Vải thun mè là gì? Ứng dụng phổ biến của vải thun mè
Vải thun mè được sử dụng rộng rãi trên thị trường nhờ đặc điểm nổi bật và khả năng ứng dụng cao. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người còn xa lạ với loại vải này. Bài viết dưới đây của 5S Fashion giúp bạn hiểu rõ hơn về vải thun mè là gì, đặc tính ra sao và được ứng dụng như thế nào?
Vải thun mè là gì?
Vải thun mè hay còn gọi cách khác là vải mè là loại vải được làm từ sợi thun mè - một loại thun đặc biệt với đặc tính đàn hồi và có giãn tốt. Thun mè được làm từ các sợi tổng hợp như spandex hoặc elastane, cùng với các sợi tự nhiên như bamboo hoặc cotton. Sự kết hợp giữa sợi tổng hợp và sợi tự nhiên giúp vải đồng thời có tính đàn hồi và tính thoáng khí.
Vải thun mè có bề mặt lỗ như hạt mè
Đặc điểm nổi bật của vải thun mè dễ nhận thấy là bề mặt lỗ li ti như hạt mè. Loại vải này có cấu trúc co giãn theo cả chiều ngang và chiều dọc, giúp ôm sát cơ thể và tạo cảm giác thoải mái cho người mặc. Do đó, vải mè được sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang.
Đặc tính của vải thun mè
Xét về tính chất hóa học, chất thun mè có phản ứng cháy chậm khi tiếp xúc với lửa. Khi đốt, tro vải có độ vón cục, không bóp tan được và có mùi khét. Mặc dù loại vải này có khả năng bén lửa kém nhưng cần bảo quản tránh xa ngọn lửa vì nó có khả năng bị co lại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Ngoài ra, vải chất thun mè cũng không tan trong nước.
Xét về tính vật lý, vải thun mè có một số đặc tính nổi bật sau:
- Độ đàn hồi: Vải thun mè có độ đàn hồi cao, nghĩa là nó có khả năng trở lại hình dạng ban đầu sau khi bị kéo giãn hoặc co rút lại. Điều đó giúp các sản phẩm làm từ loại vải này, đặc biệt là quần áo giữ được form dáng ban đầu, không bị biến dạng sau khi mặc và giặt.
- Co giãn tốt: Vải thun mè có khả năng có giãn linh hoạt. Điều này giúp cho phép quần áo làm từ loại vải này ôm sát cơ thể nhưng vẫn tạo cảm giác thoải mái khi hoạt động, di chuyển.
- Mềm mại: Chất liệu thun mè có cảm giác mềm mại và mịn màng khi tiếp xúc với da. Đặc tính này tạo cho người mặc sự thoải mái, giảm nguy cơ bị kích ứng da và bị chàm.
- Thoáng khí: Phần đa các loại vải mè có khả năng thấm hút mồ hôi tốt và thoáng khí, giúp cơ thể tránh khỏi độ ẩm thừa do mồ hôi tạo nên. Do đó, tạo cảm giác thơm tho, sạch sẽ khi mặc.
- Dễ dàng bảo quản: Thun mè thường dễ bảo quản và hạn chế độ nhăn. Nó có khả năng chống nhăn và không cần là ủi sau khi giặt.
Chất thun mè có độ mềm mại và co giãn tốt
Vải thun mè có mấy loại?
Khi nói đến phân loại vải, thường dựa vào theo kiểu dệt, đặc tính và mục tính mà có các kiểu phân loại chất thun mè sau:
Phân loại theo kiểu dệt
Dựa theo kiểu dệt của vải thun mè, nó được chia đa dạng thành các loại như:
Vải mè caro: Ngoài đầy đủ các đặc điểm của chất thun mè, thun mè caro có kiểu dệt các rãnh nhỏ hình caro trên bề mặt vải. Loại vải này được sử dụng nhiều trong máy quần áo đá bóng, áo chống nắng.
Loại vải mè caro
Vải mè nhí: Loại vải nhí có các rãnh hình hạt nhỏ li ti, có đặc điểm mềm mại, nhẹ nhàng và thoáng khí. Nó có độ thông thoáng cao, độ bền tốt nên được chuyên dùng để may trang phục thể dục, thể thao.
Loại vải mè nhí
Vải mè kim: Trên bề mặt của loại vải này có từng lỗ nhỏ hình mũi kim, chất liệu này có phần thông thoáng hơn, dễ dàng ứng dụng làm áo đồng phục, áo nhóm, trang phục thể thao,...
Loại vải mè kim
Vải mè bóng: Chất liệu mè bóng có đặc điểm gần tương tự với lụa, có các lỗ nhỏ có tính thẩm mỹ, bắt mắt. Do bề mặt bóng, nhẵn mịn nên được sử dụng làm áo khoác chống nắng, áo thun và nhiều sản phẩm khác.
Loại thun mè bóng
Phân loại theo độ đàn hồi
Vải mè có đặc điểm đàn hồi và co giãn tốt, mang lại trải nghiệm thoải mái cho người mặc. Tuy nhiên, cần phân biệt được 2 loại vải sau theo độ đàn hồi để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu:
Loại vải |
Đặc tính |
Vải thun mè đơn |
|
Vải thun mè kép |
|
Vải thun mè 4 chiều |
|
Ưu điểm và nhược điểm của vải thun mè
Tương tự như những loại vải khác, chất thun mè có nhiều ưu điểm nổi bật và cũng không tránh khỏi một số nhược điểm:
Ưu điểm
Một số ưu điểm nổi trội của vải thun mè:
- Đàn hồi: vải mè có độ co giãn tốt và đàn hồi cao. Điều này làm cho người mặc thoải mái khi vận động.
- Mịn màng: Thun mè có bề mặt mịn, tạo cảm giác êm ái khi tiếp xúc với làn da.
- Thoáng khí: Độ thoáng khí cao của thun mè giúp cơ thể thoải mái và không bị nóng trong môi trường nhiệt đới hoặc mùa hè nắng nóng.
- Bền và ít nhăn: Đây là chất liệu có khả năng chống nhăn tốt, nó không bị mất hình dạng ban đầu sau khi giặt hoặc kéo giãn, không dễ bị rách sau thời gian dài sử dụng.
- Dễ bảo quản, chăm sóc: Loại vải này thường không đòi hỏi quá nhiều công sức chăm sóc. Nó dễ giặt, nhanh khô và không cần là ủi sau mỗi lần giặt.
Vải mè mịn màng, thoáng khí
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm nổi bật, vải mè cũng có một số điểm trừ như:
- Không có độ bền màu cao: Ngoài vải thun mè Thái, một số loại thun mè không có độ bền màu tốt, đặc biệt khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và nước giặt có thành phần tẩy rửa mạnh. Điều này dẫn đến sản phẩm dễ mất màu và bị rách nếu không chăm sóc cẩn thận.
- Khó khâu lại: Vì có tính co giãn, vải mè khó có thể khâu và điều chỉnh kích cỡ. Điều này tạo sự khó khăn với việc may đồ thời trang hoặc các sản phẩm yêu cầu độ chính xác về đường may.
- Bị co rút: Vải thun có thể bị co rút sau khi giặt và có sự gợn sóng nếu không chăm sóc đúng cách. Điều đó làm mất đi sự phẳng phiu, mất thẩm mỹ khi mặc.
- Hấp thụ nước: Ngoài sự thông thoáng của phần đa loại vải mè, một số loại có độ hấp thụ mồ hôi và chậm khô hơn các loại vải khác khá nhiều. Do đó, nó làm cho người mặc thấy ẩm ướt và khó chịu trong môi trường ẩm hoặc khi toát mồ hôi.
Vải mè có độ bền màu thấp
Cách nhận biết vải thun mè
Để nhận biết được đâu là sản phẩm được làm từ chất liệu thun mè, dưới đây là một số gợi ý của 5S Fashion:
Nhận biết dựa vào cảm giác
Vải mè thường có bề mặt mịn, láng và có độ bóng. Nếu một sản phẩm có đặc điểm này, có thể nó được làm từ chất liệu thun mè. Ngoài ra, khi kéo nhẹ một phần vải, nếu nó co giãn một cách dễ dàng và trở về form ban đầu khi thả ra thì cũng là đặc điểm nổi bật của vải mè. Hơn nữa, kiểm tra nhãn mác cũng là cách để xác định được chất liệu của sản phẩm.
