Vải thun lạnh là gì? Vải thun lạnh có mát không?
Thun lạnh là một trong những loại vải được sử dụng phổ biến nhất trong thời trang may mặc. Theo thống kê, đây là chất liệu có lượng tiêu thụ đứng thứ hai sau Cotton. Vậy vải thun lạnh là gì? Vải thun lạnh có ưu điểm gì mà được ưa chuộng đến thế? Cùng 5S Fashion khám phá về chất liệu này qua bài viết dưới đây.
Vải thun lạnh là gì?
Vải thun lạnh là gì?
Vải thun lạnh là loại vải được dệt bằng phương pháp dệt kim hoặc dệt thoi với thành phần chính là Polyester hoặc Nylon. Đồng thời, vải thun lạnh thường được bổ sung 2 - 5% Spandex để tạo sự co giãn.
Trong đó, hàm lượng Polyester hoặc Nylon sẽ cao hơn rất nhiều so với thành phần Spandex. Thông thường, vải thun lạnh sẽ có tỷ lệ 1:19 với 1 phần Spandex và 19 phần Polyester hoặc Nylon.
Tính chất của vải thun lạnh
Tùy vào thành phần sợi bên trong nó mà mỗi loại vải sẽ có tính chất vật lý và tính chất hóa học khác nhau. Dưới đây là một số tính chất đặc biệt của vải thun lạnh.
Tính chất vật lý
Vải thun lạnh có bề mặt mịn, mát tay
Nhắc đến vải thun chắc hẳn mọi người sẽ nghĩ ngay đến loại vải có khả năng co giãn tốt. Đây chính là đặc điểm đặc trưng của các loại vải thun. Bên cạnh đó, với vải thun lạnh, nó còn để lại ấn tượng với người dùng bởi cảm giác mềm mịn, mát tay khi chạm vào.
Với thành phần từ Polyester (hoặc Nylon) và Spandex, vải thun lạnh mang tính chất của các loại sợi này như bề mặt ít bị nhăn, không thấm nước hoặc thấm nước kém, bề mặt có độ sáng bóng nhẹ, đều màu
Tính chất hóa học
Vải thun lạnh ít thấm nước và bắt lửa kém
Vải thun lạnh có đặc tính hóa học là không tan trong nước và rất nhanh khô, từ đó, giúp tiết kiệm đáng kể thời gian giặt giũ và phơi khô. Ngoài ra, vải thun lạnh bắt lửa khá kém. Khi đốt cháy, bạn sẽ nghe thấy mùi nhựa, đồng thời, tro vải bị vón thành cục và không tan.
Vải thun lạnh có ưu, nhược điểm gì?
Ngoài khái niệm vải thun lạnh là gì, bạn cần nắm được các ưu, nhược điểm của loại vải này để tận dụng nó một cách hiệu quả.
Ưu điểm
Ưu điểm của vải thun lạnh
Như bạn đã biết, thun lạnh là chất liệu vô cùng quen thuộc và phổ biến. Chất vải này chiếm trọn trái tim người dùng bởi các ưu điểm sau:
- Co giãn tốt: Đây là ưu thế và cũng là điểm đặc trưng của loại vải này. Khả năng co giãn xuất sắc giúp vải giữ nguyên kết cấu, không bị co rút hay xù lông sau thời gian dài sử dụng.
- Thoải mái, dễ chịu: Vải thun lạnh sở hữu bề mặt mềm mịn, trơn láng, tạo cảm giác mát mẻ khi tiếp xúc với da. Vì vậy, trang phục làm từ vải thun lạnh đem lại sự thoải mái, dễ chịu cho người mặc.
- Không nhăn: Với tính chất đàn hồi, co giãn tốt, vải thun lạnh sẽ không tạo ra vết nhăn nào ngay cả khi bạn vò bằng tay hoặc giặt với máy. Đồng thời, chất vải này cũng rất dễ vệ sinh khi bị lấm bẩn, bạn không cần phải dùng sức để chà, vò.
- Độ bền cao: Polyester và Nylon là loại sợi tổng hợp với kết cấu sợi bền chắc, từ đó, giúp vải không bị biến đổi trước tác động từ bên ngoài như lực cơ học, vi khuẩn, môi trường ẩm ướt.
- Nhanh khô: Bên cạnh đó, sợi Polyester và Nylon còn có khả năng chống thấm, thấm nước rất ít và chậm. Do đó, chỉ cần phơi với gió nhẹ hoặc phơi trong bóng râm cũng có thể làm khô vải thun lạnh một cách nhanh chóng.
- Giá thành thấp: So với mặt bằng chung, vải thun lạnh là loại vải có giá thành tương đối thấp. Do đó, nó phù hợp với hầu hết nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay.
- Đa dạng mẫu mã: Vải thun lạnh có khả năng in chuyển nhiệt tốt, từ đó, đem đến cho người dùng đa dạng thiết kế, họa tiết khác nhau.
Nhược điểm
Nhược điểm vải thun lạnh
Bên cạnh các ưu điểm trên, vải thun lạnh cũng có một vài nhược điểm nhỏ. Cụ thể, nhược điểm vải thun lạnh bao gồm:
- Thấm hút kém: Do được làm từ thành phần sợi tổng hợp nên vải thun lạnh có độ thấm hút khá kém, có thể gây cảm giác nóng nực khi mặc, đặc biệt là đối với người có cơ địa ra mồ hôi nhiều. Do đó, vải thun lạnh chỉ thích hợp với những trang phục có form dáng rộng rãi như áo thun form rộng, áo ba lỗ,...
- Chịu nhiệt kém: Vải thun lạnh khá nhạy cảm với nhiệt độ cao. Khi tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao như phơi dưới nắng gắt, sấy trong máy sấy quần áo hoặc là ủi với nhiệt độ cao,... có thể khiến kết cấu vải bị biến dạng và mất tính co giãn.
- Dễ ra màu: Chất thun lạnh thường không bền màu, dễ bị ra màu khi giặt và bị phai màu nếu phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Các loại vải thun lạnh
Thun lạnh đặc trưng bởi sự co giãn, do đó, nó cũng được phân loại dựa theo tiêu chí này. Cụ thể, các loại vải thun lạnh phổ biến trên thị trường hiện nay bao gồm thun lạnh 2 chiều và thun lạnh 4 chiều.
Vải thun lạnh 2 chiều
Vải thun lạnh 2 chiều
Vải thun lạnh 2 chiều hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như interlock, vải siu, sẹc xây. Vải thun lạnh 2 chiều có thành phần 100% Polyester hoặc Nylon, không pha Spandex. Đặc điểm của loại vải này là chỉ có thể được kéo giãn theo một chiều nhất định (ngang hoặc dọc).
Do là chất vải dễ gia công nên thun lạnh 2 chiều thường có giá thành khá rẻ. Đồng thời, vải thun lạnh 2 chiều có độ bền cao, lên form đẹp, ít bị nhão hay chảy xệ. Tuy nhiên, do thiếu đi thành phần Spandex nên bề mặt vải sẽ hơi thô, cứng và nóng.
Vải thun lạnh 4 chiều
Vải thun lạnh 4 chiều
Vải thun lạnh 2 chiều là loại vải chỉ có thể co giãn theo chiều ngang hoặc chiều dọc. Vậy vải thun lạnh 4 chiều là gì? Đây là loại vải co giãn linh hoạt hơn so với thun lạnh 2 chiều khi nó có thể được kéo giãn theo cả chiều ngang và chiều dọc.
Thun lạnh 4 chiều có thành phần gồm 95% Polyester và 5% Spandex, được dệt bằng phương phức dệt kim. Với chất vải mềm mại, thoáng mát, co giãn tốt, vải thun lạnh 4 chiều thường được ứng dụng trong trang phục thể thao.
Tuy nhiên, thun lạnh 4 chiều có giá thành tương đối cao so với thun lạnh 2 chiều. Đồng thời, chất vải có thể bị chảy xệ và mất form dáng sau một thời gian sử dụng.
Ứng dụng của vải thun lạnh
Thun lạnh là chất vải vô cùng thông dụng trong ngành may mặc hiện nay. Bạn có thể bắt gặp chất liệu thun lạnh trong nhiều loại trang phục khác nhau từ thời trang nam, nữ đến quần áo trẻ em. Một số ứng dụng cụ thể như:
Đồ ngủ
Đồ ngủ, bộ mặc nhà vải thun lạnh
Với ưu điểm mang lại cảm giác thoải mái, dễ chịu, vải thun lạnh là chất liệu được ưu tiên hàng đầu trong sản xuất đồ ngủ, đồ bộ mặc ở nhà. Trong đó, phổ biến nhất là loại thun lạnh 2 chiều.
Mặc dù khả năng co giãn khá hạn chế so với vải thun lạnh 4 chiều nhưng thun lạnh 2 chiều vẫn đảm bảo về độ mỏng, nhẹ, mát, đem lại sự thoải mái cho bạn khi mặc ngủ. Ngoài ra, đồ ngủ làm từ vải thun lạnh cũng rất đa dạng về màu sắc, kiểu dáng, mang đến cho người mặc vô vàn sự lựa chọn.
Trang phục thể thao
Đồ thể thao vải thun lạnh
Chất vải thun lạnh đặc trưng với khả năng co giãn tốt. Vì vậy, đây là chất liệu lý tưởng để may trang phục thể thao như quần áo đá banh, set đồ tập gym hay outfit đi dã ngoại, outfit đi phượt,...
Trong đó, được sử dụng nhiều nhất là loại vải thun lạnh 4 chiều. Nó giúp người mặc thoải mái vận động mà không bị gò bó hay lo lắng về việc chất vải bị rạn, rách, bung chỉ do cử động mạnh.
Đồ mặc hằng ngày
Áo thun, áo ba lỗ thun lạnh
Những chiếc áo thun, áo ba lỗ mùa hè cũng là ứng dụng phổ biến của vải thun lạnh. Không chỉ mang lại sự thoải mái khi mặc, đây còn là những item “hạ nhiệt”, giúp người mặc cảm thấy mát mẻ hơn trong thời tiết mùa hè.
Quần áo trẻ em
Quần áo trẻ em vải thun lạnh
Bên cạnh đó, vải thun lạnh còn được sử dụng trong thời trang trẻ em. Trong đó, không thể không kể đến những bộ đồ ngủ và đồ bộ mặc ở nhà đầy màu sắc dành cho bé trai và bé gái. Chất vải mềm mịn an toàn với làn da của trẻ nhỏ. Đồng thời, khả năng co giãn tốt giúp bạn nhỏ thoải mái vui chơi, chạy nhảy.
Trang phục chống nắng
Áo chống nắng vải thun lạnh
Với kết cấu bền chặt và mang lại cảm giác mát mẻ cho da, vải thun lạnh còn được ứng dụng trong trang phục chống nắng như áo chống nắng nam, váy chống nắng, khăn tay, khẩu trang,...
Giải đáp một số thắc mắc về vải thun lạnh
Ngoài một số thông tin cơ bản về vải thun lạnh như khái niệm vải thun lạnh là gì, phân loại vải thun lạnh, ưu, nhược điểm, ứng dụng của vải thun lạnh, trong quá trình sử dụng, người dùng cũng có một vài thắc mắc về loại vải này. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp:
Vải thun lạnh tiếng Anh là gì?
Thành phần chất liệu trên quần áo đôi khi còn hiển thị dưới dạng tiếng Anh. Do đó, ngoài tên gọi thun lạnh quen thuộc, nhiều người còn thắc mắc vải thun lạnh tiếng Anh là gì để có thể tiện lợi hơn khi chọn mua trang phục có nguồn gốc nhập khẩu từ nước ngoài. Cụ thể, vải thun lạnh tiếng Anh là cold spandex.
Cách nhận biết vải thun lạnh
Cách nhận biết vải thun lạnh
Làm thế nào để nhận biết trang phục làm từ chất liệu vải thun lạnh cũng là câu hỏi nhiều người tiêu dùng đặt ra. Bạn có thể nhận biết vải thun lạnh bằng các cách sau:
- Bạn chạm tay vào vải để cảm nhận bề mặt vải. Bề mặt vải thun lạnh sẽ có sự mềm mại, mướt tay.
- Bạn hãy thử vò và kéo giãn vải, nếu thực sự là vải thun lạnh thì bề mặt vải sẽ không bị nhăn hay biến dạng mà sẽ nhanh chóng trở về trạng thái ban đầu.
- Bạn dùng một ít nước để thấm lên bề mặt vải. Nếu là vải thun lạnh, nó sẽ thấm hút rất chậm hoặc không thấm nước.
Vải thun lạnh có mát không?
Vải thun lạnh có mát không?
“Vải thun lạnh có mát không?” là một trong những thắc mắc phổ biến của người dùng khi diện trang phục làm từ vải thun lạnh. Tất nhiên, không phải ngẫu nhiên mà chất vải này lại có tên gọi là vải thun lạnh. Vì vậy, có thể khẳng định vải thun lạnh đem lại cảm giác mát mẻ khi mặc.
Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi bạn mới mặc nó vào người hoặc bạn mặc vải thun lạnh trong thời tiết không quá nóng. Bởi lẽ, khi có một lượng mồ hôi nhỏ bám và tích tụ trên da, nó có thể làm dịu nhiệt và làm mát da. Tuy nhiên, nếu trong thời tiết quá nóng bức, cộng với khả năng thấm hút kém của vải thun lạnh, nó sẽ khiến mồ hôi bị giữ lại trên cơ thể và gây nóng bức, hầm bí cho người mặc.
Cách bảo quản vải thun lạnh
Đối với bất kỳ chất vải nào cũng vậy, để đảm bảo sự bền đẹp theo thời gian, người dùng cần biết cách sử dụng và bảo quản đúng cách. Thông thường, quá trình giặt giũ là tác nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng của vải. Dưới đây là một số lưu ý bạn cần quan tâm khi giặt, phơi vải thun lạnh:
- Phơi vải thun lạnh ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, đồng thời, lật mặt trái ra bên ngoài khi phơi để tránh bị bạc màu.
- Ủi đồ với nhiệt độ thấp. Tuy nhiên, đây là loại vải ít nhăn nên hầu như bạn không cần là ủi trước khi mặc.
- Tránh vắt, xoắn quần áo quá mạnh khi giặt. Thay vào đó, bạn có thể bóp nhẹ hoặc gấp lại và ấn cho để vải không bị nhão, chảy xệ.
- Vải thun lạnh có thể bị ra màu trong những lần giặt đầu tiên, do đó, bạn cần phân loại đồ trắng và đồ màu trước khi giặt.
- Nên giặt với nước giặt. Trong trường hợp sử dụng bột giặt, bạn cần hòa tan bột giặt trước khi cho vải thun lạnh vào.
- Hạn chế thấp nhất việc sấy khô vải thun lạnh bằng máy sấy quần áo.
Tổng kết
Với những chia sẻ của 5S Fashion trên đây, có lẽ bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “Vải thun lạnh là gì? Vải thun lạnh có mát không?”. Theo dõi trang Tin tức của 5S Fashion để thu thập thêm nhiều kiến thức hay ho về các chất liệu may mặc mà mình sử dụng trong cuộc sống hằng ngày nhé!
5S Fashion - Thời trang cho nam giới!
>> Xem thêm: