếu sau khoảng 5 ngày tằm kể từ khi tằm kết thúc nhả tơ nhưng người thợ vẫn chưa ươm hết tơ, con nhộng ở bên trong sẽ biến thành con ngài, sau đó, cắn kén chui ra và làm tơ bị đứt. Lúc này, các sợi tơ tằm sẽ coi như bỏ và không thể sử dụng được nữa.
- Bước 4: Sau giai đoạn thu hoạch kén tằm là giai đoạn ươm tơ. Người ta sẽ ngâm các sợi tơ trong nước và se lại thành các sợi chỉ tơ.
- Bước 5: Tiếp theo là quy trình dệt lụa. Người ta sẽ dệt các sợi tơ trên để tạo thành vải. Vải tằm ướt tự nhiên sau khi dệt thường có màu trắng ngà hoặc vàng nhạt của sợi tơ. Tuy nhiên, người ta thường sẽ nhuộm màu các thước vải tằm ướt này để có được màu sắc đa dạng hơn.
- Bước 6: Cuối cùng, từ các thước vải tằm ướt này, người ta sẽ cắt may và tạo thành các sản phẩm thời trang may mặc, trang trí nội thất để ứng dụng vào đời sống.
Đánh giá ưu, nhược điểm của vải tằm ướt
Ngoài câu hỏi vải tằm ướt là vải gì thì ưu, nhược điểm của vải tằm ướt cũng là vấn đề được nhiều người tiêu dùng quan tâm. Bên cạnh đó, việc nắm được các ưu, nhược điểm của vải cũng giúp người dùng có cách ứng dụng và bảo quản phù hợp.
Ưu điểm
Vải tằm ướt có ưu điểm mềm mại, thoáng khí, hút ẩm tốt
Vải tằm ướt sở hữu các ưu điểm nổi bật sau:
- Nguồn gốc từ tự nhiên: Vải tằm ướt được làm từ sợi tơ tằm - loại sợi tự nhiên cao cấp với chất lượng vượt trội. Trên thực tế, các loại vải có nguồn gốc từ tự nhiên có một ưu điểm chung là an toàn với làn da người mặc. Đặc biệt, trong thời điểm “lên ngôi” của xu hướng thời trang bền vững như hiện nay, vải tằm ướt là chất liệu vải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về bảo vệ môi trường.
- Độ bóng tự nhiên: Vải tằm ướt đặc trưng bởi mặt vải gân. Tuy nhiên, nó vẫn có độ bóng mượt tự nhiên, mang đến vẻ sang trọng và quý phái cho trang phục. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các set đồ làm từ vải tằm ướt trong các sự kiện trang trọng hay các buổi tiệc tối.
- Độ mềm mại: Với thành phần được làm từ sợi tơ tằm tươi, vải tằm ướt có ưu điểm vô cùng mềm mại, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu tối đa khi mặc, không gây kích ứng da, ngay cả những người có làn da nhạy cảm cũng có thể yên tâm sử dụng chất liệu này.
- Thoáng khí, hút ẩm tốt: Chất vải tằm ướt có độ mát nhẹ, đồng thời, có khả năng hút ẩm tốt, từ đó, giúp không khí có thể lưu thông trên bề mặt da, giữ cho làn da của người mặc luôn trong trạng thái khô ráo và mát mẻ.
- Chống nắng: Có thể bạn chưa biết, sợi vải tằm ướt còn có ưu điểm chống nắng hiệu quả. Với tính chất không thu hút ánh nắng mặt trời, vải tằm ướt giúp hạn chế tối đa việc ánh nắng tiếp xúc trực tiếp với làn da, từ đó, giúp bảo vệ da và giảm đi sự nóng nực, bí bách khi mặc vào mùa hè.
