Vải Mesh là gì? Cách giặt là, bảo quản vải mesh luôn bền đẹp

18.02.2024
Mục lục (Hiện)

Vải mesh, hay còn gọi là vải lưới, là chất liệu được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Đặc biệt, chất vải này còn là nguồn cảm hứng bất tận cho thiết kế thời trang và trang trí nội thất. Vậy vải mesh là gì? ưu nhược điểm? cách giặt là, bảo quản như thế nào? Cùng 5S FASHION tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Vải Mesh là gì?

Vải mesh là chất liệu có độ bền cao được dệt từ sợi PP hoặc sợi nhựa PVC. Vải mesh đặc trưng bởi độ nhẹ, khả năng thấm hút tốt. Xét về cấu trúc, chất liệu này được dệt khá lỏng lẻo tạo thành hàng ngàn lỗ nhỏ tương tự như tấm lưới. Bề mặt vải mesh khá láng mịn và sáng lấp lánh vừa mang lại tính thẩm mỹ cho trang phục vừa tạo sự thoải mái, thoáng mát cho người mặc trong những ngày hè nóng bức. 

Bên cạnh đó, một số loại vải mesh còn được dệt từ các sợi kim loại như nhôm, thép không gỉ… Chất liệu mesh kim loại thường được ứng dụng trong công nghiệp, sử dụng làm lưới chống trộm, lưới chắn bụi cho các loại máy móc…

Vải mesh

Vải mesh

Ưu và nhược điểm của chất liệu vải mesh

Ưu điểm

Vải mesh hay còn gọi là vải lưới, chất liệu này có nhiều ưu điểm nổi trội như:

  • Độ bền bỉ: Vải mesh có tính đàn hồi cùng độ bền cao. Nhờ đó, chất liệu này có khả năng chịu áp lực và lực kéo mạnh hơn so với những loại vải thông thường.
  • Sự thoáng khí: Vải mesh có độ thoáng khí tốt giúp cải thiện sự lưu thông khí, giảm nhiệt độ. Nhờ vậy mà chất liệu này được ứng dụng để sản xuất các loại lưới che chắn, tấm lọc bụi…
  • Dễ vệ sinh và bảo quản: Vải mesh có tính kháng bụi, khá dễ dàng vệ sinh. Vì vậy việc làm sạch và bảo quản loại vải này khá đơn giản.
  • Trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển: Vải mesh có trọng lượng rất nhẹ và dễ dàng vận chuyển giúp tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển, lưu kho.
  • Màu sắc đa dạng: Chất liệu vải mesh có thể in hoặc sơn nhiều màu sắc, họa tiết khác nhau giúp sản phẩm tạo ra được đẹp mắt, độc đáo hơn. 
  • Ứng dụng rộng rãi: Vải mesh được ứng dụng tạo nên nhiều sản phẩm như giày dép, túi xách, lưới, tấm lọc bụi, hàng rào…

Vải mesh có độ thoáng khí tốt

Vải mesh có độ thoáng khí tốt

Nhược điểm

Ngoài những ưu điểm nêu trên, vải mesh vẫn có một số nhược điểm:

  • Giữ nhiệt kém: Vải mesh có kết cấu dạng lưới dễ dàng cho không khí đi qua. Vì vậy, chất liệu này không được khuyến khích sử dụng vào mùa đông.
  • Thấm nước: Chất liệu vải mesh thấm nước nhiều, không phù hợp để ứng dụng cho các sản phẩm chống thấm.
  • Dễ bị bám bụi: Tuy có khả năng kháng bụi nhưng vải mesh vẫn dễ bám bụi hơn hẳn so với các chất liệu vải khác. Điều này gây khó khăn trong việc vệ sinh, bảo quản sản phẩm. 
  • Bị ảnh hưởng bởi ánh nắng: Vải mesh dễ bị phai màu và hư hỏng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng quá lâu.
  • Bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi trường: Vải mesh rất dễ bị tác động bởi những yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm… Vì vậy, nếu không bảo quản và vệ sinh đúng cách, các sản phẩm từ vải mesh có thể bị hư hỏng, giảm độ bền.

Chất liệu khá dễ bị bám bụi

Chất liệu khá dễ bị bám bụi

Ứng dụng của vải mesh trong đời sống

Vải mesh được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, có thể kể đến như:

  • Lĩnh vực thời trang: Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của vải mesh chính là thiết kế, may mặc. Bạn có thể bắt gặp nhiều mẫu áo khoác nam, giày dép, balo… làm từ chất liệu này. Các sản phẩm vải mesh không chỉ bền bỉ, đẹp mắt mà còn có giá thành phải chăng.
  • Sản xuất đồ nội thất: Bên cạnh lĩnh vực thời trang, vải mesh còn được sử dụng để sản xuất đồ nội thất. Các sản phẩm nội thất vải mesh bao gồm rèm cửa, ghế lưới, thảm trải sàn, khăn phủ bàn… 
  • Sản xuất đồ gia dụng: Vải mesh được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng. Đây là chất liệu chính để tạo nên các sản phẩm như túi shopping, túi lưới đa năng, túi giặt, túi đựng thức ăn…
  • Lĩnh vực công - nông nghiệp: Vải lưới được ứng dụng trong lĩnh vực công nông nghiệp như lọc hóa dầu, sản xuất mực in… Nhiều sản phẩm công nghệ sinh học phổ biến cũng được làm từ chất liệu vải mesh. 

Ứng dụng vải mesh trong đời sống

Ứng dụng vải mesh trong đời sống

Các loại vải mesh phổ biến nhất hiện nay

Vải tuyn

Vải mesh tuyn với đặc trưng màu sắc sặc sỡ, là chất liệu thường được sử dụng để sản xuất trang phục khiêu vũ. Thành phần chính của vải tuyn là sợi nylon hoặc polyester  được bó lại tạo nên kết cấu bên ngoài đặc biệt. Trong một số trường hợp, người ta còn sản xuất vải mesh tuyn từ lụa để giảm thiểu tác động tới môi trường. 

Vải tuyn

Vải tuyn

Vải polyester

Vải mesh polyester chủ yếu được sử dụng để sản xuất các loại áo khoác, quần short thể thao nam nói riêng và các trang phục, phụ kiện thể thao nói chung. Vải polyester có đặc tính nhẹ, khả năng thấm hút tốt so với các chất liệu thông thường. Nhờ đó, chất liệu này giúp người mặc cảm thấy thoáng mát, không bị bí mồ hôi. 

Vải polyester

Vải polyester

Vải nylon

Một trong những sản phẩm tiêu biểu nhất được làm từ chất liệu mesh nylon chính là màn che mặt nuôi ong. Vải mesh nylon rất ít khi được sử dụng để sản xuất quần áo mà thường được ưu tiên dùng làm vật dụng như túi giặt, mùng màn… Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người ta vẫn ứng dụng chất liệu nylon để may quần áo nhẹ. 

Vải nylon

Vải nylon

Vải power

Vải power đặc trưng bởi khả năng nén. Nhờ đó mà chất liệu này thường được dùng để sản xuất quần áo thể thao, quần áo định hình. Đôi khi, người ta còn sử dụng vải mesh power để trang trí nội thất. Sở dĩ loại vải này có tên power là bởi tính đàn hồi cao, phù hợp với dòng trang phục định hình ngày nay.

Vải power

Vải power

Vải powernet

Vải mesh powernet là chất liệu khá đặc biệt. Loại vải này được dệt tương đối dày, có thể xem là dày nhất trong các dòng vải mesh. Vải powernet thường được sử dụng để may trang phục định hình như áo lót, quần lót nam, vớ… 

Vải powernet

Vải powernet

Cách giặt là, bảo quản vải mesh bền đẹp

Vải mesh là chất liệu phổ biến được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Loại vải này đặc trưng bởi độ bền cao, sự thông thoáng, mát mẻ. Tuy nhiên, để các trang phục, vật dụng làm từ vải mesh luôn bền đẹp, bạn cần biết cách giặt là, bảo quản hiệu quả. Dưới đây là một số bí quyết bạn nên tham khảo:

  • Tìm hiểu chi tiết về tính chất của vải mesh: Để vệ sinh và bảo quản vải mesh đúng cách, bạn cần phải tìm hiểu về đặc điểm, tính chất của loại vải này. Vải mesh được làm từ sợi nhựa tổng hợp, có dạng lưới tạo sự thông thoáng. Đặc tính này yêu cầu các bước giặt là, bảo quản cẩn thận để tránh hư hỏng, giảm độ bền.
  • Cách giặt là vải mesh: Khi giặt là sản phẩm làm từ vải mesh, bạn nên tách riêng chúng ra khỏi các sản phẩm chất liệu khác. Vải mesh cần được giặt trong nước ấm nhẹ hoặc nước mát, tránh sử dụng nước có nhiệt độ quá nóng khiến vải bị chảy, hư hỏng. Đối với bột giặt, hãy đảm bảo rằng đó không phải là chất tẩy rửa mạnh hay xà phòng có tính kiềm. Thay vào đó, bạn nên sử dụng chất tẩy rửa nhẹ hoặc dùng nước muối để giặt vải mesh. 
  • Giặt giũ một cách nhẹ nhàng: Bạn nên giặt tay hoặc sử dụng chế độ giặt nhẹ nhàng để làm sạch vải mesh. Ngoài ra, bạn không được vò hoặc vắt quá mạnh quần áo vải mesh, tránh giặt chung cùng các món đồ chất liệu cứng như kim loại để tránh vải bị kéo sợi và rách.
  • Không ngâm vải mesh quá lâu: Ngâm vải mesh trong nước quá lâu có thể làm giảm khả năng thoáng khí, phá hỏng cấu trúc vải. Bạn nên giặt vải một cách nhanh chóng để đạt hiệu quả làm sạch tốt nhất.
  • Tránh sử dụng máy sấy: Sấy nóng ở nhiệt độ cao có thể làm co rút, hỏng cấu trúc vải mesh. Thay vào đó, bạn hãy để vải khô tự nhiên bằng cách phơi trong bóng râm.
  • Không phơi vải mesh trực tiếp dưới ánh nắng: Vải mesh là không chịu được nhiệt độ quá cao. Vì vậy, bạn nên hạn chế phơi trực tiếp chúng dưới ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, vải mesh có khả năng thoáng khí tốt, nhanh khô nên bạn chỉ cần phơi dưới bóng râm là đủ. 
  • Vệ sinh vải mesh định kỳ: Để giữ vải mesh luôn sạch sẽ, ngăn vải mesh tích tụ, bạn nên vệ sinh định kỳ. Chỉ cần sử dụng một cây chổi mềm hoặc máy hút bụi nhẹ là bạn đã có thể loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt vải. Đối với những vết bẩn cứng đầu, hãy dùng chất tẩy nhẹ và chổi mềm để vệ sinh sạch sẽ. 

Bạn cần giặt vải mesh một cách nhẹ nhàng

Bạn cần giặt vải mesh một cách nhẹ nhàng

Vải mesh là dệt kim hay dệt thoi?

Vải mesh thường được sản xuất bằng phương pháp dệt kim. Qua đó, người ta tạo ra được một cấu trúc lưới mở, thoáng khí và linh hoạt. Tuy nhiên, cũng có một số loại vải mesh được sản xuất bằng phương pháp dệt thoi để tạo ra cấu trúc lưới mạnh mẽ và chắc chắn hơn.

Vải mesh thường được sản xuất bằng phương pháp dệt kim

Vải mesh thường được sản xuất bằng phương pháp dệt kim

Lời kết

Trên đây là những thông tin chi tiết về vải mesh mà 5S FASHION muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết, bạn sẽ hiểu rõ hơn về chất liệu này, biết cách giặt là và bảo quản giúp sản phẩm từ vải mesh luôn bền đẹp. Hãy theo dõi 5S FASHION để cập nhật thêm thông tin về nhiều chất liệu khác nhé!

“5S FASHION - Thời trang cho nam giới”

>>> Xem thêm

Biên tập: Lê Vũ Quỳnh Hương
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng