Vải Tartan là gì? Vì sao gọi vải Tartan là biểu tượng của phong cách Punk?

07.04.2024
Mục lục (Hiện)

Vải Tartan là một loại vải có lịch sử lâu đời, thường được đánh giá cao trong lĩnh vực dệt may. Loại vải này chiếm được cảm tình của người dùng nhờ cách dệt đan chéo khéo léo của người thợ, cùng với đó là độ bền, tính đàn hồi cao. Bên cạnh đó, Tartan còn được coi là biểu tượng của phong cách thời trang Punk, giúp thể hiện nét cá tính riêng cho người mặc. Vậy vải Tartan là gì? Vải có ứng dụng gì trong đời sống hiện nay? Hãy cùng 5S Fashion tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Vải Tartan là gì?

Vải Tartan là một loại vải dệt truyền thống bắt nguồn từ đất nước Scotland. Tartan đặc trưng với những đường kẻ sọc và ô vuông đan xen với nhau, tạo nên các mẫu kẻ caro có kích thước đa dạng (những ô màu này thường được gọi là sett). Mỗi Tartan sẽ có những màu sắc, sọc kẻ được thiết kế khác nhau, đem lại đặc trưng riêng cho từng loại sản phẩm. Điều này chính là điểm thu hút lớn nhất của loại vải này.

Vải Tartan là một loại vải dệt truyền thống bắt nguồn từ đất nước Scotland

Vải Tartan là một loại vải dệt truyền thống bắt nguồn từ đất nước Scotland

Thông thường, vải sẽ được làm từ len hoặc sợi vải dệt tay. Nhưng không phải loại vải Tartan nào cũng giống nhau, bởi mỗi gia đình tại vùng đất Scotland sẽ có những cách dệt vải riêng biệt. Đây cũng là cách để họ tôn vinh truyền thống và văn hoá của dân tộc mình. 

Ngày nay, bên cạnh việc sử dụng Tartan để sản xuất các trang phục truyền thống cho người Scotland như kilt, phụ kiện,... thì người ta còn dùng nó trong nhiều lĩnh vực khác, từ trang trí nội thất, đồ dùng gia đình, cho đến ngành thời trang và làm đẹp. Điều này đã góp phần giúp vải Tartan trở thành biểu tượng văn hoá đặc trưng không chỉ riêng tại Scotland mà còn ở nhiều nền văn khác trên toàn thế giới.

2. Nguồn gốc ra đời của vải Tartan

Có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng vải Tartan đã xuất hiện từ nền văn hoá cổ đại nhưng trên thực tế thì loại vải này có nguồn gốc từ Scotland và dường như có một lịch sự lâu dài và phức tạp. Giai đoạn hình thành của loại vải này diễn ra như sau:

2.1. Giai đoạn thời Trung Cổ (500-1000 năm sau Công Nguyên)

Mở đầu cho sự ra đời của vải Tartan phải nói về thời Trung Cổ, tức giai đoạn 500-1000 năm sau Công Nguyên. Trong giai đoạn này, không có quá nhiều ghi chép bằng văn bản về vải Tartan nhưng người ta đã tìm thấy những bằng chứng về sự tồn tại của loại vải này trong văn hoá của các bộ lạc Celtic tại Scotland và Ireland. 

Sự ra đời của vải Tartan bắt đầu được biết đến từ 500-1000 năm sau Công Nguyên

Sự ra đời của vải Tartan bắt đầu được biết đến từ 500-1000 năm sau Công Nguyên

Các di chỉ khảo cổ đã phát hiện mảnh vải Tartan, cho thấy rằng trong thời kỳ này, người dân đã sử dụng tartan để tạo ra những bộ trang phục cổ điển. Mặc dù thông tin cụ thể về cách sử dụng và sản xuất tartan trong thời kỳ này vẫn còn hạn chế, nhưng điều này chứng tỏ rằng Tartan đã tồn tại từ rất sớm và đã trở thành một phần của văn hóa và truyền thống của người Celtic.