Nhược điểm
Vải tằm ướt có nhược điểm dễ nhăn, giá thành cao
Bên cạnh đó, vải tằm ướt cũng có một số nhược điểm như:
- Dễ nhăn: Có thể nói, đây là nhược điểm chung của hầu hết các loại sợi có thành phần từ tự nhiên. Do đó, khi sử dụng vải tằm ướt, bạn cần là ủi thường xuyên để mang lại vẻ phẳng phiu cho trang phục.
- Giá thành cao: Như bạn đã biết, quy trình để sản xuất ra vải tằm ướt bao gồm rất nhiều công đoạn, đồng thời, đa phần đều được thực hiện bằng thủ công. Do đó, xét về giá thành, vải tằm ướt sẽ có giá khá cao. Tuy nhiên, “tiền nào của nấy” là điều bạn có thể yên tâm khi chọn mua chất vải này.
- Khó bảo quản: Có thể nói, chỉ cần một nếp nhăn nhỏ cũng có thể khiến vải tằm ướt trở nên mất điểm, kém sang. Do đó, nó đòi hỏi người dùng phải có cách sử dụng và bảo quản vô cùng cẩn thận, thậm chí có thể nói là nâng niu nó.
Ứng dụng của vải tằm ướt
Với ưu điểm mềm, mát, nhẹ, thoáng, không tích điện, vải tằm ướt được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong đời sống hằng ngày. Trong đó, ứng dụng phổ biến nhất của vải tằm ướt đó chính là thời trang may mặc và trang trí nội thất.
Thời trang may mặc
Áo dài, áo bà ba được may từ vải tằm ướt
Trước tiên, không thể không nhắc đến sự hiện diện của vải tằm ướt trong các item thời trang nữ. Đây là chất liệu được phái đẹp vô cùng ưa chuộng, mang đến vẻ ngoài thướt tha, nhẹ nhàng. Trong đó, dòng sản phẩm tiêu biểu nhất của vải tằm ướt đó chính là áo dài và áo bà ba.
Tưởng chừng chất liệu nhẹ nhàng, mềm mại này chủ phù hợp với thời trang của phái nữ, tuy nhiên, vải tằm ướt cũng xuất hiện khá phổ biến trong các item thời trang nam, có thể kể đến như áo sơ mi nam, áo polo nam, áo ba lỗ,... Đồng thời, với đặc tính mềm mại, thoáng mát, vải tằm ướt còn được sử dụng để làm lớp lót bên trong cho áo khoác nam.
Ngoài các item quần áo, vải tằm ướt còn được ứng dụng trong các phụ kiện như khăn choàng, khăn tay, khăn túi áo vest, cà vạt,... tạo điểm nhấn đầy thanh lịch và nhẹ nhàng cho trang phục.
Trang trí nội thất
Bộ gối, drap giường làm từ vải tằm ướt
Với độ bóng đẹp tự nhiên, vải tằm ướt còn được ứng dụng trong các sản phẩm trang trí nội thất như rèm cửa, khăn trải bàn, vỏ bọc sofa, vỏ chăn gối,... Chất vải tằm ướt mang đến cho không gian vẻ sang trọng pha chút cổ điển và truyền thống.
Cách giữ vải tằm ướt luôn bền đẹp
Như 5S Fashion đã chia sẻ, một trong những nhược điểm lớn nhất của vải tằm ướt đó chính là khó giặt giũ và bảo quản. Do đó, để duy trì độ bền đẹp cho các sản phẩm làm từ vải tằm ướt, người dùng cần đặc biệt chú trọng đến quy trình giặt giũ và bảo quản.
Sau đây là một số tips chăm sóc và bảo quản vải tằm ướt đúng cách bạn có thể tham khảo:
Cách giặt vải tằm ướt
Giặt tay các sản phẩm làm từ vải tằm ướt
Khi giặt các sản phẩm làm từ vải tằm ướt, bạn lưu ý không nên giặt bằng máy giặt. Lực xoắn, vắt, cọ xát trong máy giặt có thể gây hỏng kết cấu vải. Thay vào đó, bạn hãy ưu tiên giặt bằng tay.
Lưu ý, khi giặt, bạn hãy lật mặt trái của vải tằm ướt ra bên ngoài. Nó sẽ giúp hạn chế sự tiếp xúc của bề mặt vải với hóa chất, từ đó, làm tăng độ bền màu cho vải. Đồng thời, bạn chỉ nên giặt vải tằm ướt bằng nước lạnh.
Ngoài ra, vải tằm ướt rất dễ bị nhăn hoặc giảm chất lượng nếu bạn vặn hoặc xoắn quá mạnh tay. Do đó, bạn hãy vắt vải tằm ướt bằng cách bóp nhẹ thay vì xoắn.
Cách làm khô vải tằm ướt
Phơi vải tằm ướt ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng
Bạn cần đặc biệt lưu ý không phơi vải tằm ướt trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc sấy vải tằm ướt bằng máy sấy quần áo. Nhiệt độ quá cao sẽ làm sợi vải bị giòn, khô và cứng. Thay vào đó, bạn hãy phơi vải tằm ướt ở nơi thoáng mát, không có ánh nắng chiếu vào. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm vì vải tằm ướt rất nhanh khô, chỉ cần phơi trong bóng râm với vài làn gió nhẹ cũng đủ để làm khô vải.
Cách ủi vải tằm ướt
Cách ủi vải tằm ướt
Khi ủi vải tằm ướt, bạn nên ủi khi vải vẫn còn hơi ẩm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước xịt vải để làm ẩm vải trước khi ủi. Bạn điều chỉnh bàn ủi ở mức nhiệt thấp nhất, đồng thời, ủi trên bề mặt trái của vải. Để an toàn hơn, bạn có thể đặt một chiếc khăn mỏng lên bề mặt của vải tằm ướt và ủi qua chiếc khăn này để tránh làm hỏng vải.
Cách bảo quản vải tằm ướt
Cách bảo quản vải tằm ướt
Trước khi cất giữ các sản phẩm làm từ vải tằm ướt, bạn cần đảm bảo nó đã được giặt sạch và khô ráo hoàn toàn. Bạn nên sử dụng móc gỗ để treo quần áo làm từ vải tằm ướt để giữ sự phẳng phiu cho vải, tránh việc gấp và xếp chống chúng lên nhau.
Trong trường hợp cần đóng gói đồ từ vải tằm ướt hoặc không có nhu cầu sử dụng trong thời gian dài, bạn hãy sử dụng túi giấy hoặc các loại túi vải không màu để đóng gói hoặc cất giữ chúng. Bạn cũng có thể cho thêm một chiếc túi hạt silica nhỏ để chống ẩm và bảo quản vải tằm ướt tốt hơn. Bên cạnh đó, bạn cần tránh sử dụng túi nilon hoặc túi nhựa vì nó có thể khiến vải tằm ướt bị xỉn màu, ố vàng.
Ngoài ra, khi mặc vải tằm ướt, bạn cần đảm bảo không để nó tiếp xúc với các chất như axit citric (có trong cam, chanh, quýt, bưởi,...) hoặc nước hoa có màu đậm. Nó có thể làm vải tằm ướt bị ố vàng. Trong trường hợp vải tằm ướt bị bám bẩn, bạn nên làm sạch chúng càng sớm càng tốt để tránh các vết bẩn bám dai và không thể loại bỏ.
Tổng kết
Trên đây là một số thông tin tổng quan về chất liệu may mặc vải tằm ướt. Có thể nói, nếu bạn đang tìm kiếm một set đồ theo style sang trọng, quý phái, nhẹ nhàng, vải tằm ướt là sự lựa chọn đáng tham khảo dành cho bạn. Đừng quên theo dõi 5S Fashion để hiểu hơn về các chất liệu may mặc hiện diện trong đời sống hằng ngày của chúng ta nhé!
5S Fashion - Thời trang cho nam giới!
>> Xem thêm: