Vải Modal là vải gì? Ưu điểm và ứng dụng của chất liệu Modal
Trong một vài năm trở lại đây, xu hướng thời trang “Xanh” ngày càng được ưa chuộng nhờ sự thân thiện, an toàn của nó với môi trường sống cũng như sức khỏe con người. Trong số đó, không thể không kể đến chất vải Modal còn nguồn gốc từ gỗ cây sồi. Để tìm hiểu rõ hơn về chất vải Modal và tính ứng dụng của nó, cùng 5S Fashion đi khám phá ngay qua bài viết sau đây nhé.
Vải Modal
Vải Modal là vải gì? Nguồn gốc ra đời của chất vải Modal
Modal là chất vải sinh học được tạo nên từ sợi Cellulose của cây sồi, loại cây thường được trồng ở những vùng dất rộng lớn như Bắc Âu và Trung. Sồi thuộc nhóm cây cổ thụ có tính kháng sâu bọ tốt, trong quá trình trồng và chăm sóc cũng không cần phải bổ sung phân bón hay thuốc trừ sâu. Vì thế, khi việc kéo sợi dệt thành vải thì đây được xem là chất liệu an toàn và thân thiện với sức khỏe người dùng.
Chất vải Modal là gì? Nguồn gốc ra đời của chất vải Modal
Xét về nguồn gốc ra đời, vải Modal xuất hiện vào khoảng thập niên 30 thế kỷ XX tại một số quốc gia ở phía Bắc Châu Âu và được xem là một nguyên liệu mới ứng dụng trong sản xuất phải. Sau đó, theo thời gian, loại vải làm từ cây sồi này dần được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất. Mặt khác, nhờ điều kiện thuận lợi, là nơi tập trung khá nhiều cánh rừng sồi rộng lớn nên các nước thuộc khu vực Bắc Âu cũng ngày càng đẩy mạnh sản xuất vải từ nguồn nguyên liệu.
Ưu điểm của vải Modal
Một số những ưu điểm vượt trội của chất liệu Modal có thể kể đến như:
Ưu điểm vải modal
- Chống co rút: Chất vải Modal được sản xuất từ nguyên liệu chính là Cellulose với khả năng liên kết cao giúp hạn chế tình trạng bị bai dão khi sử dụng. Nhờ đó, các trang phục từ chất liệu này có khả năng giữ form dáng rất tốt.
- Độ bền cao: Nhờ khả năng liên kết bền chặt nên chất vải Modal có độ bền rất cao, kể cả khi phải tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhiệt độ hay nước.
- Thấm hút tốt: Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tỷ lệ thấm hút của chất vải Modal cao hơn gấp 25% so với chất vải Cotton. Vì thế, các sản phẩm từ chất liệu này thường thoáng mát, dễ chịu cho những ngày nóng bức.
- Thân thiện với môi trường: Với nguồn gốc được tạo nên từ Cellulose của gỗ cây sồi.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm này, chất vải Modal cũng còn một số nhược điểm như: khá dày nên có thể gây cảm giác khó chịu khi mặc, khả năng giữ nhiệt không cao, sau thời gian dài sử dụng, vải có thể bị xù lông, mất tính thẩm mỹ và giá thành khá cao.
Nhược điểm của vải Modal
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, vải modal còn có những nhược điểm như:
Nhược điểm của vải modal
- Là loại vải có độ dày cao nên đôi khi chất liệu vải này sẽ mang đến cảm giác khó chịu cho người mặc.
- Nguyên liệu chính để sản xuất ra chất liệu vải này là cây trồng lâu năm. Vậy nên giá thành của nó có phần hơi cao.
- Dễ bị xù lông, mất thẩm mỹ khi sử dụng trong thời gian dài nên người ta thường sẽ kết hợp vải modal cùng với một vài chất liệu khác để tăng thêm độ co giãn.
Phân loại chất liệu Modal
Một số loại vải modal thông dụng trên thị trường hiện nay như:
Phân loại vải modal
- Vải modal co giãn 4 chiều: đây là loại vải được làm từ sợi xenlulo (sợi vải được làm nên từ những cây sồi ngắn ngày). Chất liệu này có độ thủng và độ nén vừa phải, không quá cao nhưng lại có độ đàn hồi và độ bền đầy tuyệt vời. Với ưu điểm về khả năng co giãn 4 chiều nên sử dụng chất liệu này người sử dụng luôn có cảm giác thoải mái.
- Vải cotton model: đây là loại vải được pha trộn giữa vải model với vải cotton theo tỷ lệ 80:20 hoặc 70:30. Với sự kết hợp này đã giúp vải cotton model có khả năng thấm hút tốt, mềm mịn, bền cùng mức giá thành khá hợp lý.
- Vải modal thun kẻ sọc 4 chiều: là loại vải được đánh giá cao về độ co giãn và độ bền. Thêm nữa vải còn có nhiều màu sắc đáp ứng đa dạng trong nhu cầu của quý khách hàng.
- Vải model 100%: đây là loại vải với nguyên liệu chính là những sợi model nguyên sinh (loại vải không pha trộn với bất kỳ nguyên liệu nào khác). Chất liệu này đã giúp vải có được độ mềm mịn cao, khả năng thấm hút tốt và độ bền màu đầy vượt trội.
- Vải modal spandex: là loại vải được kết hợp giữa sợi modal và spandex theo tỷ lệ 93-97 sợi model và 1-7 sợi spandex. Sự pha trộn này giúp cho vải có độ thấm hút, co giãn tốt và được ưu ái sử dụng để may đồ tập thể dục, thể thao,...
Ứng dụng của vải Modal trong đời sống
Một vài ứng dụng phổ biến từ vải modal như:
Những ứng dụng phổ biến của vải modal
- Sản xuất quần áo: với độ mềm mịn tốt, khả năng thấm hút vượt trội nên sợi vải này được sử dụng để sản xuất quần áo trẻ em, đồ lót,... Khi được pha trộn cùng sợi cotton đã tạo nên độ cứng cáp và độ mạnh mẽ cao, vải được ứng dụng trong may mặc trang phục dành cho nam giới.
- Chăn ga gối đệm: loại vải này cũng được sử dụng để may chăn ga gối đệm bởi độ an toàn cao và mang được sự thoải mái cho người dùng.
Cách giặt và bảo quản vải Modal
Các sản phẩm làm từ sợi Modal cần được bảo quản đúng cách, để quần áo luôn tươi mới khi sử dụng lâu dài:
Cách giặt và bảo quản vải Modal
- Giặt: Hạn chế vắt cực khô, không nên ngâm quá lâu, không sử dụng quá nhiều bột giặt hoặc chất tẩy rửa mạnh, không giặt bằng nước nóng quá 40 độ C, nên lộn mặt trái khi giặt. Giá thành của vải Modal tương đối cao, ưu tiên giặt bằng tay hoặc giặt máy chế độ thấp/cho vào túi giặt sẽ giúp tăng tuổi thọ của sản phẩm.
- Phơi: Modal là chất tự nhiên dễ bị bạc màu khi phơi dưới ánh nắng trực tiếp nên phơi ở nơi thoáng mát tránh ánh nắng gắt. Lộn mặt trái và giũ phẳng áo khi phơi để hạn chế sờn vải, bạc màu và nhăn quần áo.
- Sử dụng: Nên giặt luôn ngay sau khi sử dụng để tránh lưu mồ hôi lâu trên quần áo sẽ gây ẩm mốc.
- Bảo quản: Tránh để quần áo ở những nơi ẩm thấp. Có thể treo hoặc gấp vì vải Modal có tính chống nhăn khá tốt.
Trên đây là những giải đáp chi tiết về Chất liệu Modal là gì? Vì sao chất liệu này được ứng dụng ngày càng nhiều trong ngành thời trang, đặc biệt là thời trang nam. Với những thông tin này, các bạn đã có thể tự tin sở hữu cho mình những món đồ từ vải sồi vừa có tính thẩm mỹ cao, vừa đảm sức khỏe.
5S Fashion - Thời trang cho nam giới
>>> Xem thêm