2.2. Giai đoạn từ 1000-1500 năm sau Công Nguyên

Tiếp sau thời kỳ Trung Cổ là giai đoạn từ 1000-1500 năm sau Công Nguyên, khi đó sự thật về nguồn gốc của vải Tartan đã bắt đầu có những bằng chứng rõ ràng hơn cho thấy loại vải này thực sự tồn tại trong văn hoá của người Scotland. Mặc dù vẫn không có quá nhiều tài liệu chính thức nhưng các nhà sử dụng vẫn tin rằng người Scotland đã sản xuất trang phục từ loại vải này. Tartan cũng được sử dụng như một cách để phân biệt giữa các bộ lạc hay các gia đình.

Bằng chứng về nguồn gốc của vải Tartan đã bắt đầu rõ ràng hơn trong thời kỳ hậu Trung Cổ

Bằng chứng về nguồn gốc của vải Tartan đã bắt đầu rõ ràng hơn trong thời kỳ hậu Trung Cổ

Ngoài ra, trong giai đoạn này, Tartan cũng đã bắt đầu trở nên phổ biến hơn trong các trang phục hàng ngày của người dân Scotland. Loại vải này không chỉ được sử dụng cho các bộ trang phục truyền thống mà còn được tích hợp vào các loại trang phục hàng ngày, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong cách sử dụng và thiết kế Tartan.

2.3. Giai đoạn từ 1746 - 1782 (Cấm vải Tartan)

Trong giai đoạn từ 1746 đến 1782, còn được biết đến là thời kỳ cấm vải Tartan, sự kiện quan trọng nhất là cuộc nổi dậy Jacobite đã gây ra một sự thay đổi lớn đối với việc sử dụng Tartan trong văn hóa Scotland. Cuộc nổi dậy Jacobite là một cuộc nổi dậy quan trọng của người Scotland chống lại chính quyền Anh.

Cuộc nổi dậy Jacobite là điểm mấu chốt khiến chính quyền Anh ban lệnh cấm vải Tartan

Cuộc nổi dậy Jacobite là điểm mấu chốt khiến chính quyền Anh ban lệnh cấm vải Tartan

Trong nỗ lực kiểm soát và trừng phạt người dân Scotland, chính quyền Anh đã ban hành đạo luật cấm vải Tartan vào năm 1746. Đạo luật này đặt ra một hạn chế nghiêm ngặt, buộc người Scotland không được mặc quần áo làm từ vải Tartan. Điều này được coi là một biện pháp kiểm soát quân sự và cũng là một hình thức trừng phạt đối với người dân Scotland sau cuộc nổi dậy Jacobite.

Hậu quả của đạo luật cấm này là Tartan đã không còn được sử dụng rộng rãi như trước trong một thời gian dài. Việc cấm vải Tartan đã gây ra một sự giảm sút đáng kể trong lĩnh vực sản xuất quần áo, may mặc. Tartan không còn xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày như trước và trở nên hiếm hoi hơn trong các bộ trang phục truyền thống.

2.4. Giai đoạn từ 1800 đến nay (Tái xuất hiện)

Trong giai đoạn từ 1800 đến nay, việc huỷ bỏ đạo luật cấm vải Tartan đã đánh dấu một bước quan trọng trong lịch sử của loại vải này, mở ra một thời kỳ mới của sự tái xuất hiện và phát triển. Từ giai đoạn này, Tartan đã dần chiếm lĩnh thị trường và trở thành một biểu tượng quan trọng trong văn hoá của người Scotland. Đây chính là biểu tượng của sự liên kết văn hoá và tinh thần đoàn kết của người dân Scotland, trở thành một phần không thể thiếu trong các sự kiện quan trọng, từ lễ hội truyền thống đến các sự kiện văn hóa và thể thao.

Cho đến nay, vải Tartan đã dần trở lại, là nét văn hoá truyền thống của người Scotland

Cho đến nay, vải Tartan đã dần trở lại, là nét văn hoá truyền thống của người Scotland

Cho đến ngày nay, loại vải này được rất nhiều người trên toàn thế giới quan tâm, vừa thể hiện được nét văn hoá truyền thống mà còn là sợi dây kết nối, tạo nên nhiều sản phẩm đặc sắc trong nhiều lĩnh vực khác nhau như trang trí, thời trang và nghệ thuật.

3. Đặc điểm cơ bản của vải Tartan 

Vải Tartan có những đặc điểm cơ bản như sau:

  • Các đường kẻ caro đặc trưng: Vải Tartan có điểm nhận dạng rõ nhất đó là các đường kẻ caro thiết kế đan xen nhau. Mỗi mẫu Tartan sẽ có một kẻ sọc đặc trưng, tạo nên những hoạ tiết độc đáo, biểu tượng cho lịch sử của mỗi gia đình người Scotland.
  • Màu sắc đa dạng: Vải Tartan có rất nhiều màu sắc khác nhau, mỗi mẫu vải sẽ được thiết kế tuỳ theo truyền thống của mỗi gia đình.

Một số đặc điểm cơ bản của vải Tartan

Một số đặc điểm cơ bản của vải Tartan

  • Vải dệt truyền thống: Tartan thường được làm từ len hoặc sợi vải dệt tay, vậy nên các hoạ tiết trên vải không có sự trùng lặp, yêu cầu người thợ phải có kỹ thuật cao. 
  • Sọc kẻ đan xen đối xứng: Tartan có các sọc kẻ đan xen đối xứng với nhau, tạo ra một cấu trúc đồng nhất và đẹp mắt. Điều này đòi hỏi sự chính xác và kỹ thuật trong quá trình dệt.
  • Ứng dụng trong nhiều lĩnh vực: Tartan không chỉ được sử dụng để sản xuất trang phục truyền thống của Scotland mà còn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác như trang trí nội thất, đồ dùng gia đình, hay thậm chí trong thời trang hiện đại và làm đẹp.

4. Tại sao lại nói vải Tartan là biểu tượng của phong cách Punk?

Nhắc đến vải Tartan, ngoài nói về biểu tượng của văn hóa Scotland thì đây cũng được coi là một phần không thể thiếu của phong cách Punk Rock đầy cá tính và phóng khoáng. Trào lưu Punk đã xuất hiện lần đầu tiên vào thập niên 1970 và được giới trẻ theo đuổi, đặc biệt là những người cảm thấy bất mãn với giai cấp cầm quyền. Punk hiện thực hóa cái tôi cá nhân của các bạn trẻ bằng những mẫu item mang hơi hướng gai góc, huyền bí như màu đen, màu đỏ, đinh tán cũng như các phụ kiện, hoạ tiết Tartan. Cũng chính từ đây, vải Tartan trở thành biểu tượng của giới thượng lưu, quý tộc. 

Không phải tự nhiên vải Tartan lại được coi là biểu tượng của phong cách Punk

Không phải tự nhiên vải Tartan lại được coi là biểu tượng của phong cách Punk

Phong cách Punk nổi tiếng với sự phản kháng và tự do biểu đạt, những người theo trào lưu này đã mặc những bộ trang phục làm từ vải Tartan xé rách để thể hiện tính cá nhân cũng như phản đối các quy tắc xã hội. Sau này, Punk dần bình thường hóa trong cuộc sống hàng ngày và Tartan trở thành một biểu tượng không thể thiếu khi nhắc đến phong cách nổi loạn. 

Ngày nay, những nhà thiết kế sử dụng Tartan trong các sản phẩm của mình để thể hiện nét cá tính riêng, như Vivienne Westwood, Lee Alexander McQueen,... Các mẫu item như áo khoác nam, áo sơ mi nam hay phụ kiện cài áo,... được các chàng trai sử dụng rất nhiều như một cách tạo đặc trưng riêng.

5. Ứng dụng của vải Tartan trong đời sống hiện nay

  • Thiết kế trang phục truyền thống: Vải Tartan được sử dụng để sản xuất những bộ trang phục truyền Scotland như kilt, phụ kiện như cà vạt, áo vest,... Những item này thường xuất hiện trong các bữa tiệc quan trọng như lễ cưới, lễ hội hay sự kiện văn hoá,...
  • Trong lĩnh vực trang trí nội thất: Tartan cũng được sử dụng trong trang trí nội thất như rèm cửa, gối tựa, chăn, ga giường, và thảm trải sàn. Loại vải này sẽ giúp tạo ra một không gian ấm áp và độc đáo, đặc biệt là trong các không gian có phong cách quốc gia hoặc truyền thống.
  • Trong lĩnh vực thời trang: Lĩnh vực sử dụng vải Tartan nhiều nhất chắc chắn không thể thiếu thời trang hiện đại với những mẫu áo khoác, áo sơ mi hay quần dài nam mang nét cá tính riêng biệt. Loại vải này giúp tạo nên một tổng thể cực chất mà cũng vô cùng phong cách, ngoài ra còn được sử dụng để sản xuất các phụ kiện thời trang như túi xách, cà vạt, nơ,...

Một số ứng dụng của vải Tartan trong đời sống hiện nay

Một số ứng dụng của vải Tartan trong đời sống hiện nay

  • Đồ dùng gia dụng trong gia đình: Một số nhà sản xuất sử dụng vải Tartan để tạo nên những sản phẩm dùng trong gia đình như khăn trải bàn, găng tay lò nướng, tấm lót bàn,... Điều này giúp tạo nên một không gian sống có sự độc đáo, tươi mới nhưng cũng mang nét ấm cúng, tình cảm.
  • Các sản phẩm lưu niệm, quà tặng: Những mẫu Tartan thường có thiết kế độc đáo nên thường được sử dụng để làm các sản phẩm quà tặng hay đồ lưu niệm như búp bê, đồ trang trí nhỏ hoặc thậm chí là những con gấu bông, trở thành những món quà ý nghĩa, thể hiện văn hoá và di sản Scotland.

6. Mẹo chăm sóc và bảo quản vải Tartan luôn đẹp

  • Luôn giữ quần áo thật sạch sẽ, nên rửa tay thật sạch trước khi tiếp xúc với sản phẩm làm từ vải Tartan.
  • Không sử dụng các chất tẩy rửa hoặc xà phòng có chất hoạt động mạnh để giặt vải, điều này sẽ làm giảm tuổi thọ của vải, khiến vải không được bền.
  • Nên giặt các sản phẩm làm từ vải Tartan bằng tay, giúp đảm bảo vải không bị sờn rách. Hoặc nếu giặt máy thì chọn chế độ giặt nhẹ nhàng, không quá mạnh.
  • Trước khi giặt nên tách riêng các sản phẩm làm từ vải Tartan với quần áo khác để hạn chế tình trạng bị mất màu hoặc bị hỏng do ma sát với các loại vải khác.
  • Tránh phơi vải trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và ở những nơi có nhiệt độ cao. Nên treo tại nơi thoáng mát để giữ cho màu vải luôn bền đẹp.

Các mẹo nhỏ giúp bạn chăm sóc và bảo quản vải Tartan luôn bền đẹp

Các mẹo nhỏ giúp bạn chăm sóc và bảo quản vải Tartan luôn bền đẹp

Trên đây là một số thông tin về vải Tartan mà 5S Fashion đã vừa cùng bạn tìm hiểu. Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng mình đã giúp bạn hiểu hơn về loại vải này, có cho mình thêm nhiều kiến thức hữu ích. Hãy cùng đón đọc thêm nhiều bài viết thú vị hơn về thời trang nam tại Trang tin tức 5S Fashion nhé.

5S Fashion - Thời trang cho nam giới

Xem thêm:

Biên tập: Đinh Thuỳ Ngân
Đã thêm vào giỏ hàng!
Xem giỏ hàng