Vải thun mè co giãn tốt
Nhận biết dựa vào nhiệt
Chất thun mè có độ bắt lửa khá kém. Do đó, khi ngọn lửa yếu dần rồi tắt ngay sau khi đưa vải ra khỏi ngọn lửa, tro của phần đã cháy sẽ vón thành cục và không bóp tan được. Ngoài ra, khi chất liệu này chảy sẽ có mùi khét, hắc khi ngửi.
Khả năng thấm nước
Bạn có thể thử bằng cách đổ một chút nước lên bề mặt vải, nếu thấy vải lâu thấm, nước còn bị đọng lại nhiều sau một thời gian, có thể đó là vải mè. Có thể coi đó là chất liệu thun mè chất lượng tốt.
Vải thun mè có khả năng kháng nước tốt
Ứng dụng phổ biến của vải thun mè
Chất thun mè được ứng dụng phổ biến trong đời sống, đặc biệt đối với ngành công nghiệp may mặc thời trang:
- Vải mè có giá thành không quá cao so với các loại vải khác trên thị trường. Do đó, nó được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để may làm đồng phục cho nhân viên như: áo thun, đồ công sở, công nhân,...
- Với điểm nổi bật tạo cảm giác dễ chịu, thoáng mát, một số loại vải mè nhanh khô nên thường được dùng để may quần short thể thao, áo thun thể thao, áo ba lỗ,...
- Do tính chất mềm mịn, an toàn, vải mè thường được dùng để may đồ sơ sinh, đồ bơi cho trẻ em.
- Với đặc tính ít thấm nước, vải mè được sử dụng để may áo khoác form rộng, áo chống nắng.
- Vải mè có độ kháng khuẩn cao và thoáng khí, nó còn được sử dụng trong lĩnh vực y tế như khẩu trang, trang phục ý tá, váy mổ và áo phẫu thuật.
Vải mè được ứng dụng rộng rãi
Áo thun làm từ vải thun mè
Quần short thể thao làm từ vải thun mè
Áo ba lỗ làm từ vải thun mè
Cách bảo quản vải thun mè đúng cách
Để chất liệu thun mè được bền và sử dụng tốt nhất, cần bảo quản theo một số cách sau:
- Chọn chế độ giặt nhẹ: Nên chọn chế độ giặt tay trên máy giặt để giúp giảm ma sát và kéo căng sợi vải, giữ cho nó được mềm mại và hạn chế sự biến dạng.
- Tránh chất tẩy rửa mạnh: Do đặc tính ít bền màu, khi sử dụng nước giặt có chất tẩy rửa mạnh có thể bị phai bạc màu không sợi vải không giữ được độ bền.
- Giặt vải cùng màu với nhau: Khi giặt vải cùng màu với nhau sẽ hạn chế được sự phai màu từ màu này sang màu khác gây mất thẩm mỹ, thậm chí bị hỏng, không sử dụng được.
- Là ủi ở nhiệt độ thấp: Vải mè không yêu cầu cần là ủi, tuy nhiên trong trường hợp bắt buộc là ủi, hãy lựa chọn nhiệt độ thấp để tránh bị co rút vải.
- Lưu trữ nơi khô ráo: Khi không sử dụng, hãy treo hoặc gấp vải mè ở nơi thoáng khí, khô ráo và đặc biệt tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Điều đó giúp ngăn chặn sử ẩm mốc hoặc mất đi độ đàn hồi.
Chọn chế độ giặt tay cho vải mè
Trên đây là những thông tin về vải thun mè, cách nhận biết và những ứng dụng phổ biến của nó. Hy vọng bạn đã có thể “nạp” thêm một số thông tin hữu ích về vải mè và biết cách nhận biết chúng. Đừng quên theo dõi 5S Fashion để cập nhật nhiều điều hay ho, hữu ích hơn nhé!
5S Fashion - Thời trang cho nam giới
>> Xem thêm:
Vải cá sấu là gì? Tất tần tật thông tin về vải cá sấu
Vải vỏ hàu là gì? Những điều thú vị có thể bạn chưa biết về vải vỏ hàu
Vải kháng khuẩn là gì? Đặc điểm, ứng dụng của vải kháng khuẩn