Sashiko: Nghệ thuật thêu dệt truyền thống của người Nhật có gì đặc biệt?

21.04.2024
Mục lục (Hiện)

Chắc chắn mỗi người đều đã từng nhìn thấy bộ trang phục Kimono truyền thống của Nhật Bản ở ngoài đời hay trên tivi, điện thoại,... Nếu là người đam mê thời trang, bạn hẳn sẽ chú ý tới những đường nét hoa văn độc đáo, tinh tế trên bộ trang phục này hay ở ly lót cốc, chăn màn,... Trong bài viết ngày hôm nay, 5S Fashion sẽ cung cấp những thông tin thú vị về Sashiko - nghệ thuật thêu dệt đã tạo các bộ Kimono tuyệt tác với nét thêu mềm mại, sống động.

1. Sashiko là gì?

Sashiko là gì? Trong tiếng Nhật, Sashiko (刺し子) có nghĩa là mũi đâm, đây là một nghệ thuật thêu dệt truyền thống của người dân xứ sở hoa anh đào có từ thời Edo (1615 - 1868). Ban đầu, gia đình nông dân, đánh cá thuộc tầng lớp lao động nghèo là những người chủ yếu sử dụng kỹ thuật này vì họ không có nhiều quần áo để mặc và phải để lại trang phục cho con cháu về sau. 

Sashiko là gì?

Sashiko là gì?

Theo truyền thống, Sashiko được dùng để sửa chữa, gia cố những chỗ bị rách, món trên quần áo bằng những miếng vá, giúp cho miếng vải trở nên bền, chắc, dày hơn. Các đường chỉ trắng trên miếng vải màu chàm truyền thống chính là biểu tượng cho hình ảnh tuyết rơi trên mặt đất trong mùa đông lạnh giá. Việc thêu Sashiko đã trở thành hoạt động thành thạo không thể thiếu của phụ nữ nông thôn phía Bắc nước này. 

2. Lịch sử phát triển của Sashiko 

Có thể bạn chưa biết, vào thời Edo, người nông dân không thể trồng bông tại khu vực phía Bắc nước Nhật do thời tiết lạnh khắc nghiệt. Vào năm 1742, theo hệ thống phân chia tầng lớp, họ đã ban hành sắc lệnh tiết kiệm đối với tầng lớp nông dân, cấm nông dân mặc đồ bông, bao gồm cả mũ đội đầu, quần áo bông, đồ lót và thắt lưng. 

Lịch sử phát triển của Sashiko 

Lịch sử phát triển của Sashiko 

Vì không thể sử dụng tơ, bông do nó rất đắt tiền và dành riêng cho tầng lớp quý tộc còn quần áo làm từ sợi gai dầu dễ bị xước, rách hay sờn vải. Người nông dân Nhật Bản đã quyết định sử dụng vải lanh, tuy nhiên nó chỉ dùng được vào mùa hè chứ không phù hợp để mặc trong mùa đông lạnh giá. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó, người dân xứ sở hoa anh đào đã nghĩ ra cách may chồng các tấm vải lanh lên nhau để tạo độ dày, giúp giữ ấm tốt hơn. 

Đến thời Minh Trị (1868 – 1912) nghệ thuật thêu dệt Sashiko đã chính thức trở thành một hoạt động truyền thống của người dân. Thậm chí, nó còn là công việc chính trong mùa đông của nông dân phía Bắc Nhật Bản do họ không thể ra đồng làm việc. 

Tuy nhiên, khi quần áo phương Tây bắt đầu thâm nhập vào Nhật Bản, có không ít người dân xứ sở hoa anh đào bắt đầu “bài trừ” Sashiko vì họ không muốn nhớ đến hoàn cảnh nghèo khó khi xưa. Nhờ sự phát triển của Internet, nghệ thuật này đã phổ biến trở lại và được coi như một môn thủ công hết sức thú vị, độc đáo. 

Hiện nay, trong xu hướng tối giản hóa lối sống của con người, những vết khâu tuy đơn giản nhưng lại ẩn chứa sức hút khó cưỡng của Sashiko đã trở thành môn nghệ thuật thủ công tiêu biểu của Nhật. Không khó để bạn bắt gặp kỹ thuật khâu này trên quần áo, chăn màn, tấm lót ly,... với đủ thiết kế từ truyền thống cho đến hiện đại. Dù vậy, sự kết hợp giữa Sashiko với các loại vải nhuộm chàm vẫn được yêu thích hơn cả. 

2. Các họa tiết đặc trưng của Sashiko 

Họa tiết của Sashiko khá đa dạng với các loại chính sau đây: 

Hitomezashi (一目刺し)

Hitomezashi là họa tiết gồm các đường ngang, đường dọc hay đường chéo, chúng có thể chạm hoặc không chạm nhau để tạo thành các hình có đường viền. Đối với họa tiết này, đường cong sẽ không được sử dụng. Nếu Moyozashi có các sợi chỉ giao nhau và bắt chéo thì Hitomezashi có thiết kế các đường khâu dày đặc hơn. Người dân Nhật Bản thường sử dụng họa tiết này trong sửa chữa trang phục. 

Hitomezashi (一目刺し)

Hitomezashi (一目刺し)

Asanoha

Có thể bạn chưa biết ở Nhật Bản có một truyền thống khá thú vị là trẻ em sơ sinh sẽ được mặc vải quấn có họa tiết cây gai dầu (Asanoha) với ý nghĩa cầu chúc cho đứa bé sẽ phát triển khỏe mạnh. Đây cũng là một mẫu họa tiết Sashiko được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. 

Asanoha

Asanoha

Nowaki Grasses

Trong ngành thêu dệt, Nowaki Grasses có nghĩa là  "những ngọn cỏ bị gió thổi". Họa tiết này khiến người ta liên tưởng tới những ngọn cỏ mọc ở vùng ven biển, rất vững chắc, mạnh mẽ như sự kiên cường, bản lĩnh của con người trước “sóng to, gió lớn”.

 Nowaki Grasses

 Nowaki Grasses

Kakurezashi

Kakurezashi còn được gọi là họa tiết Sashiko ẩn, là nghệ thuật dùng sợi chỉ chàm thay vì chỉ trắng để thêu. Nhờ vậy, các họa tiết có nhiều màu sắc, họa tiết hơn mà không chỉ đơn giản là đơn - trắng. 

Kakurezashi

Kakurezashi

Moyozashi (模様刺し)

Họa tiết Moyozashi có hình dạng lặp đi lặp lại, được tạo thành từ những đường thẳng, đường cong hay đường rích-rắc. Thông thường nó sẽ có họa tiết hay hình ảnh mang ý nghĩa may mắn theo quan niệm từ thời xa xưa. Điểm đặc biệt của Moyozashi là các mũi thêu sẽ không bao giờ chạm nhau mà luôn có khoảng cách giữa chúng. 

Moyozashi (模様刺し)

Moyozashi (模様刺し)

Shonai Sashiko (庄内刺し子)

Đây là một kỹ thuật thêu truyền thống của vùng Shonai, Yamagata ở phía Tây Bắc nước Nhật. Lúc đầu, Shonai Sashiko được dùng để kết hợp hai hoặc nhiều lớp vải gai dầu, vải bông với họa tiết đặc trưng là những đường thẳng bắt chéo, đan chéo vào nhau. Người dân Nhật Bản thêu họa tiết này bằng kỹ thuật đường khâu chạy. 

Shonai Sashiko (庄内刺し子)

Shonai Sashiko (庄内刺し子)

Kogin (こぎん)

Trong tiếng Nhật, Kogin nghĩa là tấm vải nhỏ, đây là một kỹ thuật thêu có nguồn gốc từ quận Tsugaru, Honshu. Người ta sẽ khâu từ bên này sang bên kia với số lượng sợi không đồng đều, có thể một, ba, năm và thậm chí là bảy. Các đường khâu dài và thường được khâu ở phía mặt sau nên vải sẽ có độ dày gấp khoảng ba lần so với ban đầu, giữ ấm trong mùa đông cực tốt. 

Kogin (こぎん)

Kogin (こぎん)

3. Sashiko trong nền văn hóa hiện đại 

Sashiko ban đầu được ứng dụng để tăng độ ấm cũng như giữ độ bền cho vải. Chắc hẳn có không ít bạn nghĩ rằng dưới sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp thời trang sẽ không có quần áo rách phải may vá như thời xưa nên Sashiko không còn tác dụng nữa.

Sashiko trong nền văn hóa hiện đại 

Sashiko trong nền văn hóa hiện đại 

Tuy nhiên, nghệ thuật này bây giờ không chỉ được sử dụng với mục đích khâu vá đơn thuần mà còn được dùng để trang trí cho nhiều sản phẩm khăn tay, túi, lót ly, quần áo, chăn gối, ga trải giường,... Không còn giới hạn trên vải màu chàm truyền thống, nó đã kết hợp với nhiều màu sắc đa dạng hơn, trở thành phương pháp trang trí vải được nhiều nghệ nhân áp dụng. 

Người dân Nhật Bản từ xưa đến nay đã nổi tiếng rất có ý thức về sự tiết kiệm, tránh lãng phí. Chính vì vậy, nghệ thuật Sashiko vẫn được sử dụng để sửa chữa những vết rách nhỏ trên quần áo.

4. Sashiko có gì khác so với Boro 

Ở đất nước mặt trời mọc, Boro và Sashiko đều là những nghệ thuật may vá truyền thống lâu đời. Đã có không ít người bị nhầm lẫn giữa hai kỹ thuật thêu này. Vậy, Sashiko có gì khác so với Boro? Hãy cùng 5S Fashion giải đáp câu hỏi này nhé! 

Sashiko có gì khác so với Boro 

Sashiko có gì khác so với Boro 

Boro là việc dùng các tấm vải có kích thước khác nhau may đè lên vết rách, sườn lớn của quần áo. Do đó, bạn có thể thấy áo của người nông dân Nhật không chỉ phai màu mà chất liệu còn không đồng đều, chỗ màu này chỗ màu khác. Trong khi đó, Sashiko lại chú trọng hơn vào nghệ thuật dệt, sử dụng mũi chỉ để tạo hình trên tấm vải

Thông thường những tấm vải Boro sẽ được nhuộm chàm tạo nên màu sắc sẫm. Người Nhật còn kết hợp cả Sashiko với Boro để sửa sang những bộ quần áo cũ kỹ. Hiện nay, tuy Boro không còn phổ biến như trước nhưng nó vẫn được ứng dụng trong thời trang để tạo nên những bộ trang phục độc đáo, phá cách, thể hiện cá tính người mặc,... 

5. Sashiko trong chiến dịch chống lại thời trang nhanh 

Hiện nay, thời trang nhanh đang phát triển rất mạnh mẽ, đáp ứng được nhu cầu may mặc của phần đông người tiêu dùng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ngành thời trang này tiềm ẩn nguy cơ tác động xấu rất lớn đến môi trường, con người và trái đất. Do đó, xu hướng thời trang bền vững bắt đầu được người dùng quan tâm nhằm góp phần bảo vệ môi trường. 

Kéo dài tuổi thọ của một sản phẩm thời trang như áo sơ mi nam, quần jeans nam, áo len nam,... là một trong những biện pháp thiết thực, dễ dàng thực hiện. Quần áo sử dụng lâu ngày sẽ không tránh khỏi tình trạng sờn, rách, hư hỏng, phai màu,... Vậy, câu hỏi đặt ra là phải làm như thế nào để tiếp tục mặc chúng mà không phải vứt đi một cách lãng phí? 

Sashiko trong chiến dịch chống lại thời trang nhanh 

Sashiko trong chiến dịch chống lại thời trang nhanh 

Nếu là 40 năm trước, khi con người chưa biết nhiều về sự tồn tại của nghệ thuật Sashiko thì khoảng 15 năm trở lại đây, nó đang dần trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Bởi do xu hướng tiêu dùng của con người đang chuyển hướng sang sự bền vững, “thời trang chậm” (slow fashion) được coi là một công cụ để chống lại “thời trang nhanh” (fast fashion). 

Mặc dù mục đích ban đầu của Sashiko là đáp ứng nhu cầu của người dân lao động nghèo chứ không phải để bảo vệ môi trường. Nhưng trong cuộc chiến chống lại thời trang nhanh bây giờ, sử dụng nghệ thuật thêu vá này chính là một biểu hiện cho lối sống “xanh”. 

6. Trải nghiệm tự thêu Sashiko ngay tại nhà 

Nếu bạn có hứng thú với nghệ thuật Sashiko thì đừng ngần ngại tự tay thêu ngay tại nhà nhé! Hãy chuẩn bị sẵn cho mình bộ dụng cụ thêu mẫu Sashiko gồm đầy đủ kim, chỉ, bấm cắt, khung thêu,... Các khung thêu đã in sẵn mẫu chìm để bạn có thể dễ dàng thực hiện tạo hình, giữ đường chỉ thẳng hàng. 

Trải nghiệm tự thêu Sashiko ngay tại nhà 

Trải nghiệm tự thêu Sashiko ngay tại nhà 

Đối với những bạn mới tiếp xúc với môn nghệ thuật này, bạn nên nêu những đường đơn giản trước như đường ngang, đường thẳng. Trong quá trình thực hiện hãy nhớ đánh dấu và vẽ đường thẳng mờ lên tấm vải để thêu theo đường thẳng nhé! 

Có thể với một số người, mũi thêu đều sẽ rất khó nhằn nên sẽ thêu chưa thẳng, đều theo khung. Tuy nhiên, không cần quá lo lắng, chỉ sau một thời gian luyện tập thôi, bạn chắc chắn sẽ thành tạo và tạo nên các tác phẩm Sashiko đẹp cho riêng mình. 

Như vậy, thông qua bài viết trên đây, 5S Fashion đã cung cấp những thông tin hữu ích về nghệ thuật thêu dệt truyền thống Sashiko của xứ sở hoa anh đào. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hay về ngành thời trang. 

5S Fashion - Thời trang cho nam giới 

>>> Xem thêm: 

Biên tập: Nông Thị Nhung
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng