Vải thô là gì? Ứng dụng phổ biến nhất của vải thô hiện nay
Vải thô là một chất liệu quen thuộc được sử dụng nhiều trong thời trang cũng như ứng dụng trong các vật dụng thường ngày. Những món đồ và sản phẩm được làm từ vải thô được ưa chuộng trong những mùa nắng nóng vì tính chất thoáng mát cũng như trọng lượng tương đối nhẹ mà nó mang lại.
Vậy vải thô là gì? Đâu là những ứng dụng phổ biến nhất của vải thô hiện nay? Hãy cùng 5S Fashion tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!
Vải thô là gì?
Vải thô là loại vải gì? Vải thô là loại vải giống với tên gọi của mình, có đặc điểm nổi bật là sự thô sơ, mộc mạc và hơi cứng so với những loại vải khác.
Vải thô là loại vải được dệt từ những nguyên liệu tự nhiên như sợi bông, sợi gai và gần như không sử dụng bất kỳ loại chất hóa học nào trong quá trình dệt vải. Điều này đã giúp cho vải thô được xếp vào nhóm vải sợi tự nhiên có độ bền vượt trội và tuổi thọ dài nhất.
Chính vì đặc điểm riêng biệt của mình nên vải thô thường được sử dụng trong các loại trang phục mang tính truyền thống như trang phục các dân tộc hay các trang phục theo phong cách tự nhiên, cổ điển, vintage. Ngoài ra vải thô còn rất được ưa chuộng khi sử dụng để may nội thất như bọc ghế, nệm ghế, gối tựa, rèm cửa…
Vải thô là gì?
Các loại vải thô hiện nay
Vải thô có khá nhiều loại khác nhau, được phân chia theo đặc điểm nổi bật của từng loại cũng như mục đích sử dụng và tính ứng dụng của loại vải trong nhiều trường hợp. Cùng tìm hiểu những loại vải thô hiện nay nhé:
Vải thô mộc
Vải thô mộc là chất liệu có bề mặt vải tương đối thô ráp, xù xì, không quá bắt mắt nên thường không được ưa chuộng trong ngành thời trang may mặc.
Tuy nhiên cũng chính đặc điểm này mà vải thô mộc rất được ưa thích trong sản xuất đồ nội thất, đồ gia dụng như rèm cửa, bọc ghế, nệm ghế… đem tới nét đẹp giản dị, mộc mạc vô cùng ấm cúng và gần gũi cho nhà ở.
Vải thô mộc rất được ưa chuộng trong sản xuất đồ nội thất
Vải thô đũi
Trên thực tế vải thô đũi không có nhiều khác biệt so với vải đũi bởi tỉ lệ sợi đũi trong thành phần vải khi dệt tương đối cao.
Vải thô đũi có đặc điểm nổi bật là nhẹ, mát và thấm hút mồ hôi rất tốt do thành phần tự nhiên cũng như kết cấu sợi vải có rất nhiều khoảng hở. Điều này giúp cho quần áo làm từ vải thô đũi khi mặc rất mát và nhẹ, thích hợp sử dụng vào mùa hè, đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mặc.
Vải thô đũi có đặc điểm nổi bật là nhẹ, mát và thấm hút mồ hôi rất tốt
Vải thô cotton
Vải thô cotton là loại vải được làm từ sợi cotton, đem đến trải nghiệm thoải mái nhất trong số tất cả các loại vải thô hiện nay.
Vải thô cotton khi sờ có cảm giác mềm mịn, êm ái và có khả năng thấm hút rất tốt. Chính vì vậy nên loại vải này rất được yêu thích trên thị trường và được ứng dụng vào rất nhiều trường hợp từ thời trang cho đến sản xuất đồ nội thất.
Vải thô cotton khi sờ có cảm giác mềm mịn, êm ái và có khả năng thấm hút rất tốt
Vải thô lụa
Vải thô lụa trái ngược hoàn toàn với vải thô mộc. Loại vải này có thể nói là mềm mại và mịn màng nhất trong các loại vải thô, thường được sử dụng nhiều trong thời trang.
Vải thô lụa mềm mại và mịn màng nhất trong các loại vải thô
Vải thô mềm
Vải thô mềm là loại vải vừa giữ được những đặc điểm nổi bật nhất của vải thô như mộc mạc, giản dị, màu sắc ấm áp vừa có độ mềm mịn và êm ái hơn.
Điều này đã giúp cho vải thô mềm mang những ưu điểm tương đối nổi bật và rất được người tiêu dùng yêu thích và thường xuyên chọn lựa.
Vải thô mềm mang những ưu điểm tương đối nổi bật và rất được người tiêu dùng yêu thích
Vải thô được sản xuất như thế nào?
Vải thô là loại vải tự nhiên không hóa chất nên quy trình sản xuất cũng mang tính thủ công và truyền thống hơn rất nhiều. Cùng tìm hiểu quá trình để sản xuất vải thô ngay sau đây nhé:
- Bước 1: Xử lý sợi
Quả bông và quả gai sau khi được thu hoạch sẽ trải qua quá trình phân loại và sơ chế, sau đó mới được đem đi kéo sợi, tạo thành sợi bông và sợi gai tự nhiên. Tiếp đó, người thợ sẽ sử dụng một loại dầu tự nhiên chuyên dụng để tạo độ dính cũng như giảm ma sát trong quá trình dệt vải, tăng tuổi thọ cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho sợi vải.
- Bước 2: Dệt vải
Dệt vải là bước quan trọng tốn nhiều thời gian và công sức nhất để tạo ra được thành phẩm. Sợi bông và sợi gai sẽ được dệt và đan theo phương pháp truyền thống, tạo nên những tấm vải thô có độ dài ưng ý và màu sắc ấm áp, tự nhiên nhất.
- Bước 3: Xử lý vải
Vải sau khi dệt sẽ tiếp tục được loại bỏ xơ sợi còn thừa trên bề mặt bằng các chất chuyên dụng, sau đó tiến hành tẩy trắng vải. Sau đó vải được ngâm trong dung dịch giúp vải trở nên sáng và đẹp hơn, cũng giúp cho vải hấp thụ thuốc nhuộm tốt hơn ở công đoạn sau.
- Bước 4: Nhuộm và in
Để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như phục vụ nguyện vọng của khách hàng, vải sẽ được nhuộm và trang trí với nhiều màu sắc và hoa văn khác nhau.
- Bước 5: Xử lý và hoàn thiện vải
Sau khi vải thô đã được nhuộm và in, người thợ sẽ tiến hành kiểm tra lần cuối để đảm bảo thành phẩm không có lỗi. Đồng thời vải sẽ được sử dụng thêm một vài chất chuyên dụng để có thể kéo dài tuổi thọ cũng như đảm bảo được tính thẩm mỹ của vải khi sử dụng trong các bước sản xuất đồ dùng tiếp theo.
Vải thô được sản xuất như thế nào?
Ưu và nhược điểm của vải thô
Ưu điểm
- Độ bền bỉ vượt trội
Ưu điểm hàng đầu của vải thô chính là tuổi thọ cao và độ bền bỉ vượt trội mà những loại vải khác khó có thể vượt qua. Chính vì vậy nên vải thô rất được ưa chuộng sử dụng trong sản xuất đồ dùng gia dụng cũng như những sản phẩm phục vụ cuộc sống hàng ngày như bọc ghế, nệm ghế, giày…
- Thoáng mát, nhẹ
Vải thô mặc mát không? Với kết cấu sợi vải có nhiều lỗ khí nên vải thô luôn đem đến cảm giác thoáng mát cho người sử dụng. Ngoài ra vải thô còn tương đối nhẹ nhàng, rất thích hợp để sử dụng trong những ngày hè nóng nực.
- An toàn
Được làm từ những chất liệu tự nhiên cũng như hạn chế việc sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất nên vải thô là loại vải rất an toàn cho da cũng như thân thiện với môi trường. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng những đồ dùng và thiết kế từ vải thô mà không lo bị kích ứng cho dù sở hữu làn da nhạy cảm nhất.
- Độ thấm hút nổi bật
Được dệt từ sợi gai, sợi bông nên vải thô có khả năng thấm hút vô cùng nổi bật. Vải thô cũng là một loại vải nhanh khô, có độ bay hơi mạnh mẽ nên rất thích hợp để dùng trong những ngày hè dễ đổ mồ hôi và thường xuyên phải giặt, vệ sinh.
Ưu điểm của vải thô
Nhược điểm
- Tương đối thô sơ, mộc mạc
Cái tên của loại vải này đã nói lên được đặc điểm thô sơ, mộc mạc của nó. Đây không hẳn là một nhược điểm nhưng cũng là một lý do khiến cho nhiều người tiêu dùng không chọn sản phẩm làm từ chất liệu này.
Những sản phẩm làm từ vải thô sẽ thường không đáp ứng được yêu cầu sang trọng, quý phái mà sẽ hướng đến vẻ đơn giản, mộc mạc, tự nhiên nên tương đối kén người sử dụng.
- Chất liệu tương đối cứng
Vải thô là một chất liệu vải tương đối cứng so với nhiều loại vải khác. Tuy nhiên nếu bạn là người yêu thích chất vải này thì đừng để đặc điểm này làm bạn e ngại. Có rất nhiều cách làm mềm vải thô cũng như giúp người dùng có trải nghiệm thoải mái và tuyệt vời hơn khi sử dụng các sản phẩm làm từ chất liệu này
- Chất vải dày
Đây có thể nói là một đặc điểm vừa là ưu vừa là nhược điểm của vải thô. Vải thô tương đối dày nên tuy có khả năng thấm hút tốt nhưng lại không được ưu tiên trong thời trang may mặc. Tuy nhiên chính đặc điểm dày đã khiến cho cho loại vải này được ưa chuộng nhiều trong sản xuất đồ dùng nội thất như bọc ghế sofa, nệm ghế, gối tựa, rèm cửa…
Nhược điểm của vải thô
Những ứng dụng phổ biến nhất của vải thô hiện nay
Sử dụng trong lĩnh vực thời trang, may mặc
Một vài loại vải thô rất được ưa chuộng và sử dụng nhiều trong lĩnh vực thời trang, may mặc, đem đến những thiết kế có vẻ đẹp mộc mạc, cổ điển mang hơi hướng vintage, nhẹ nhàng.
Bạn sẽ rất dễ bắt gặp chất vải này ở những chiếc váy sơ mi dài oversize hoặc những chiếc quần dài, đem đến những sản phẩm vừa cá tính, ấn tượng vừa dung dị, nhẹ nhàng.
Sử dụng trong lĩnh vực thời trang, may mặc
Dùng trong lĩnh vực đồ nội thất
Ứng dụng phổ biến nhất của vải thô chính là sử dụng trong sản xuất đồ nội thất. Bạn sẽ dễ dàng tìm được các món đồ trong nhà mình được làm từ vải thô như rèm cửa, bọc ghế, nệm ghế, gối tựa, thảm trải sàn… đem đến một không gian ấm cúng, gần gũi.
Dùng trong lĩnh vực đồ nội thất
Sản xuất các phụ kiện thời trang
Một ứng dụng nữa của vải thô đó chính là sản xuất các phụ kiện thời trang yêu cầu tính bền bỉ, chắc chắn như giày, thắt lưng vải, túi xách… đảm bảo vừa thoáng mát, bền bỉ vừa đem lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng.
Sản xuất các phụ kiện thời trang
Tổng kết
Bài viết trên đã giải đáp cho bạn được những thắc mắc về vải thô, giúp bạn hiểu được vải thô là gì cũng như những ứng dụng phổ biến nhất của vải thô hiện nay. Chất liệu này thường được sử dụng nhiều trong sản xuất đồ nội thất và may mặc, đem đến nét đẹp giản dị, mộc mạc và tự nhiên nhất.
Đừng quên theo dõi chuyên mục Tin Tức của 5S Fashion để cập nhật thêm nhiều thông tin về thời trang nhé
5S Fashion - Thời trang cho nam giới
>>> Xem thêm: